Develop by: TopOnSeek Website: https://www.toponseek.com
logo-header

(Cập nhật mới nhất ngày 11/12/2024)

Lãi suất cuối kỳ: %/năm

Ngân hàngKỳ hạn gửi tiết kiệm (Tháng)
Không
kỳ hạn
1
Tháng
3
Tháng
6
Tháng
9
Tháng
12
Tháng
13
Tháng
18
Tháng
24
Tháng

Cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng đơn giản khi mở sổ tiết kiệm

image-cover
icon-share-facebook
icon-share-twitter
icon-share-reddit
icon-share-linkedin
icon-share-pinterest

Gửi tiết kiệm tại ngân hàng là kênh đầu tư truyền thống được nhiều người ưa chuộng vì mức lãi suất ổn định và tính an toàn cao. Tuy nhiên, bạn nên biết cách tính lãi suất tiết kiệm để đảm bảo quyền lợi về lãi nhận được khi gửi. Xem chi tiết trong bài viết sau đây của Money24h.

Xem thêm những bài viết liên quan:

Lãi suất tiết kiệm là gì?

Khoản tiền được sinh ra khi gửi tiết kiệm ngân hàng được gọi là tiền lãi gửi tiết kiệm. Số tiền lãi sẽ được tính dựa vào lãi suất tiết kiệm theo quy định hiện hành của ngân hàng theo một công thức nhất định. Đương nhiên thì lãi suất càng cao thì số tiền lãi bạn nhận được càng lớn. Ngoài ra, lãi suất tiết kiệm còn phụ thuộc vào loại tiền gửi (có kỳ hạn hay không kỳ hạn), số tiền gửi, kỳ hạn gửi, hình thức gửi tiền (gửi tích lũy hay gửi một lần), sản phẩm gửi tiết kiệm và ngân hàng mà khách hàng lựa chọn.

Cách tính lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn

Đối với hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn mức lãi suất thấp nhất trong các hình thức gửi tiết kiệm. Cách tính lãi suất tiết kiệm của mỗi ngân hãng sẽ có mức khác nhau. Thông thường mức lãi suất sẽ <1%. Khi gửi tiết kiệm không kỳ hạn, bạn có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không bị ràng buộc về thời gian cũng như các quy định khác.

Cách tính lãi suất tiết kiệm cho hình thức gửi tiết kiệm này là:

Số tiền lãi = số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi/360

Ví dụ:

Bạn gửi tiết kiệm không kỳ số tiền 100 triệu đồng cho ngân hàng Vietcombank với lãi suất 1,5%. Sau 06 tháng bạn muốn rút lại số tiền này.

Cách tính lãi trong trường hợp này là:

Số tiền lãi = 100.000.000 đồng x 1,5%/360  x 180 = 700.000 đồng

Như vậy bạn sẽ nhận số tiền lãi là 700.000 đồng cho 100.000.000 đồng gửi tiết kiệm không kỳ hạn trong thời hạn 6 tháng.

gửi tiết kiệm không kỳ hạn mức lãi suất thấp nhất trong các hình thức gửi tiết kiệm
Đối với hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn mức lãi suất thấp nhất trong các hình thức gửi tiết kiệm

Cách tính lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn

Có thời hạn là sau một thời hạn nhất định, bạn mới được rút số tiền đã gửi theo quy định. Hiện thời hạn gửi tiết kiệm của ngân hàng rất linh hoạt cho nhu cầu gửi tiết kiệm của khách hàng. Thời hạn từ 1 tháng cho đến 48 tháng. Mức lãi suất áp dụng của mỗi ngân hàng cũng khác nhau, phụ thuộc vào thời hạn gửi, thời gian gửi, loại tiền gửi.

cho hình thức gửi tiết kiệm này là:

Số tiền lãi = số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi/360

hoặc

Số tiền lãi = số tiền gửi x lãi suất (%/năm)/12 x số tháng thực gửi

Ví dụ:

Bạn gửi tiết kiệm số tiền 100.000.000 đồng với kỳ hạn 1 năm cho ngân hàng BIDV, lãi suất 7,5%/năm lãnh cuối kỳ.

Thì tiền lãi được tính là:

Số tiền lãi = 100.000.000 đồng x 7,5%/360 x 360/360 = 7.500.000 đồng.

hoặc

Số tiền lãi = 100.000.000 đồng x7,5%/12 x 12 = 7.500.000 đồng.

Như vậy, bạn nhận được tiền lãi 7.500.000 đồng khi gửi 100.000.000 đồng với kỳ hạn 1 năm cho ngân hàng, lãi suất 7,5%/năm lãnh cuối kỳ.

Lưu ý cách tính lãi suất tiết kiệm quan trọng khi gửi tiết kiệm ngân hàng có kỳ hạn là nếu bạn rút tiền trước hạn thì mặc định số tiền gửi tiết kiệm sẽ được tính lãi theo hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Vì vậy, hãy ghi nhớ thời gian đáo hạn để có thể linh hoạt rút tiền đúng hạn để tránh mất quyền lợi khi gửi tiền.

Cách tính lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn
Có thời hạn là sau một thời hạn nhất định, bạn mới được rút số tiền đã gửi theo quy định

Tìm hiểu về lãi suất kép

Lãi kép là gì?

Được đánh giá là kỳ quan thứ 8 của nhân loại, công thức lãi kép có ý nghĩa quan trọng trong ngành kinh tế - tài chính. Lãi kép còn được gọi là lãi cộng dồn. Lãi suất này có đặc điểm được phát sinh dựa trên tiền gốc ban đầu cộng thêm số tiền lãi mà số tiền gốc sinh ra. Như vậy, so với tiền lãi ban đầu thì sử dụng công thức lãi kép sẽ cao hơn. Người gửi tiền ngân hàng hay nhà đầu tư cũng có thể gọi lãi kép là hình thức gộp lãi.

Các ngân hàng khuyến khích khách hàng gửi tiền tiết kiệm theo hình thức này để gia tăng lợi nhuận cho những khoản tiền nhàn rỗi. Đây chính là “tiền sinh ra tiền”, “lãi mẹ lãi đẻ con” như nhiều người vẫn thường nhắc đến.

Công thức lãi kép có ý nghĩa quan trọng
Công thức lãi kép có ý nghĩa quan trọng trong ngành kinh tế - tài chính (Nguồn: Internet)

Công thức tính lãi suất kép

Công thức lãi kép đã được công bố rộng rãi, nên tự bản thân bạn hoàn toàn có thể tự tính lãi suất tiền gửi tiết kiệm với cách tính lãi kép sau:

Fn= P(1+ i/m)nm

Trong đó:

  • P: số tiền vốn ban đầu
  • i: lãi suất hàng năm
  • n: số năm
  • m: số lần ghép lãi trong năm
  • Fn: số tiền nhận được sau n năm

Để sử dụng công thức lãi kép tính chính xác số tiền lãi nhận được bên cạnh số tiền gốc thì bạn lấy tổng tiền nhận được sau số năm gửi trừ đi số gốc tiền gửi ban đầu theo công thức:

Tiền lãi = Fn- P

Bạn dễ dàng thay các giá trị tương ứng để biết được số tiền lãi mình nhận được.

Ví dụ: Bạn gửi số tiền 100.000.000 đồng cho ngân hàng, tổng số năm gửi là 6 năm, lãi suất áp dụng là 6,9%, tiền lãi ghép vào gốc theo quý (4 tháng/lần). Theo công thức tính ta có được:

F6 = 100.000.000 x (1+ 6,9%/4)4x6 = 150.752.600 đồng.

Tiền lãi chính xác nhận được theo công thức lãi kép sẽ là:

Fn - P = 150.752.600 - 100.000.000 = 50.752.600 đồng.

Như vậy, tổng số tiền bao gồm gốc và lãi bạn nhận lại được lại 150.752.600 đồng; trong đó, tiền lãi được tính theo lãi kép sẽ nhận là 50.752.600 đồng. Hiện nay các ngân hàng dần đa dạng hóa các hình thức gửi tiết kiệm của khách hàng, bạn có thể chọn hình thức gửi tiết kiệm online để tăng lợi nhuận tiết kiệm của mình.

Công thức tính lãi suất kép
Công thức lãi kép đã được công bố rộng rãi, nên tự bản thân bạn hoàn toàn có thể tự tính lãi suất tiền gửi tiết kiệm

Cập nhật thông tin lãi suất tiết kiệm mới nhất của các ngân hàng

Tính đến thời điểm 2022, lãi suất tiết kiệm mới nhất của các ngân hàng có nhiều thay đổi so với thời điểm 6 tháng cuối năm 2021. Trong đó:

  • Với hình thức gửi không kỳ hạn mức áp dụng dao động khoảng 0,1-0,2%/năm.
  • Với hình thức gửi có kỳ hạn, có mức lãi suất cao nhất là 7,2% (ngân hàng BIDC) thấp nhất là 2%/năm (ngân hàng Shinhan Bank).

Nếu bạn đang muốn tra cứu mức lãi suất gửi tiết kiệm các ngân hàng khác nhau như Vietcombank, Agribank, BIDV... và nhiều ngân hàng khác, Money24 có bảng lãi xuất các ngân hàng cập nhật liên tục, mới nhất 2021, bạn có thể truy cập lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng để xem nhanh chóng và tiện lợi.

Lãi suất tiết kiệm mới nhất của các ngân hàng khá hấp dẫn
Tính đến thời điểm hiện tại, lãi suất tiết kiệm mới nhất của các ngân hàng khá hấp dẫn

Công cụ tính lãi suất ngân hàng

Nhằm mang lại cho khách hàng trải nghiệm tối ưu nhất trong việc tra cứu, ngoài cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng đã được nêu trên, đội ngũ Money24h mang đến bạn công cụ tính lãi suất ngân hàng nhanh chóng, chính xác. Để tính lãi suất ngân hàng, bạn thực hiện theo các bước sau.

Bước 1: Truy cập công cụ tính lãi suất ngân hàng của Money24h tại đây.

Bước 2: Nhập các thông tin bao gồm số tiền gửi, lãi suất gửi và kỳ hạn gửi.

Bước 3: Sau khi nhập xong, công cụ sẽ trả về kết quả bao gồm số tiền lãi nhận được và tổng số tiền nhận được khi đáo hạn

Công cụ tính lãi suất ngân hàng của Money24h
Công cụ tính lãi suất ngân hàng của Money24h

Kinh nghiệm gửi tiết kiệm để hưởng lãi suất cao

Qua cách tính lãi suất tiết kiệm ở trên dễ dàng nhận thấy gửi tiết kiệm có kỳ hạn mang lại lợi ích cho người gửi tiền. Mức lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn khá cao. Với số tiền gốc ban đầu cao, thời gian gửi càng dài cùng lãi suất cao thì số tiền lãi thu về càng cao.

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý thêm một số vấn đề khác như:

  • Chọn sản phẩm gửi tiết kiệm phù hợp: Bạn nên trình bày với giao dịch viên về những mong muốn, nhu cầu của bạn để giao dịch viên tư vấn sản phẩm tiết kiệm phù hợp và tối ưu lãi suất nhất cho bạn.
  • Lựa chọn ngân hàng có gói sản phẩm và chính sách hỗ trợ khách hàng gửi tiền tốt: Một số tiêu chí để đánh giá ngân hàng tốt là có mạng lưới phòng giao dịch nhiều, xử lý các vấn đề phát sinh nhanh chóng, đánh giá của khách hàng đã sử dụng dịch vụ của ngân hàng đó.
  • Gửi tiết kiệm trung hạn: Nhiều chuyên gia tài chính khuyên rằng khách hàng nên chọn gửi tiết kiệm trung hạn (6-9 tháng) bởi vì lãi suất trung hạn thường cao hơn lãi suất ngắn hạn nhiều nhưng lại không chênh lệch với mức lãi suất khi bạn gửi tiền từ 12-36 tháng.
  • Ưu tiên gửi tiết kiệm online: Thực tế lãi suất gửi tiết kiệm sẽ cao hơn lãi gửi tại quầy từ 0,1-0,3% nên số tiền của bạn sẽ được sinh lời tốt hơn.
  • Chia thành nhiều sổ nhỏ để tối ưu lãi suất: Trong trường hợp bạn rút tiền gửi trước hạn để xử lý các việc khẩn cấp thì chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn (dao động 0,1-0,2%/năm). Vậy nên, bạn có thể chia nhỏ số tiết kiệm để khi cần thì chỉ cần tất toán sớm 1 sổ để sử dụng, các số khác vẫn tiếp tục sinh lời như bình thường.
Kinh nghiệm gửi tiết kiệm để hưởng lãi suất cao
Với số tiền gốc ban đầu cao, thời gian gửi càng dài cùng lãi suất cao thì số tiền lãi thu về càng cao

Những câu hỏi thường gặp về lãi suất tiền gửi

Đến ngày đáo hạn nhưng bận việc không rút thì tiền lãi suất sẽ được tính thế nào?

Đến ngày đáo hạn nhưng bạn không đến để làm thủ tục tất toán thì ngân hàng thường sẽ tự động nhập lãi và gốc và tái tục số tiền này sang kỳ hạn mới bằng với kỳ hạn trước đó. Tuy nhiên, lãi suất tiền gửi sẽ được áp bằng lãi suất đang áp dụng ở thời điểm tái tục.
Nếu trường hợp ngân hàng không còn áp dụng kỳ hạn trước đó bạn gửi thì tiền gửi của bạn sẽ được tái tục sang kỳ hạn ngắn hơn gần nhất với kỳ hạn trước đó.

Trong trường hợp tôi gửi tiết kiệm 12 tháng nhận lãi gửi tiết kiệm định kỳ theo quý nhưng sau đó lại muốn rút tiền gửi trước hạn. Vậy lãi và gốc sẽ được tính như thế nào?

Đối với trường hợp này bạn sẽ chỉ được nhận lãi không kỳ hạn, thường dao động 0,1-0,2%/năm. Số tiền lãi bạn đã nhận định kỳ trước đó sẽ được khấu trừ vào phần gốc và lãi không kỳ hạn mà bạn nhận được.

Các hình thức trả lãi của ngân hàng?

Tùy vào các ngân hàng khác nhau sẽ có hình thức trả lãi khác nhau, tuy vậy đa số các ngân hàng hiện nay sẽ thường áp dụng hình thức trả lãi phổ biến là:
- Nhận lãi cuối kỳ (khi vừa đáo hạn).
- Nhận lãi trước (khi vừa làm sổ tiết kiệm).
- Nhận lãi định kỳ mỗi tháng hoặc mỗi quý.

Trên đây là cách tính lãi suất tiết kiệm được các ngân hàng áp dụng. Việc tính số tiền lãi thực tế sẽ căn cứ vào số tiền gửi, loại hình gửi, thời gian gửi và lãi suất áp dụng. Bạn nên chủ động tìm hiểu thêm thông tin chính thống về gửi tiết kiệm tại các ngân hàng có ý định gửi là tốt nhất.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Bảng giá tiền ảo (coin)

Đơn vị

VNDUSD
Tiền ẢoGiá (VND) %(24H)Vốn hóa
VERI526,707.38 VNĐ47.67 %0
IBFK3,794.77 VNĐ18.15 %4,256,711,828.2,369,123
DUST3,884.3 VNĐ15.69 %74,360,932,697.37,286
DEGO80,742.14 VNĐ12.17 %1,695,359,822,350.2,397
BOND29,163.78 VNĐ10 %230,693,176,915.8,582
TOMI633.2 VNĐ10.26 %400,263,893,405.97,095
HNT203,324.13 VNĐ9.7 %35,496,164,691,942.89
MASK87,617.29 VNĐ7.68 %8,761,728,558,118.881
FORTH118,601.24 VNĐ7.63 %1,691,675,051,406.3,274
YFI270,489,487.03 VNĐ7.14 %9,088,816,090,744.791

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM