Develop by: TopOnSeek Website: https://www.toponseek.com

Trang chủTài chínhĐòn Bẩy Tài Chính Là Gì? Công Thức Tính Đòn Bẩy Tài Chính

Đòn Bẩy Tài Chính Là Gì? Công Thức Tính Đòn Bẩy Tài Chính

author-image

Published 13/10/2022

5/5 - (1 bình chọn)
image-cover
icon-share-facebook
icon-share-twitter
icon-share-reddit
icon-share-linkedin
icon-share-pinterest

Đòn bẩy tài chính là công cụ tài chính quen thuộc với những nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ đòn bẩy tài chính là gì, ý nghĩa và công thức tính cụ thể. Do đó, trong bài viết dưới đây, Money24h sẽ giúp bạn bạn giải đáp các thắc mắc này.

>>>Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách đọc báo cáo tài chính và phân tích hiệu quả

Đòn bẩy tài chính là gì?

Khái niệm

Đòn bẩy tài chính (tiếng Anh là Financial Leverage, viết tắt là FL) thể hiện mức độ sử dụng vốn vay nhằm gia tăng tỷ suất lợi nhuận (hoặc vốn chủ sở hữu, hoặc thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS)) của doanh nghiệp. Khoản vốn này được ghi vào nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán.

Mức độ doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy được thể hiện qua hệ số nợ. Hệ số nợ càng cao thì doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội gia tăng tỷ suất lợi nhuận. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nên cẩn thận với rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng đòn bẩy vì khi mức độ sử dụng đòn bẩy cao, nợ phải trả có tỷ trọng cao hơn vốn chủ sở hữu.

Đòn bẩy tài chính là gì?
Đòn bẩy tài chính thể hiện mức độ sử dụng vốn vay để tăng tỷ suất lợi nhuận (Nguồn: Internet)

Ví dụ về đòn bẩy tài chính

A và B cùng kinh doanh laptop. Trong đó:

A có 150.000.000 đồng. A dùng toàn bộ vốn để mua được 10 cái laptop với giá 15.000.000 đồng/cái. Như vậy, A đang không sử dụng đòn bẩy tài chính cho để kinh doanh.

B có 150.000.000 đồng. B dùng toàn bộ vốn và vay thêm 60.000.000 để mua 14 cái laptop với giá 15.000.000 đồng/cái. Như vậy, B đang sử dụng đòn bẩy tài chính trong việc sở hữu 14 cái laptop. Do đó, tỷ suất sinh lời của B cao hơn A.

>> Xem thêm: Chính sách tài khóa là gì? Thực trạng chính sách tài khóa ở Việt Nam

Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính

1/ Đối với doanh nghiệp:

  • Bù đắp vốn bị thiếu hụt giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động và gia tăng tỷ suất sinh lợi trong tương lai.
  • Giúp tăng lợi nhuận sau thuế từ nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đòn bẩy tài chính cũng làm kìm hãm tốc độ gia tăng lợi nhuận.
  • “Lá chắn thuế” giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận nhưng giảm thuế vì khoản vay và lãi suất vay được tính vào chi phí của doanh nghiệp.

2/ Đối với nhà đầu tư:

Đòn bẩy tài chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng với các nhà đầu tư, đặc biệt là khi bạn giao dịch trên sàn Forex hay đầu tư chứng khoán.  Đây là công cụ giúp các nhà đầu tư nhân số vốn lên gấp nhiều lần để thu về lợi nhuận lớn hơn. Đồng thời, khi đòn bẩy tài chính là “lá chắn thuế” vì khoản vay và lãi vay sẽ được khấu trừ vào khoản thu nhập chịu thuế của bạn khi quyết toán.

>> Xem thêm: Đầu tư online là gì? TOP kênh đầu tư tài chính online uy tín

Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính
Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư (Nguồn: Internet)

Đánh giá về ưu - nhược điểm của đòn bẩy tài chính

Ưu điểm

  • Giúp doanh nghiệp tăng vốn khả dụng để tăng khả năng giao dịch trên các thị trường khác nhau.
  • Là khoản vay được cung cấp bởi các môi giới và không tính lãi để đổi lấy một khoản ký quỹ cho doanh nghiệp, Từ đó giúp doanh nghiệp có vị thế tốt trên thị trường.
  • Là giải pháp tốt khi thị trường ít biến động. Khi thị trường ít biến động và bạn sử dụng tốt đòn bẩy tài chính, bạn sẽ tạo được lợi nhuận tốt trong khoảng thời gian này.

Nhược điểm

  • Rủi ro khi sử dụng đòn bẩy rất cao. Vì thế, bạn cần tìm hiểu rõ về cách sử dụng đòn bẩy và những rủi ro xung quanh nó để hạn chế tối đa việc thất thoát vốn.
  • Khi số tiền lỗ lớn hơn số tiền bạn đã ký quỹ mà bạn không có sẵn số tiền mới trong tài khoản, các vị thế sẽ bị đóng băng tại mức lỗ tại thời điểm đó.
Ưu - nhược điểm của đòn bẩy tài chính
Đánh giá về ưu - nhược điểm của đòn bẩy tài chính (Nguồn: Internet)

Công thức tính đòn bẩy tài chính

DFL=(EPS/EPS0)(EBIT/EBIT0)

Trong đó:

  • DFL: Tỷ số đòn bẩy;
  • EPS: Lợi nhuận từ vốn chủ sở hữu;
  • EBIT: Mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

Công thức tính đòn bẩy sau khi có thêm số tiền lãi vay phải trả là:

DFL=EBIT0EBIT0-I=Q(p-v)-FQ(p-v)-F-I

Trong đó:

  • DFL: Tỷ số đòn bẩy
  • Q: Số lượng sản phẩm
  • p: Giá bán sản phẩm
  • v: Chi phí biến đổi/1 đơn vị sản phẩm
  • F: Chi phí cố định
  • I: Lãi vay

Ví dụ:

Doanh nghiệp X đang kinh doanh móc khóa handmade với tổng số vốn là 100.000.000 đồng. Trong đó, 50.000.000 đồng là do doanh nghiệp đi vay với lãi suất 10%/năm. Dự kiến trong năm 2023, doanh nghiệp X sẽ bán 10.000 cái với giá 20.000 đồng/cái. Chi phí biến đổi là 14.000 đồng/cái và chi phí cố định là 40.000.000 đồng.

I = 50.000.000 x 10% = 5.000.000 đồng

F = 40.000.000 đồng

v = 14.000 đồng

p = 20.000 đồng

Q = 10.000 cái

=> EBIT = 10.000 x (20.000 – 14.000) – 40.000.000 = 20.000.000 đồng

=> DFL=20.000.00020.000.000-5.000.0001,34

Vậy tỷ số đòn bẩy khoảng 1,34. Đồng nghĩa, với EBIT = 20.000.000 VNĐ, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng/giảm 1,34% khi doanh nghiệp tăng/giảm 1% lợi nhuận.

>>>Xem thêm: Đầu tư lướt sóng là gì? Cách đầu tư lướt sóng hiệu quả

Những đòn bẩy tài chính phổ biến nhất

1/ Sử dụng nguồn tiền của người khác

Đòn bẩy tài chính này được chia thành 2 hình thức phổ biến:

  • Vay tiền từ các ngân hàng hoặc công ty tài chính: Với hình thức này, bạn sẽ dùng tiền vay để đầu tư và trả lãi theo kỳ hạn theo thỏa thuận. Tuy nhiên, khoản nợ cao dễ dẫn đến nguy cơ bị thâm hụt tài chính và phá sản.
  • Huy động vốn thông qua cổ phiếu: Hình thức này được áp dụng chủ yếu tại các công ty cổ phần. Doanh nghiệp sẽ phát hành cổ phiếu để huy động vốn từ các nhà đầu tư.

2/ Sử dụng các ý tưởng hữu ích của người khác

Bạn cần lắng nghe, tổng hợp các ý kiến và quan điểm của người khác để có được chiến lược và kế hoạch đầu tư hiệu quả. Đồng thời, bạn có thể liên kết những người có cùng mục tiêu tài chính để khai thác ý tưởng hữu ích từ họ.

>> Xem thêm: 21 nguyên tắc tự do tài chính bạn nên biết

3/ Thuê người khác làm việc giúp bạn

Bạn nên thuê người khác để làm những việc mà bạn không có khả năng làm. Đây là loại đòn bẩy thường được chủ doanh nghiệp sử dụng. Kết quả là họ đã đạt được thành công nhờ sức mạnh cộng hưởng.

4/ Dùng thời gian của người khác

Chủ doanh nghiệp thường sử dụng loại đòn bẩy này cho đội ngũ nhân sự của mình. Đòn bẩy này giúp họ tạo ra tài sản nhanh và hiệu quả hơn.

5/ Dùng kinh nghiệm của các nhà đầu tư chuyên nghiệp

Sử dụng kinh nghiệm của các nhà đầu tư chuyên nghiệp và kinh nghiệm bản thân đã tích lũy để rút ra nguyên tắc đầu tư thành công. Từ đó, bạn có thể xây dựng chiến lược đầu tư hiệu quả giúp tối ưu lợi nhuận trong khoảng thời gian tối thiểu.

Những đòn bẩy tài chính phổ biến nhất
5 đòn bẩy tài chính phổ biến nhất hiện nay (Nguồn: Internet)

Một số lưu ý khi sử dụng đòn bẩy tài chính

  • Để tránh tình trạng ngưng đọng vốn khiến công ty lâm vào khủng hoảng, chủ doanh nghiệp cần có định hướng tốt cho doanh nghiệp của mình.
  • Bạn nên lựa chọn ngân hàng hoặc tổ chức tài chính uy tín để vay vì lãi suất sẽ được đảm bảo ổn định và hạn chế tối đa khả năng bị phá sản.

Việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ đem đến cho bạn lợi nhuận lớn nhưng cũng mang rất nhiều rủi ro tiềm ẩn. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi thực sự sử dụng. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích để bạn áp dụng đòn bẩy hiệu quả.

Tham khảo thêm:

Lãi suất tiết kiệm

(Từ cao đến thấp)
Tại quầyOnline
Kỳ hạn (tháng)
1
3
6
9
12
(Đơn vị: %/năm)Xem toàn bộ

Lãi suất vay

(Từ thấp đến cao)
Ngân hàng
Lãi suất
Thời gian ưu đãi
(Đơn vị: %)Xem toàn bộ

xosovietlott.net

Power 6/55

Mỗi 18h thứ 3,5,7

38.396.133.300 VNĐ

Mega 6/45

Mỗi 18h thứ 4,6 và chủ nhật

66.844.435.000 VNĐ

Max 3D

Mỗi 18h thứ 2,4,6

1.000.000.000 VNĐ

Max 4D

Mỗi 18h thứ 3,5,7

15.000.000 VNĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM