Develop by: TopOnSeek Website: https://www.toponseek.com

Trang chủThị trườngID quốc gia Việt Nam là gì? Ngày phát hành National ID Việt Nam

ID quốc gia Việt Nam là gì? Ngày phát hành National ID Việt Nam

author-image

Published 03/03/2023

3/5 - (2 bình chọn)
image-cover
icon-share-facebook
icon-share-twitter
icon-share-reddit
icon-share-linkedin
icon-share-pinterest

Ngày nay, việc ứng dụng kỹ thuật số và công nghệ hiện đại vào cuộc sống đã trở nên phổ biến. Các hoạt động của Nhà nước trong việc duy trì, lưu giữ, kiểm soát cơ sở dữ liệu thông tin của công dân cũng đã được áp dụng kịp thời. Các thủ tục hành chính ví dụ như giấy đăng ký giấy kết hôn, bằng lái xe sẽ thấy mục yêu cầu ID nhận dạng danh tính. Vậy ID quốc gia Việt Nam là gì? Ngày phát hành và cách đăng ký ID quốc gia Việt Nam như thế nào. Hãy theo dõi bài viết ngay sau đây của Money24h nhé! 

>>> Đọc thêm: 

ID quốc gia Việt Nam là gì?

ID là viết tắt của từ Identification, có nghĩa là nhận diện, nhận dạng. Đây thường bao gồm một đoạn số hoặc chuỗi ký tự duy nhất và không trùng lặp với bất kỳ ID nào cùng phục vụ cho một mục đích. Với tính độc bản như vậy, ID thường được dùng với chức năng phân biệt, theo dõi và quản lý từng cá nhân dễ dàng hơn. 

ID quốc gia hay National ID là thuật ngữ dùng với ý nghĩa thuộc phạm vi một quốc gia. Nó được đánh số, ký hiệu hoặc dấu vân tay của từng công dân để phân biệt những người khác nhau sống trong cùng một quốc gia.

ID quốc gia Việt Nam thực chất là chứng minh nhân dân và căn cước công dân đang được sử dụng hiện nay. Từ rất sớm, Bộ Công an đã ban hành và đưa chứng minh thư vào sử dụng làm phương tiện quản lý chính thức. 

Ngày nay, ID quốc gia Việt Nam (Căn cước công dân) là một dãy số gồm 12 chữ số đứng liền kề nhau, cấu trúc cụ thể gồm: 

  • 3 số đầu là mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký giấy khai sinh. 
  • 3 số tiếp tiếp là mã thế kỷ sinh, mã giới tính và mã năm sinh của công dân.
  • 6 số còn lại là những con số ngẫu nhiên. 
ID quốc gia Việt Nam là Chứng minh nhân dân và Căn cước công dân (Nguồn: Internet) 

>>> Xem ngay: Thủ tục mở tài khoản thanh toán online nhanh chóng

Ngày phát hành ID quốc gia Việt Nam?

Trước năm 1945, ID quốc gia Việt Nam đã được đưa vào sử dụng để làm giấy phép thông hành và xác minh danh tính trong phạm vi Đông Dương. Đến sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, thẻ căn cước này chính thức đổi thành thẻ chứng minh công dân. Thông tin của thẻ bao gồm mã 9 số, họ và tên, ngày sinh, quê quán, dân tộc, đặc điểm nhận dạng,... Đủ để phân biệt từng cá nhân trong xã hội. 

Từ năm 1/7/2012, theo Thông tư số 27/2012/TT-BCA, giấy chứng minh nhân dân được đổi mẫu từ 9 tăng thành 12 chữ số. Được bổ sung thêm các thông tin như thời hạn sử dụng, mã vạch hai chiều, 2 dấu vân tay ngón trỏ,...

Đến năm 2020, chứng minh nhân dân được chính thức đổi thành thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip hay còn gọi là thẻ căn cước điện tử. Đây là thiết bị để nhận diện, xác minh danh tính và cho phép truy cập thông tin cá nhân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Với CCCD, người dân Việt Nam sẽ dễ dàng tiếp cận nhiều dịch vụ đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.

ID quốc gia Việt Nam thay đổi qua các năm. Ngày phát hành id quốc gia Việt Nam đã có từ trước năm 1945
ID quốc gia Việt Nam thay đổi qua các năm (Nguồn: Internet) 

Thời hạn của ID quốc gia Việt Nam là bao lâu?

Căn cứ theo Thông tư 04/1999 / TT-BCA, giấy chứng minh nhân dân (CMND) thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp. Các trường hợp thay đổi căn cước công dân, bạn vẫn được sử dụng CMND đến hết thời hạn sử dụng.

Đối với thẻ căn cước công dân, tại các độ tuổi 25 tuổi, 40 tuổi, 60 tuổi người dân bắt buộc làm thủ tục đổi sau lần cấp đầu tiên. Trường hợp công dân trên 60 tuổi không cần phải thay đổi. Thông tin về thời gian đổi thẻ của mỗi cá nhân được ghi ở mặt trước của CCCD, vị trí góc trái, dưới ảnh thẻ. 

Tuy nhiên, nếu được cấp trong vòng 02 năm trước các mốc tuổi đó thì vẫn được sử dụng đến mốc tuổi tiếp theo. Có nghĩa là năm nay bạn 24 tuổi, đến năm 40 tuổi bạn mới cần thay đổi CCCD, không cần phải đổi tại mốc 25 tuổi. Đồng nghĩa với việc những người làm thẻ CCCD khi 58 tuổi cũng được sử dụng thẻ vô thời hạn mà không phải đổi thẻ khi 60 tuổi.

Trường hợp công dân đổi CCCD khi đủ 60 tuổi thì thẻ có giá trị sử dụng suốt đời, nghĩa là được sử dụng cho đến khi người đó mất và không phải đổi đi đổi lại thẻ nhiều lần, trừ trường hợp thẻ bị mất hoặc hư hỏng,…

ID quốc gia của Việt Nam  (Căn cước công dân có thời hạn sử dụng bao nhiêu)
Hạn sử dụng của CCCD được in trực tiếp trên thẻ (Nguồn: Money24h) 

Hướng dẫn làm ID quốc gia Việt Nam (Căn cước công dân) chi tiết

Sau đây, các thông tin về thủ tục đăng ký ID quốc gia Việt Nam (Căn cước công dân) như nơi cấp CCCD ở đâu, hồ sơ và quy trình đăng ký như thế nào,... sẽ được Money24h trình bày ngay sau đây. 

Nơi cấp ID quốc gia Việt Nam

Theo quy định tại điều 11, thông tư 59/2021/TT-BCA, ID quốc gia Việt Nam (CCCD) được quy định nơi cấp tại cơ quan Công An có thẩm quyền tiếp nhận các đề nghị cấp, đổi hoặc cấp lại thẻ tại địa điểm mà công dân thường trú, tạm trú. 

Đồng thời, theo quy định Điều 13, quy định về nơi tổ chức thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD cụ thể như sau: 

  • Cơ quan quản lý Căn cước công dân Công an cấp huyện, cấp tỉnh bố trí nơi trực tiếp thu nhận các hồ sơ như đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD cho công dân có địa chỉ đăng ký thường trú, tạm trú tại địa phương mình. 
  • Cơ quan quản lý Căn cước công dân Bộ Công an bố trí nơi trực tiếp thu nhận các hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD cho những trường hợp cần thiết được thủ trưởng cơ quan quản lý CCCD Bộ Công an quyết định. 

Tóm lại, để làm, đổi, cấp lại CCCD, công dân đến các cơ quan công an có thẩm quyền, nơi mà công dân thường trú, tạm trú. 

Làm thẻ Căn cước công dân gắn chip (ID quốc gia) ở đâu
Các cơ quan công an có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại ID quốc gia Việt Nam (Nguồn: Internet)

Đi làm căn cước công dân cần mang theo những gì?

Quy định về giấy tờ định danh cá nhân bắt buộc mà công dân mang theo nếu có nhu cầu đổi, cấp, cấp lại cụ thể như sau: 

  • Trường hợp 1: Người dân cấp mới CCCD thì phải về Cơ quan Công An cấp huyện tại phương phương cư trú, mang theo sổ hộ khẩu để thực hiện thủ tục cấp mới theo quy định. 
  • Trường hợp 2: Người dân cấp lại thẻ CCCD chỉ cần mang theo CCCD cũ. 

>>> Đọc thêm:  Hạn mức rút tiền ATM 2023 của các ngân hàng bao nhiêu 1 lần, 1 ngày?

Quy trình cấp thẻ căn cước công dân

Quy trình cấp thẻ căn cước công dân gồm có 4 bước, cụ thể như sau: 

Bước 1: Yêu cầu cấp thẻ CCCD điện tử 

Công dân liên hệ trực tiếp với cơ quan Công an có trách nhiệm để làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân.

Trường hợp công dân yêu cầu cấp thẻ Căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, công dân lựa chọn dịch vụ và tra cứu thông tin tại Cơ sở dữ liệu Dịch vụ công quốc gia về dân cư.

Nếu thông tin chính xác thì đăng ký thời gian, địa điểm làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân có gắn chip. Hệ thống tự động chuyển đơn  đến cơ quan công an nơi bạn nộp hồ sơ.

Trường hợp nếu thông tin của bạn không có hoặc có sai sót thì hãy mang theo giấy tờ tùy thân để chứng minh nội dung thông tin. 

Bước 2: Tiếp nhận đề nghị cấp CCCD gắn chip

Đối với trường hợp đề nghị cấp thẻ căn cước công dân gắn chip, cán bộ tiếp nhận thông tin công dân sẽ tra cứu thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ căn cước.

Bước 3: Chụp ảnh và lấy dấu vân tay

Cán bộ nhập thông tin đặc điểm nhận dạng công dân, chụp ảnh, lấy dấu vân tay để in vào Phiếu tiếp nhận để công dân kiểm tra và ký tên. 

Ảnh chân dung làm thủ tục cấp thẻ là ảnh màu, phông nền trắng, chụp chính diện, không che đầu, không đeo kính; Trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự.

Đối với các công dân theo tôn giáo, dân tộc được mặc trang phục tôn giáo, trang phục đặc trưng của tôn giáo đó, nếu có khăn che đầu thì có thể để nguyên nhưng phải nhìn rõ mặt và tai.

Bước 4: Trả kết quả 

Công dân nộp lệ phí và được hẹn ngày trả thẻ căn cước công dân. Công dân đến nhận thẻ chip tại Công an nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy hẹn hoặc chuyển trả qua đường bưu điện (công dân tự nộp lệ phí).

Tìm mã quốc gia Việt Nam. Quy trình làm thẻ căn cước công dân gồm 4 bước.
Quy trình làm thẻ căn cước công dân (Nguồn: Internet)

Thời gian nhận thẻ căn cước công dân theo quy định

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, theo quy định, cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây:

  • Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới, thay đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại.
  • Ở các huyện miền núi, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc trong mọi trường hợp.
  • Ở các khu vực khác, không quá 15 ngày làm việc trong mọi trường hợp.

>>> Đọc thêm: Cách kiếm tiền tại nhà cho học sinh sinh viên

Các trường hợp bắt buộc làm thẻ CCCD trong năm 2023 

Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau:

  • Khi công dân từ đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
  • Thẻ bị hỏng và không sử dụng được.
  • Có sự thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; nhận dạng.
  • Xác định lại giới tính hoặc quê quán.
  • Dữ liệu của thẻ căn cước công dân bị sai sót.

Nếu bạn thuộc các trường hợp nêu trên mà không đi làm CCCD gắn chip sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng theo quy định.

CCCD gắn chip sẽ thay thế những giấy tờ nào trong trong thủ tục hành chính?

Theo quy định, CCCD gắn chip sẽ thay thế các giấy tờ tuy thân của công dân như: Bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe, thẻ ATM ngân hàng, giấy chứng nhận đăng ký xe các loại,.. Cho phép người dân sử dụng CCCD thực hiện các hồ sơ hành chính công thuận tiện và dễ dàng hơn.

Căn cước công dân gắn chip sẽ thay thế những giấy tờ nào?
Căn cước công dân gắn chip điện tử sẽ thay thế các giấy tờ tuỳ thân cơ bản (Nguồn: Internet) 

Những lưu ý khi sử dụng ID quốc gia Việt Nam

Trong quá trình sử dụng thẻ ID quốc gia Việt Nam, bạn chỉ cần sơ suất nhỏ, bạn cũng đã tiếp tay ké gian. Từ đó, các thông tin cá nhân của bạn có thể bị đánh cắp bất cứ lúc nào. Vì vậy, bạn cần đặc biệt chú ý những điểm sau đây: 

  • Không cho người lạ cho mượn, chụp ảnh, cầm cố thẻ CCCD vào các công ty cho vay tín dụng trong mọi trường hợp.
  • Không đăng tải, chia sẻ hình ảnh thẻ CCCD gắn chip trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo…
  • Trường hợp bị mất thẻ CCCD, bị đánh cắp thông tin để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, mở tài khoản ngân hàng,... bạn phải trình báo ngay cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền để được hỗ trợ. 

>> Có thể bạn quan tâm: 

Trên đây là những thông tin chi tiết về ID quốc gia Việt Nam. Money24h tin rằng với những thông tin hữu ích này, bạn có thể hiểu rõ và chuẩn bị những phương án để xử lý mọi tình huống. Mời các bạn tiếp tục theo dõi để nắm bắt thêm nhiều thông tin mới nhất nhé!

Lãi suất tiết kiệm

(Từ cao đến thấp)
Tại quầyOnline
Kỳ hạn (tháng)
1
3
6
9
12
(Đơn vị: %/năm)Xem toàn bộ

Lãi suất vay

(Từ thấp đến cao)
Ngân hàng
Lãi suất
Thời gian ưu đãi
(Đơn vị: %)Xem toàn bộ

xosovietlott.net

Power 6/55

Mỗi 18h thứ 3,5,7

38.396.133.300 VNĐ

Mega 6/45

Mỗi 18h thứ 4,6 và chủ nhật

66.844.435.000 VNĐ

Max 3D

Mỗi 18h thứ 2,4,6

1.000.000.000 VNĐ

Max 4D

Mỗi 18h thứ 3,5,7

15.000.000 VNĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM