Develop by: TopOnSeek Website: https://www.toponseek.com

Trang chủMarketingCẩm nang kiến thức về Marketing từ A-Z

Cẩm nang kiến thức về Marketing từ A-Z

author-image

Published 19/06/2022

0/5 - (0 bình chọn)
image-cover
icon-share-facebook
icon-share-twitter
icon-share-reddit
icon-share-linkedin
icon-share-pinterest

Ngày nay, Marketing được xem là một “vũ khí” vô cùng đắc lực góp phần giúp các doanh nghiệp khẳng định và giữ vững vị thế trên thương trường. Marketing đang ngày càng phổ biến và phủ sóng rộng rãi. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của thuật ngữ này. Vậy Marketing là gì? Nó đóng vai trò gì trong quá trình phát triển của doanh nghiệp? Money24h sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó thông qua bài viết sau đây!

Marketing là gì? Các hình thức phổ biến của Marketing hiện nay

Marketing là gì?

Marketing, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là tiếp thị, là quá trình tối ưu và phân tích những yêu cầu mong muốn của khách hàng. Đây là hoạt động tiếp thị nhằm xác định nhu cầu của sản phẩm với giá thành phù hợp, từ đó sản xuất và bán ra thị trường với mức giá theo kế hoạch đã đề ra.

Xem thêm: Viral Marketing là gì?

Các hình thức phổ biến của Marketing hiện nay

Marketing bao gồm nhiều hình thức khác nhau, nhằm phục vụ những nhu cầu khác nhau của khách hàng. Có thể phân loại thành 13 loại hình Marketing như sau:

  • Outbound Marketing - Tiếp thị gián đoạn
  • Inbound Marketing - Tiếp thị thu hút
  • Traditional Marketing - Tiếp thị truyền thống
  • Digital Marketing - Tiếp thị kỹ thuật số
  • Search Engine Marketing - Tiếp thị trên công cụ tìm kiếm
  • Content Marketing - Tiếp thị nội dung
  • Social Media Marketing - Tiếp thị truyền thông trên mạng xã hội
  • Video Marketing - Tiếp thị thông qua video
  • Email Marketing - Tiếp thị thông qua email
  • Influencer Marketing - Tiếp thị thông qua người có sức ảnh hưởng
  • Affiliate Marketing - Tiếp thị liên kết
  • Word-of-mouth Marketing - Tiếp thị truyền miệng
  • Event Marketing - Tiếp thị sự kiện

Vai trò của Marketing trong doanh nghiệp

Marketing đóng vai trò quan trọng trong quá trình quảng bá thương hiệu và xây dựng doanh nghiệp. Sau đây là một số vai trò điển hình:

  • Marketing là phương pháp hiệu quả để thu hút khách hàng

Marketing là một yếu tố quan trọng trong việc cung cấp cho khách hàng những thông tin cụ thể nhất về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Bởi vì bộ phận tiếp thị là những người hiểu rõ nhất về sản phẩm cũng như kế hoạch, chiến lược Marketing của nó. Do đó, Marketing được xem là phương pháp tối ưu nhất để truyền đạt những giá trị của một sản phẩm đến khách hàng.

  • Marketing giúp tạo dựng mối quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng

Thông qua việc nghiên cứu tâm lý và hành vi của khách hàng, Marketing giúp các doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu cũng như mong muốn của người dùng. Để từ đó tạo dựng mối quan hệ và có được lòng tin của họ.

Khi khách hàng đã có niềm tin với thương hiệu, họ sẵn sàng mua nhiều sản phẩm hơn để trở thành khách hàng thân thiết và lâu dài. Sự tin tưởng và thấu hiểu giữa người dùng với doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao doanh số, mang lại nhiều lợi ích hơn cho thương hiệu.

  • Marketing giúp nâng cao doanh số bán hàng

Mục tiêu cuối cùng của một hoạt động kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận. Và tiếp thị là việc làm cần thiết để doanh nghiệp có thể đạt được mục đích đó. Marketing giúp thương hiệu quảng bá sản phẩm rộng rãi theo nhiều phương thức khác nhau, với mục đích chung là thu hút những khách hàng tiềm năng. Khi khách hàng hài lòng với sản phẩm của bạn, họ sẽ giới thiệu cho những người dùng khác và dần dần doanh số bán hàng sẽ tăng lên.

  • Marketing giúp doanh nghiệp duy trì liên hệ với khách hàng hiện tại 

Đừng chỉ tập trung vào việc thu hút những khách hàng mới mà quên mất những khách hàng hiện tại. Marketing sẽ giúp thương hiệu duy trì liên hệ với người dùng bằng cách tiếp thị đến họ những chương trình giảm giá, khuyến mãi… 

  • Marketing giúp đưa ra nhiều sự lựa chọn về doanh thu

Thông thường trong giai đoạn khởi nghiệp, doanh nghiệp thường có ít sự lựa chọn vì không đủ kinh phí. Các chiến lược tiếp thị sẽ giúp bạn có thêm nhiều khách hàng đồng thời nâng cao lợi nhuận. Khi đã có nguồn vốn ổn định, bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn để phát triển doanh nghiệp.

Công việc của một Marketer và mức lương ngành Marketing hiện nay [Cập nhật 2022]

Marketing càng phát triển, nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực này sẽ càng cao. Vậy công việc của một Marketer là làm gì? Mức lương của ngành Marketing hiện nay là bao nhiêu? Nội dung tiếp theo sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi đó.

  • Công việc của một Marketer

Ngành Marketing sẽ có những vị trí công việc tiêu biểu sau:

1. Marketing Assistant - Trợ lý Marketing

Nội dung công việc của vị trí này thường bao gồm:

  • Hỗ trợ Marketing Leader các công việc hành chính, hỗ trợ bộ phận Marketing vận hành trơn tru và hiệu quả.
  • Thu thập và xử lý các thông tin về chiến lược tiếp thị.
  • Trao đổi với khách hàng về các thắc mắc và những việc cần thiết khác

2. Account Executive - Quản lý khách hàng

Vị trí này thường làm việc với các đại diện, các công ty Marketing, tương tác với khách hàng.

Công việc này phù hợp với những bạn:

  • Có kỹ năng mềm tốt
  • Mong muốn tìm hiểu quá trình vận hành của các chiến dịch Marketing
  • Đưa ra những ý kiến đổi mới phù hợp với kế hoạch

3. Digital Marketing Coordinator - Điều phối viên Tiếp thị kỹ thuật số

Điều phối viên thường phải phối hợp chặt chẽ với những bộ phận tiếp thị khác nhau để đảm bảo chiến dịch Marketing hoạt động hiệu quả. 

Vị trí này cần phải:

  • Lập kế hoạch và đảm bảo tiến độ của chiến dịch.
  • Quản lý ngân sách 
  • Điều phối chiến dịch xuyên suốt quá trình thực hiện.

4. SEO Specialist (Chuyên viên SEO)

Các chuyên viên SEO có nhiệm vụ phân tích và tối ưu hóa website để website đó có thể xếp đầu bảng trong kết quả của công cụ tìm kiếm.

Chuyên viên SEO sẽ phát triển tốt nếu có kỹ năng phân tích, có hệ thống kiến thức liên quan đến công nghệ hoặc lập trình, có tư duy phản biện mạnh mẽ. Đây là vị trí đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ nhất định.

5. Digital Strategist - Nhà hoạch định chiến lược tiếp thị

Công việc chính của vị trí này là xác định đối tượng mục tiêu và những thách thức trong các chiến lược tiếp thị của thương hiệu. Họ sẽ làm việc với nhiều bộ phận khác nhau để phát triển chiến lược thật thu hút và có được lượng truy cập cao.

6. Social media Marketing Coordinator - Điều phối viên truyền thông xã hội

Điều phối viên Social Media sẽ làm những công việc như:

  • Xây dựng và quản lý chiến dịch trên các phương tiện truyền thông xã hội cho thương hiệu của doanh nghiệp.
  • Quản lý, theo dõi các chiến dịch social có trả phí
  • Cập nhật các xu hướng đặc biệt của social media.

7. Marketing Analyst - Nhân viên phân tích thị trường

Vị trí này bao gồm những công việc sau:

  • Khảo sát về mức độ hài lòng và lắng nghe ý kiến của khách hàng
  • Phân tích mức độ cạnh tranh và tiến hành thử nghiệm sản phẩm
  • Đo lường hiệu suất của chiến dịch để xác định các đặc tính và mô hình thành công.

8. Content Marketer - Nhân viên nội dung

Công việc chính của vị trí này là tạo ra nhiều dạng nội dung bao gồm sách, blog, kịch bản video, nội dung cho website. Vai trò này đòi hỏi sự sáng tạo, kỹ năng phân tích và chú trọng đến những chi tiết.

9. Product Marketing Manager - Quản lý tiếp thị sản phẩm

Công việc này bao gồm: 

  • Xác định phương thức quảng bá của từng sản phẩm cụ thể bằng cách sử dụng dữ liệu và kỹ năng phân tích của mình.
  • Hoạch định chiến lược tiếp thị cho sản phẩm bằng cách hợp tác với các nhà thiết kế sản phẩm và bộ phận Marketing.
  • Mức lương ngành Marketing [Cập nhật năm 2022]

Xét tổng thể theo mức lương trung bình của các ngành nghề tại Việt Nam, thu nhập của ngành Marketing thuộc phân khúc cao so với những công việc văn phòng khác. Mức lương thường được tính theo vị trí làm việc, chức vụ, KPI bạn đạt được và thông thường cũng kèm theo số năm kinh nghiệm. 

Những sinh viên mới tốt nghiệp thường chỉ nhận được khoảng gần 6 triệu đồng/tháng. Với những người đã có kinh nghiệm (từ 1 đến 2 năm), mức lương sẽ dao động trong khoảng 8 - 15 triệu đồng/tháng. Thu nhập của các cấp cao hơn như quản lý/ trưởng phòng nằm trong khoảng từ 20 - 30 triệu đồng/tháng. Với những người giữ chức vụ cao kèm theo số năm thâm niên trong nghề, mức lương có thể lên tới 100 triệu đồng/tháng. Đây là mức thu nhập không hề nhỏ tại thị trường lao động Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn do tác động của dịch bệnh như hiện nay.

Một số câu hỏi xung quanh ngành Marketing

Dưới đây là những câu hỏi phổ biến về ngành Marketing:

1. Để trở thành Marketer cần trang bị những kỹ năng nào?

Marketing là một chuyên ngành yêu cầu phải phối hợp nhiều kỹ năng và vận dụng nhiều kiến thức để có thể đưa ra những chiến lược quảng cáo hiệu quả nhất. Bạn có thể tham khảo những kỹ năng sau nếu muốn trở thành một Marketer:

  • Khả năng làm việc nhóm, linh hoạt trong công việc
  • Kỹ năng phân tích và thu thập dữ liệu
  • Khả năng liên kết ý tưởng và viết tốt
  • Kỹ năng giao tiếp, tự tin, không ngại chia sẻ
  • Có tính kỷ luật, tự giác và tuân thủ thời hạn hoàn thành nhiệm vụ.

2. Sinh viên theo ngành Marketing nên học trường nào?

Hiện nay có rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng, bao gồm cả dân lập và công lập, có giảng dạy chuyên ngành Marketing. Trong đó có thể kể đến một số trường tiêu biểu như:

  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học RMIT 
  • Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Ngoại thương
  • Học viện Tài chính

3. Nguồn tự học Marketing chất lượng

Marketing là một lĩnh vực có nhiều khía cạnh và bao hàm rất nhiều kiến thức. Nếu bạn đã có một nền tảng kiến thức vững chắc thì bạn có thể tự học Marketing. Việc tự học đòi hỏi bạn phải có tính tự giác, có tư duy sáng tạo và khả năng phân tích tốt. Bạn có thể tham khảo tạp chí chuyên ngành, các website, diễn đàn chia sẻ, khóa học về Marketing

Kết luận

Marketing là một ngành nghề có nhiều loại hình công việc khác nhau và mỗi vị trí đều đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Mong rằng bài viết của Money24h sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng và cụ thể nếu bạn mong muốn trở thành một Marketer.

thiết kế web chuẩn seodịch vụ seo web
https://diigo.com/0oxit9https://diigo.com/0oxitw
https://www.instapaper.com/read/1513836939https://www.instapaper.com/read/1513836538
https://getpocket.com/read/3639642007https://getpocket.com/read/3639641250
https://pin.it/4h75fxRhttps://pin.it/39f19PM
https://lnkd.in/en7MCHPChttps://lnkd.in/ennCse2W
t.ly/q6h3t.ly/eFVL
https://linkhay.com/link/item/click/id/5412985https://linkhay.com/link/item/click/id/5404812
https://bit.ly/3xoWoNHhttps://bit.ly/3MPaj5i
http://ow.ly/2atx50JwKUThttp://ow.ly/2zaz50JwKTF
t.ly/5K6HRt.ly/46eu

Lãi suất tiết kiệm

(Từ cao đến thấp)
Tại quầyOnline
Kỳ hạn (tháng)
1
3
6
9
12
(Đơn vị: %/năm)Xem toàn bộ

Lãi suất vay

(Từ thấp đến cao)
Ngân hàng
Lãi suất
Thời gian ưu đãi
(Đơn vị: %)Xem toàn bộ

xosovietlott.net

Power 6/55

Mỗi 18h thứ 3,5,7

38.396.133.300 VNĐ

Mega 6/45

Mỗi 18h thứ 4,6 và chủ nhật

66.844.435.000 VNĐ

Max 3D

Mỗi 18h thứ 2,4,6

1.000.000.000 VNĐ

Max 4D

Mỗi 18h thứ 3,5,7

15.000.000 VNĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM