Develop by: TopOnSeek Website: https://www.toponseek.com

Trang chủTài chínhHướng Dẫn Cách Đọc Báo Cáo Tài Chính Và Phân Tích Nhanh, Hiệu Quả

Hướng Dẫn Cách Đọc Báo Cáo Tài Chính Và Phân Tích Nhanh, Hiệu Quả

author-image

Published 13/10/2022

0/5 - (0 bình chọn)
image-cover
icon-share-facebook
icon-share-twitter
icon-share-reddit
icon-share-linkedin
icon-share-pinterest

Tìm cách đọc báo cáo tài chính để đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp là một trong những thách thức lớn đối với các nhà đầu tư mới. Mặc dù vậy, vẫn có những kỹ thuật giúp việc này trở nên đơn giản hơn. Tham khảo hướng dẫn về cách đọc và phân tích báo cáo tài chính nhanh dưới bài viết này cùng Tincoin24h. 

Có thể bạn muốn biết:

Ý nghĩa của việc đọc và phân tích báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính cung cấp chi tiết các số liệu liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp như tài sản, nợ, vốn chủ sở hữu,... bao gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính.

Thông qua báo cáo tài chính, chúng ta có thể đánh giá được một số vấn đề sau:

  • Đối với doanh nghiệp: Giúp nhà lãnh đạo đánh giá được tổng quan hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian qua đang tăng trưởng hay suy thoái. Phát hiện ra những sai sót trong dữ liệu, cơ hội, triển vọng,... Từ đó, đưa ra khuyến cáo để điều chỉnh hoặc thay đổi chiến lược cho phù hợp.
  • Đối với đối tác: Giúp đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Quan sát dòng tiền của họ được tổ chức và luân chuyển như thế nào. Xem xét triển vọng kinh doanh hoặc khả năng ứng phó với các khoản nợ… Từ đó mới quyết định nên hợp tác hay dừng lại.
  • Đối với nhà đầu tư: Giúp nhà đầu tư đánh giá tình hình hiện tại của doanh nghiệp để đưa ra quyết định đầu tư. Xem xét hoạt động kinh doanh có tốt không? Tỷ suất sinh lời có đạt được kỳ vọng không? Vị thế cạnh tranh hoặc mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Luân chuyển dòng tiền có bị ách tắc hay không? Cách doanh nghiệp phân chia cổ tức...

→ Phân tích báo cáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọng với tất cả đối tượng có liên quan đến tài chính của doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Top 8 kênh đầu tư tài chính an toàn, hiệu quả nhất 2022

Hướng dẫn cách đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp đơn giản, nhanh nhất

Cách đọc và phân tích báo cáo tài chính
Cách đọc và phân tích báo cáo tài chính (Nguồn: Internet)

1. Đọc trước ý kiến của kiểm toán viên

Đôi khi phần này có thể bị bỏ qua. Tuy nhiên, đọc trước ý kiến của kiểm toán viên là cần thiết. Việc này có thể  xác thực độ tin cậy về dữ liệu có trong báo cáo tài chính, đã được đánh giá bởi đơn vị kiểm toán chuyên nghiệp. Những sai sót nhỏ có thể được đề xuất để doanh nghiệp chỉnh sửa.

Ý kiến của kiểm toán viên về tính trung thực của báo cáo gồm 4 mức độ: Từ chối, không chấp nhận, ngoại trừ và chấp nhận toàn phần. 

  • Nếu từ chối: Bạn sẽ phải lựa chọn xem xét báo cáo khác có tính chính xác hơn hoặc tránh xa doanh nghiệp đó.
  • Nếu chấp nhận toàn phần: Nghĩa là các dữ liệu trong báo cáo là thật. Bạn hoàn toàn có thể tin tưởng và sử dụng dữ liệu đó vào việc phân tích.

>> Xem thêm: Thực trạng của chính sách tài khóa tại Việt Nam

2. Phân tích bảng cân đối kế toán

Trong bảng này, có 2 mục quan trọng cần chú ý. Chúng là cơ sở để doanh nghiệp vận hành hoạt động kinh doanh của mình. 

Tài sản (TS)Nguồn vốn (NV)
- TS ngắn hạn - TS dài hạn- Nợ phải trả - Vốn chủ sở hữu

Sau khi đã phân loại rõ ràng, bước tiếp theo là tính toán tỷ trọng. Ghi lại các khoản mục quan trọng có tỷ trọng lớn, hoặc có sự biến động mạnh về mặt giá trị ở thời điểm báo cáo. Ngoài ra: 

  • Xem xét số dư tiền và các khoản tương đương tiền: Doanh nghiệp nên có số dư tiền mặt tối thiểu 10% nợ ngắn hạn để đảm bảo khả năng thanh toán tức thời. Nếu khoản này thấp → công ty đang bị thiếu hụt thanh khoản. 
  • Xem xét nợ vay, lãi trả và hệ số nợ: Đa số các doanh nghiệp có khả năng quản trị kém thường có doanh thu thấp. Lúc đó tỷ lệ lợi nhuận trên vốn giảm và hiệu quả mở rộng đầu tư thấp. Ngoại trừ 1 số doanh nghiệp đặc biệt. 
  • Nhận ra dấu hiệu về sự mất cân đối tài chính: Tài sản dài hạn cần được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn tương ứng. Nếu xảy ra điều ngược lại, doanh nghiệp đang bị mất cân bằng về tài chính.

Bạn cần quan sát sự biến động của vốn lưu động thuần. Nếu chỉ số này có xu hướng giảm dần và tiến tới âm, rất có thể doanh nghiệp đang dùng nợ ngắn hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn → Rủi ro về khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong tương lai. 

>> Xem thêm: Đòn bẩy tài chính là gì? Công thức tính đòn bẩy tài chính

3. Đọc - phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và ghi chép những biến đổi quan trọng
Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và ghi chép những biến đổi quan trọng (Nguồn: Internet)

Báo cáo này chia hoạt động doanh nghiệp thành 3 mảng chính. Tổng hợp lợi nhuận (LN)  từ các hoạt động này, ta sẽ có được:

LN trước thuế = LN thuần từ hoạt động kinh doanh + LN khác
LN sau thuế = LN trước thuế – Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)(khoản này thuộc sở hữu của doanh nghiệp và cổ đông)

Đầu tiên, bạn cần nhóm riêng doanh thu và chi phí để tiện theo dõi. 

  • Hoạt động tài chính

- Doanh thu tài chính

- Chi phí tài chính

→ LN thuần từ hoạt động kinh doanh = LN gộp + Doanh thu TC – Chi phí TC – Chi phí bảo hiểm/ phí quản lý doanh nghiệp (QLDN)

  • Hoạt động kinh doanh chính

- Doanh thu thuần bán hàng: Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

- Giá vốn hàng bán

- Chi phí bán hàng, QLDN

→ LN gộp = Doanh thu thuần bán hàng - giá vốn hàng bán

→ Chỉ số biên LN gộp = LN gộp / Doanh thu thuần bán hàng 

Nếu chỉ số này cao so với các doanh nghiệp trong ngành → doanh nghiệp hoạt động tốt, có tính cạnh tranh cao. 

  • Hoạt động khác

Mục này thường chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Gồm thu nhập khác và chi phí khác.

LN khác = Thu nhập khác – Chi phí khác

Bước tiếp theo là tính toán tỷ trọng của từng doanh thu với doanh thu tổng. Tỷ trọng của từng chi phí với chi phí tổng. → Ghi chú các mục có biến động mạnh để theo dõi và dự đoán về sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

Tuy nhiên, thông tin trong báo cáo có thể bị thổi phồng. Vậy nên cần kết hợp so sánh với các báo cáo tài chính khác để đánh giá khách quan hơn. 

>> Xem thêm: TOP 7 App đầu tư tài chính uy tín, an toàn nhất 2022

4. Đọc - phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho biết doanh nghiệp thật sự kiếm được bao nhiêu tiền và dòng tiền được vận động như thế nào. Nếu bỏ báo cáo này, bạn rất dễ bị lợi nhuận trước mắt thu hút mà không tính toán tính bền vững của lợi nhuận này.

Báo cáo thể hiện 3 dòng lưu chuyển tiền cơ bản

  • Từ hoạt động kinh doanh: Dòng tiền này không lấy từ việc huy động vốn hoặc vay nợ mà được lấy từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Từ hoạt động đầu tư: Sự luân chuyển liên quan đến việc đầu tư tài sản cố định, thanh lý hoặc mua sắm tài sản dài hạn…
  • Từ hoạt động tài chính: Liên quan đến sự biến động vốn chủ sở hữu thông qua, phát hành cổ phiếu, trả cổ tức,... Ngoài ra còn có các khoản vay nợ, chi trả nợ gốc…

Dữ liệu dòng tiền ra sẽ là số âm, với một số từ đi kèm như “tiền chi để” “đã trả”. Dữ liệu dòng tiền vào là số dương, với các từ “tiền thu từ“, “nhận được”.

→ 1 số doanh nghiệp có thể không chi trả cổ tức trong thời kỳ đang tăng trưởng. Còn lại đa số các doanh nghiệp có dòng tiền chi trả cổ tức ổn định và đều đặn, chứng tỏ sự lành mạnh trong tài chính của doanh nghiệp, số liệu công bố là đáng tin cậy. 

Đọc - phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Đọc - phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Nguồn: Internet)

5. Đọc - phân tích thuyết minh báo cáo tài chính

Chúng ta sẽ chia báo cáo tài chính (BCTC) thành 2 phần:

  • Tìm hiểu về doanh nghiệp

Thường thể hiện ở đầu BCTC. Ở phần này, bạn sẽ biết được những thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh chủ yếu; Chính sách kế toán hoặc các chuẩn mực kế toán doanh nghiệp đang áp dụng; Kỳ kế toán; Thời gian hoạt động…

  • Thuyết minh về thông tin trên BCTC

Sau khi đã phân chia các khoản mục cần lưu ý và ghi chú sự biến đổi trong các BCTC phía trên. Đây sẽ là báo cáo lý giải những thay đổi trong các khoản mục một cách chi tiết

Bạn có thể kết hợp đọc Thuyết minh BCTC với bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả sản xuất để đánh giá và kết luận.

>> Xem thêm: Đầu tư lướt sóng là gì? Cần làm gì để đầu tư lướt sóng hiệu quả

Cách phân tích báo cáo tài chính

  • Xác định các đặc điểm kinh tế.
  • Xác định chiến lược của doanh nghiệp.
  • Thẩm định chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
  • Phân tích lợi nhuận và nguy cơ hiện tại.
  • Xây dựng cáo tài chính dự báo.
  • Xác định giá trị công ty.
  • Các bước đặt câu hỏi khác. 

Các lưu ý trước khi đọc báo cáo tài chính

Để tiện theo dõi, bạn có thể tải BCTC trên website công ty hoặc trên 2 trang uy tín khác là http://cafef.vnhttps://vietstock.vn. Đối với những nhà đầu tư mới, bạn cần lưu ý:

  • Các số liệu trên báo cáo được ghi lại vào từng thời kỳ nhất định. Nên so sánh dữ liệu theo từng thời điểm để đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp.
  • Nên so sánh các số liệu của doanh nghiệp với các đối thủ kinh doanh cùng ngành để đánh giá lại điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp.
  • Nên tham khảo số liệu từ các báo cáo tài chính của những năm khác nhau. Nếu trong quá trình phân tích, bạn cảm thấy có những nghi vấn về bất kì thông tin nào, có thể liên hệ kế toán công ty hoặc tham khảo các dịch vụ kế toán online để tư vấn. 

Biết cách đọc báo cáo tài chính là kỹ năng rất quan trọng của nhà đầu tư. Ngoài những thông tin mà Tincoin24h cung cấp qua bài viết, bạn có thể tham gia các khóa học tài chính khác để trang bị và nâng cao kiến thức bản thân.  

Nếu bạn quan tâm đến vấn đề tự do tài chính, hãy tham khảo:

Lãi suất tiết kiệm

(Từ cao đến thấp)
Tại quầyOnline
Kỳ hạn (tháng)
1
3
6
9
12
(Đơn vị: %/năm)Xem toàn bộ

Lãi suất vay

(Từ thấp đến cao)
Ngân hàng
Lãi suất
Thời gian ưu đãi
(Đơn vị: %)Xem toàn bộ

xosovietlott.net

Power 6/55

Mỗi 18h thứ 3,5,7

38.396.133.300 VNĐ

Mega 6/45

Mỗi 18h thứ 4,6 và chủ nhật

66.844.435.000 VNĐ

Max 3D

Mỗi 18h thứ 2,4,6

1.000.000.000 VNĐ

Max 4D

Mỗi 18h thứ 3,5,7

15.000.000 VNĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM