Develop by: TopOnSeek Website: https://www.toponseek.com

Trang chủCrypto CurrencyThe Merge là gì? Ảnh hưởng của sự kiện Ethereum Merge đến thị trường tiền ảo

The Merge là gì? Ảnh hưởng của sự kiện Ethereum Merge đến thị trường tiền ảo

author-image

Published 07/03/2023

4/5 - (1 bình chọn)
image-cover
icon-share-facebook
icon-share-twitter
icon-share-reddit
icon-share-linkedin
icon-share-pinterest

Vào ngày 15/9/2022, Ethereum đã hoàn tất bản nâng cấp The Merge - một trong những sự kiện hot nhất giới tài chính năm 2022. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ Ethereum Merge là gì? Hãy cùng Money24h tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây. 

Xem thêm: 

Một số khái niệm cơ bản

Proof of Work (PoWW) là gì?

Proof of Work (PoW) có nghĩa là “bằng chứng công việc”. Đây là thuật toán đồng thuận được tạo ra trên Blockchain và khá phổ biến trong thị trường tiền điện tử. Theo đó, quá trình này được gọi là “đào” và các nút trên mạng được gọi là “thợ đào”.  

Proof of Work yêu cầu các thợ đào chạy đua để giải mã các bài toán phức tạp nhằm hợp thức hoá các block trong blockchain. Thợ đào nào đưa ra đáp án sớm nhất sẽ tạo ra block (khối) tiếp theo và nhận được phần thưởng là coin/token. 

"Bằng chứng công việc" tức là bạn phải "làm việc" thì mới có thể nhận thưởng hoặc trả công. Trong quá trình đó, lượng điện năng mà các máy móc tiêu thụ để giải quyết bài toán được xem như là “bằng chứng công việc” để đảm bảo sự đồng thuận trên hệ thống.

Xem thêm: 

Proof of Stake và Proof of Work (Nguồn: Internet)

Proof of Stake (PoS) là gì?

Proof of Stake (PoS) nghĩa là “bằng chứng cổ phần”, được tạo ra như một giải pháp nhằm giải quyết vấn đề tiêu hao năng lượng của PoW.

Đây là thuật toán sử dụng quy trình bầu cử giả để chọn ngẫu nhiên trình xác thực từ một nhóm các node. Cụ thể, mạng lưới sẽ dựa vào số dư ETH mà người xác thực (valiator) đang stake vào để chọn ra người có thể giành quyền xác thực giao dịch và nhận về phần thưởng.

Đối với cơ chế PoS, các thợ đào phải cọc một số Ether nhất định, thường ít nhất là 32 Ether (khoảng 50.000 USD) để có thể được hệ thống chọn ngẫu nhiên là người tạo khối tiếp theo. Khi đặt càng nhiều Ether, càng có nhiều cơ hội được hệ thống chọn. 

Trong cả hai hệ thống, người tạo ra block kế tiếp sẽ được nhận một khoản phí giao dịch kèm đồng Ether hoặc Bitcoin mới. Với cơ chế PoS, thợ đào cũng có thể nhận phần thưởng nếu góp phần bảo mật mạng lưới.

Có thể bạn quan tâm: 

The Merge là gì?

The Merge (Ethereum Merge - Hợp nhất) là một sự kiện đánh dấu đợt nâng cấp quan trọng của mạng Ethereum, khi blockchain của nó được nâng cấp để sử dụng cơ chế đồng thuận mới, từ Proof-of-Work (PoW) sang Proof-of-Stake (PoS). 

Mục đích chính của việc này là giúp Ethereum tăng cường khả năng mở rộng, bảo mật, và giảm mức tiêu thụ điện năng. Việc nâng cấp Ethereum lên phiên bản PoS sẽ giúp người nắm giữ ETH có thể đặt cược (staking) vào các trình xác thực để tham gia vào xác nhận các khối mới và nhận thưởng ETH.

Đây dự kiến sẽ là một bước ngoặt đột phá trong hành trình phát triển của hệ sinh thái Ethereum. Những cải tiến sẽ góp phần giúp cho chuỗi Ethereum yêu cầu ít tốn tài nguyên, giảm mức tiêu thụ điện năng, nhanh hơn, tăng cường khả năng mở rộng và bảo mật. Kéo theo đó, các miners (thợ đào) sẽ không thể tiếp tục đào ETH nữa, thay vào đó, họ phải stake ETH vào các validator nếu như muốn nhận được ETH.

Tại sao sự kiện này lại có tên là The Merge?

Từ năm 2020, Ethereum đã cho ra mắt blockchain theo cơ chế PoS là Beacon Chain, nhưng vẫn chưa đưa vào vận hành chính thức. Hiện tại, Blockchain Ethereum mà mọi người đang sử dụng được gọi là “mainnet” - dùng phân biệt với những blockchain thử nghiệm “testnet” - vẫn đang được các kỹ sư lập trình phát triển. 

Việc nâng cấp Ethereum chính là hợp nhất Beacon Chain với mainnet Ethereum để chuyển dữ liệu từ mainnet sang Beacon Chain. Trên thực tế, The Merge đã bị hoãn lại nhiều lần vì tính chất phức tạp về mặt kỹ thuật. Theo Vitalik Buterin, cha đẻ của mạng Ethereum, đội ngũ của ông đã phải mất gần 7 năm để nghiên cứu thành công cơ chế Proof of Stake.

Xem thêm: Đào bitcoin là gì

The Merge - sự kiện đánh dấu đợt nâng cấp quan trọng của mạng Ethereum (Nguồn: Internet)

Tại sao phải tiến hành Ethereum Merge?

Tương tự như Bitcoin, Ethereum sử dụng cơ chế đồng thuận bằng chứng công việc (PoW), buộc người dùng phải giải các câu đố phức tạp để xác thực giao dịch và bảo vệ mạng. Việc này đòi hỏi các thợ đào phải có dàn máy móc xịn và cần tiêu tốn nhiều điện năng để hoạt động. 

Xem thêm: Thợ đào bitcoin Trung Quốc lừa bán thiết bị cho dân vùng nông thôn

Tuy nhiên, PoW đang dần bộc lộ nhiều nhược điểm như: 

  • Tiêu tốn nhiều điện năng;
  • Hiệu suất thấp;
  • Chi phí giao dịch cao;
  • Khả năng mở rộng kém. 

Bởi vì các công ty có năng lực tính toán khổng lồ có thể kiểm soát hơn một nửa số nút xác thực, dẫn đến các mối đe dọa bảo mật cao hơn nhiều đối với Ethereum.

Những người sáng lập và phát triển Ethereum nhận ra điều này và quyết định chuyển đổi hệ sinh thái sang một cơ chế đồng thuận khác được gọi là bằng chứng cổ phần (PoS). Quá trình này được gọi là Merge (hợp nhất). 

Lúc này, Ethereum không yêu cầu phải đầu tư nhiều máy đào đắt tiền nhưng vẫn đảm bảo được hiệu suất cao. Ethereum 2.0 sẽ sử dụng đặt cược (staking) để xác minh các giao dịch.

So sánh Ethereum và Ethereum Merge

Sự khác biệt đáng lớn nhất giữa Ethereum và Ethereum Merge liên quan đến 3 yếu tố: việc sử dụng Proof of Stake (PoS), Sharding và Beacon Chain. 

  • Beacon Chain: là cốt lõi của Ethereum. Được ra mắt vào tháng 12/2020, đây là một blockchain riêng biệt, hoạt động dưới dạng một lớp đồng thuận POS hoàn toàn độc lập và chạy song song với Ethereum Mainnet. Beacon Blockchain được phát hành nhằm chuẩn bị cho sự kiện Ethereum Merge. 
  • Proof of Stake (POS): là một cơ chế đồng thuận thay thế cho POW (Proof of Work). Điều này có nghĩa là Ethereum sẽ không cần khai thác và không phải phụ thuộc vào thợ đào nữa. 
  • Sharding: Thành công của Merge sẽ là bước khởi đầu cho Ethereum triển khai Sharding. Đây là một phương pháp tái tạo các giao dịch trên chuỗi. Nó sẽ phân tách một cơ sở dữ liệu mở rộng thành các cơ sở dữ liệu nhỏ để xử lý. Nếu thành công, mạng Ethereum có thể xử lý các giao dịch lên đến 100.000 TPS mà vẫn đảm bảo được tính bảo mật và phân quyền.

Có thể bạn quan tâm: 

Thành công của Merge sẽ là khởi đầu cho Ethereum triển khai Sharding (Nguồn: Internet)

Các giai đoạn hình thành Ethereum 2.0

  • Giai đoạn 0: Thử nghiện Beacon chain và hoàn thiện cơ chế bằng chứng cổ phần PoS trên mạng lưới Ethereum.
  • Giai đoạn 1: Hoàn thiện Shard chains để tăng khả năng mở rộng trên mạng lưới. 
  • Giai đoạn 1.5: Hợp nhất (The Merge) 2 mạng lưới PoW và PoS thành mạng lưới Ethereum 2.0.
  • Giai đoạn 2: Cải tiến tài khoản, giao dịch và hợp đồng thông minh của mạng lưới. 
Các giai đoạn hình thành Ethereum 2.0 (Nguồn: Internet)

Các giai đoạn unlock The Merge

Bởi vì Ethereum 2.0 vận hành theo cơ chế PoS, nên mỗi người dùng phải đảm bảo stake ít nhất 32 ETH để tham gia vào mạng lưới nhằm đảm bảo cho mạng lưới được hoạt động.

Giai đoạn The Merge không đồng nghĩa với việc sẽ có một lượng ETH lớn được rút ra và xả vào thị trường. The Merge hoàn toàn không mở khóa, rút ETH khỏi mạng lưới. Việc mở khóa sẽ được thực hiện sau giai đoạn này từ 6 – 12 tháng. Do đó, số ETH đang stake lẫn phần thưởng vẫn còn bị khóa trong một thời gian dài. 

Điều này nghĩa là việc rút ETH sẽ được thực hiện lần lượt chứ không bị mở khóa ồ ạt. Theo đó, để unstake ETH, các validator trước tiên phải thoát khỏi tập hợp validator đang hoạt động. Tuy nhiên, luôn giới hạn về số validator được thoát ra trong mỗi chu kỳ (epoch). Điều này nhằm đảm bảo luôn có validator hoạt động để duy trì mạng lưới. 

Theo thống kê, trên ETH 2.0 hiện đang có đến 395.000 validator ( cả validator active hoặc đang pending). Bên cạnh đó, mỗi epoch cho phép thoát 4 validator, mỗi chu kỳ epoch dài 6.4 giây. Do đó, cần hơn 420 ngày để thoát hoàn toàn lượng validator này.

Ảnh hưởng của Ethereum Merge đến mạng Ethereum 

Cơ chế PoS sẽ giảm 99,95% năng lượng cần thiết để vận hành Ethereum

Ethereum nhận nhiều ý kiến trái chiều khi mạng lưới chạy PoW này tiêu thụ rất nhiều năng lượng (các nguyên liệu hóa thạch từ máy đào), gây ảnh hưởng xấu tới khí hậu toàn cầu. Theo Ethereum Foundation Blog, mức tiêu thụ năng lượng ước tính của Ethereum Mainnet tương đương với một quốc gia có quy mô trung bình. 

Sau The Merge, mức tiêu thụ điện năng của Ethereum giảm đáng kể. Cụ thể, mức năng lượng được sử dụng để vận hành mạng Ethereum giảm 99,95% , tương đương 2000 lần.

Tạo độ mượt mà "hiếm có" từ trước đến nay của Ethereum

Bản nâng cấp lần này của Ethereum có thể được xem là bước ngoặt của blockchain có smart contract hàng đầu trong thị trường crypto. Data của Ethereum sẽ vẫn được giữ nguyên khi chuyển qua sử dụng PoS. Điều này có nghĩa là trải nghiệm của người dùng vẫn được đảm bảo.

Thiết lập sự ổn định cho toàn bộ hệ sinh thái

Ethereum đổi từ PoW qua sử dụng PoS sẽ giúp tăng cường throughput của mạng lưới. Những cải tiến về công suất này sẽ giúp các dự án được xây dựng trên Ethereum trở nên thuận lợi hơn khi chi phí và tốc độ đc cải thiện rõ rệt. 

Lần nâng cấp này cũng sẽ phần nào giảm tải sự phụ thuộc vào các Layer 2 trên Ethereum khi mà nguy cơ bị hack/exploit qua các bridge từ Ethereum tới L2s trở nên ngày càng cao.

Đặt mục tiêu 100,000 TPS sau Data Sharding

Ethereum Foundation tuyên bố rằng bản nâng cấp sẽ giúp cải thiện đáng kể TPS của Ethereum từ 30 TPS lên tới 100,000 TPS khi sử dụng PoS và Data Sharding. Bên cạnh đó, Data Sharding (Shard Chains) sẽ là bước cải tiến tiếp theo của Ethereum sau Ethereum Merge.

Không còn phụ thuộc vào thợ đào

Khi còn hoạt động dưới cơ chế PoW, Ethereum cần các thợ đào để xác nhận các node. Có thể thấy, việc khai thác ETH cực kỳ tốn kém do chi phí phần cứng và điện năng. Các thợ đào khai thác ETH đôi khi chỉ để chi trả cho phần cứng và điện, không phải để đầu tư ETH. 

Sau Ethereum Merge, các ETH Staker không cần tốn quá nhiều chi phí để triển khai. Họ chỉ buộc phải đặt cược ETH. Trên cơ sở này, các ETH Staker không còn áp lực phải bán ETH để trang trải chi phí hoạt động cao. 

Tuy nhiên, các thợ đào sẽ là người chịu ảnh hưởng nhất sau Ethereum Merge khi mất đi nguồn thu nhập. Thế nhưng, đó là điều tất yếu khi Ethereum tiến tới thế hệ blockchain 3.0 với cơ chế PoS bởi vì việc phụ thuộc vào các giải pháp Layer 2 sẽ mang lại nhiều rủi ro.

Số lượng Ethereum được phát hành có thể giảm mạnh

Trước đây, số lượng ETH được tung ra thị trường mỗi ngày đến từ phần thưởng khai thác và đặt cọc. Có khoảng 14.500 – 15.000 USD ETH được phát hành mỗi ngày, trong đó 90% đến từ phần thưởng khai thác. 

Tuy nhiên, sẽ không còn phần thưởng khối được tạo ra từ việc khai thác (đào coin) sau khi Ethereum Merge hoàn tất. Do đó, nguồn cung ETH mới sẽ ngay lập tức giảm từ 14.500 – 14.000 ETH/ngày xuống còn 1.500 – 1.600 ETH/ngày. 

Khi đó , tổng số ETH mới trên thị trường sẽ được tính bằng: 

ETH mới được phát hành trên Ethereum PoS Chain – Total Fee Burn

Dựa trên những dữ liệu trên, ta có thể kết luận rằng số lượng Ethereum được phát hành mỗi ngày có thể giảm mạnh. Hơn nữa, nguồn cung có thể giảm phát.

Ảnh hưởng của Ethereum Merge đến thị trường tiền điện tử 

Tác động đến các blockchain Layer 1 

Bản nâng cấp Ethereum Merge sẽ giúp mạng lưới ổn định hơn, tăng tính bảo mật và phân quyền. Do đó, cuộc chiến giữa các nền tảng blockchain sẽ không tránh khỏi trở nên khắc nghiệt hơn bao giờ hết. 

Nhiều nhà phát triển vẫn sẽ có xu hướng chọn Ethereum làm nền tảng để xây dựng các dự án của họ mặc dù chi phí gas có thể cao hơn các nền tảng khác. Bởi lẽ, đây vẫn là nền tảng được ưa chuộng hàng đầu trong việc triển khai các hợp đồng thông minh hiện nay. 

Do đó, khi Ethereum Merge diễn ra thành công, dòng tiền bị kéo về Ethereum là điều hiển nhiên. Vì thế, các đồng coin nền tảng Layer1 khác cần phải có những cải tiến thật độc đáo thì mới có thể cạnh tranh nổi.

Tác động đến các nền tảng Layer 2 

Các đồng coin Layer – 2 là những đồng coin được tạo ra để khắc phục các nhược điểm của Ethereum. Một số dự án Layer 2 nổi bật như: Polygon (MATIC), Loopring (LRC),… 

Nhiều người cho rằng Ethereum Merge sẽ là một cuộc thanh trừng lớn đối với các nền tảng Layer 2, đặc biệt là những nền tảng trung vào việc giải quyết tốc độ và chi phí của mạng Ethereum. Bởi lẽ, Merge sẽ giúp Ethereum chạy nhanh hơn, tăng khả năng mở rộng và cải thiện chi phí. 

Tuy nhiên, không vì thế mà có thể khẳng định rằng các dự án Layer-2 sẽ chết hoàn toàn. Có thể lấy ví dụ như đội ngũ của Polygon, họ đã và đang cố gắng làm việc để cải thiện Polygon khiến nó càng hữu ích hơn với Ethereum 2, thay vì là cạnh tranh.

Xem thêm: 

Tác động đến thị trường tiền điện tử 

Nếu Ethereum Merge thành công, nó sẽ ảnh hưởng tích cực đến toàn bộ thị trường tiền điện tử. 

  • Khi Ethereum 2.0 đi vào hoạt động ổn định, về lâu dài, nó sẽ thúc đẩy các quỹ đầu tư và tập đoàn công nghệ tham gia vào thị trường crypto. Từ đó, thị trường sẽ ngày càng lớn mạnh và tiền điện tử sẽ càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. 
  • Sự thành công của Ethereum Merge sẽ khiến cộng đồng quan tâm nhiều hơn đến tương lai của Ethereum. Từ đó, nhu cầu mua kết hợp với nhu cầu staking sẽ tạo thêm lực đẩy giúp ETH tăng giá. 
  • Các dự án đang hoạt động trên Ethereum cũng sẽ được hưởng lợi sau cải tiến này. Khi chi phí giao dịch rẻ, giao dịch nhanh hơn, người dùng ắt hẳn sẽ quay trở lại DeFi, GameFi và NFT trên Ethereum. Nhờ đó, dòng tiền mới trong hệ sinh thái được tạo ra, đưa cả dự án và chính Ethereum đi lên.

Xem thêm: 

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về sự kiện the Merge. Theo dõi Money24h để xem thêm thông tin về tài chính.

Lãi suất tiết kiệm

(Từ cao đến thấp)
Tại quầyOnline
Kỳ hạn (tháng)
1
3
6
9
12
(Đơn vị: %/năm)Xem toàn bộ

Lãi suất vay

(Từ thấp đến cao)
Ngân hàng
Lãi suất
Thời gian ưu đãi
(Đơn vị: %)Xem toàn bộ

xosovietlott.net

Power 6/55

Mỗi 18h thứ 3,5,7

38.396.133.300 VNĐ

Mega 6/45

Mỗi 18h thứ 4,6 và chủ nhật

66.844.435.000 VNĐ

Max 3D

Mỗi 18h thứ 2,4,6

1.000.000.000 VNĐ

Max 4D

Mỗi 18h thứ 3,5,7

15.000.000 VNĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM