Trang chủGiáo dụcTỔNG QUAN KIẾN THỨC VỀ DIGITAL MARKETING
Digital Marketing đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho các công ty, doanh nghiệp. Vậy Digital Marketing là gì? Tại sao nó lại đóng vai trò quan trọng đối với thương hiệu và các chiến lược marketing? Money24h sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó thông qua bài viết sau đây!
Digital Marketing dịch sang tiếng Việt có nghĩa là Tiếp thị kỹ thuật số. Thuật ngữ này bao gồm các hoạt động marketing sản phẩm/ dịch vụ thông qua những nền tảng kỹ thuật số để kết nối khách hàng với doanh nghiệp/ thương hiệu. Điểm nổi bật của Digital Marketing là sử dụng các công cụ kỹ thuật số để tiếp thị, quảng bá, thông qua những hình thức sau:
Tham khảo: Viral Marketing
Tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp
Sự phát triển của Digital Marketing đã tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng cho tất cả các mô hình doanh nghiệp từ nhỏ tới lớn. Các doanh nghiệp đã hoặc đang phát triển đều có thể ứng dụng Tiếp thị kỹ thuật số trong kinh doanh để quảng bá thương hiệu rộng rãi hơn cũng như nâng cao hiệu quả kinh tế.
Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
Trước đây, nếu muốn thực hiện marketing theo phương thức truyền thống, doanh nghiệp phải chi ra ngân sách khá lớn để tổ chức sự kiện, in tờ rơi,…Trong khi đó, Digital Marketing chủ yếu tiếp thị thông qua Internet, các kênh mạng xã hội miễn phí giúp doanh nghiệp tiếp cận được lượng lớn khách hàng và giảm thiểu ngân sách marketing. Điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian.
Mức độ tương tác cao
Theo số liệu thống kê của Digital, tính tới tháng 6-2021, số lượng người dùng Internet ở Việt Nam là gần 70 triệu (chiếm hơn 70% dân số). Vậy nên, thông qua Internet, doanh nghiệp có thể dễ dàng tương tác trực tuyến đồng thời hỗ trợ khách hàng bất cứ lúc nào. Nhờ đó có thể nâng cao trải nghiệm của người dùng cũng như tăng hiệu quả tương tác.
Như đã trình bày phần digital marketing là gì, thuật ngữ này được hiểu ngắn gọn là hoạt động marketing dựa trên các phương tiện kỹ thuật số (TV, điện thoại, Internet,...). Còn Online Marketing, dịch ra tiếng Việt là Marketing trực tuyến, có nghĩa là quảng bá và truyền tải thông tin về thương hiệu hoặc sản phẩm thông qua Internet. Sau đây là những điểm khác biệt rõ nét nhất giữa 2 phương thức tiếp thị này:
Inbound Marketing là chiến thuật dẫn dắt việc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ cho những khách hàng tiềm năng thông qua việc cung cấp những nội dung hữu ích và liên quan. Phương thức này đưa những thông tin hữu ích đến với người dùng thông qua website hay blog, được tối ưu cho công cụ tìm kiếm. Nhờ vào đó khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy những thông tin cần thiết để giải quyết các vấn đề mà doanh nghiệp của họ đang gặp phải.
Có thể hiểu đơn giản Inbound Marketing là một nhánh nhỏ thuộc Digital Marketing, là một lý thuyết sử dụng các kênh tiếp thị kỹ thuật số để thu hút, chuyển đổi và làm hài lòng các khách hàng online. Còn Digital Marketing, nói cách khác, là một cái ô che cho tất cả các chiến thuật Online Marketing dưới bất kỳ hình thức nào, bao gồm cả Inbound Marketing.
Theo báo cáo từ Hootsuite và We are Social về Xu hướng Digital tại Việt Nam năm 2020 - 2021, số người dùng Internet ở Việt Nam là 68,72 triệu người, chiếm hơn 70% dân số. Dựa theo số liệu nêu trên, có thể thấy rằng tần suất sử dụng Internet cũng như mạng xã hội tại Việt Nam đang ngày càng tăng cao. Điều này chứng tỏ rằng Digital Marketing sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai và mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn cho giới trẻ.
Với tấm bằng chuyên ngành Digital Marketing, sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn dành cho bạn. Tùy theo sở thích và năng lực của bản thân, bạn có thể lựa chọn làm việc chuyên sâu về một trong những lĩnh vực của Digital Marketing ví dụ như:
Xét tổng thể theo mức lương trung bình của các ngành nghề tại Việt Nam, thu nhập của ngành Digital Marketing thuộc phân khúc cao so với những công việc văn phòng khác. Mức lương thường được tính theo vị trí làm việc, chức vụ, KPI bạn đạt được và thông thường cũng kèm theo số năm kinh nghiệm. Những sinh viên mới tốt nghiệp thường chỉ nhận được khoảng gần 6 triệu đồng/tháng. Với những người đã có kinh nghiệm (từ 1 đến 2 năm), mức lương sẽ dao động trong khoảng 8 - 15 triệu đồng/tháng. Thu nhập của các cấp cao hơn như quản lý/ trưởng phòng nằm trong khoảng từ 20 - 30 triệu đồng. Với những người giữ chức vụ cao kèm theo số năm kinh nghiệm nhiều, mức lương có thể lên tới 100 triệu đồng/tháng. Đây là mức thu nhập không hề nhỏ tại thị trường lao động Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn do tác động của dịch bệnh như hiện nay.
Digital Marketing là ngành học có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai và nhận được nhiều sự ưu tiên lựa chọn từ những bạn học sinh/sinh viên trên khắp cả nước. Hiện nay có rất nhiều trường đại học, cao đẳng trên khắp cả nước giảng dạy chuyên ngành Digital Marketing. Sau đây là một số trường nổi bật để bạn có thể tham khảo và đưa ra lựa chọn sáng suốt cho bản thân:
1. Công cụ đo lường và phân tích
Google Analytics
Google Analytics là công cụ phổ biến nhất hiện nay trong lĩnh vực đo lường và phân tích. Công cụ này cung cấp cho người sử dụng các dữ liệu về lưu lượng truy cập, các dữ liệu nhân khẩu học, hành vi của người dùng trên website.
Piwik
Piwik là công cụ đo lường dễ sử dụng, nhiều tính năng, mã nguồn mở và được cập nhật thường xuyên. Điểm khác biệt đó là Piwik sẽ đòi hỏi bạn phải có server, hosting và kiến thức kỹ thuật nếu muốn tự cài đặt công cụ này cho website chứ không phải chỉ cần cài đặt 1 đoạn code như các công cụ khác.
2. Công cụ hỗ trợ digital marketing: Công cụ A/B testing
A/B Testing có thể hiểu đơn giản là việc chạy thử nghiệm giữa hai phiên bản khác nhau A và B, được đặt trong cùng 1 điều kiện/hoàn cảnh, nhằm tìm ra phiên bản hiệu quả tốt hơn. Dưới đây là các công cụ A/B testing tiêu biểu mà bạn có thể tham khảo:
Optimizely
Optimizely là một công cụ cung cấp cho người dùng khả năng tối ưu hóa và tiến hành A/B testing một cách nhanh chóng mà không cần phải biết quá nhiều về kỹ thuật. Optimizedly được trang bị những tính năng ưu việt, bao gồm:
Mixpanel
Với quy trình dễ sử dụng, công cụ phân tích về A/B Testing Mixpanel giúp người dùng trả lời những câu hỏi:
1. Công cụ quản lý mạng xã hội
Sprout Social
Sprout Social là giải pháp cho dịch vụ khách hàng và tiếp thị trên nền tảng xã hội. Ngoài việc sắp xếp việc quản lý tài khoản mạng xã hội bằng một hộp thư đến xuyên suốt, bạn có thể sử dụng công cụ này cho từng mảng của quá trình xuất bản và tích hợp phân tích.
Công cụ quản lý Social Media - Buffer
Công cụ này cho phép bạn quản lý nhiều profile Social Media cùng một lúc và nó có cả tùy chọn trả phí và miễn phí. Gói miễn phí cho phép bạn chọn một profile trên mỗi mạng lưới và lên lịch biểu cho 10 bài đăng và tweet cùng một lúc. Buffer cũng cung cấp cho bạn quyền truy cập vào bộ phân tích cơ bản để theo dõi số lần nhấp chuột vào các liên kết, số lượt chia sẻ và mức độ tương tác của người dùng.
2. Công cụ theo dõi mạng xã hội
Google Alerts
Google Alerts là một dịch vụ của Google cho phép cập nhật kết quả tìm kiếm có liên quan tới từ khóa nhất định qua Email. Công cụ này sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi được đối thủ của mình thông qua những từ khóa cũng như những biện pháp, nỗ lực của họ và qua đó có thể cải thiện từ khóa của mình.
Công cụ hỗ trợ phân tích thị trường/ đối thủ
Alexa
Alexa là một giải pháp phân tích cạnh tranh và SEO được thiết kế để giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu cũng như hoạch định chiến lược tiếp thị của họ. Công cụ này cung cấp cho bạn những hiểu biết có giá trị về hiệu suất của bất kỳ trang web nào.
SERanking
SERanking là một giải pháp SEO tất cả trong một cho phép người dùng nghiên cứu từ khóa, theo dõi thứ hạng và kiểm tra lưu lượng truy cập trang web của bất kỳ trang web nào trên khắp thế giới. Khi bạn tìm kiếm một trang web, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về tổng lưu lượng truy cập của trang web mỗi tháng cũng như tổng số từ khóa mà trang web đang xếp hạng. Bên cạnh đó bạn cũng sẽ thấy các biểu đồ đường thể hiện xu hướng của tổng lưu lượng truy cập và xếp hạng từ khóa cũng như tiến trình của chúng theo thời gian.
2. Công cụ nghiên cứu chạy quảng cáo Facebook
Social Bakers
Social Baker là một ứng dụng phân tích cho phép bạn theo dõi hồ sơ trên Facebook, Twitter và Youtube của đối thủ của bạn. Đồng thời nó cũng cho phép bạn tạo các báo cáo dạng PDF theo mẫu Executive Report tiêu chuẩn hoặc bạn có thể tự tạo một bản báo cáo tùy chỉnh. Các bản báo cáo này có thể phân tích hoạt động chỉ trên trang Facebook của bạn và của cả đối thủ của bạn.
Fanpage Karma
Đây là công cụ phân tích các tài khoản không chỉ trên Facebook Marketing mà còn trên các nền tảng mạng xã hội khác như Twitter, Google+, Instagram, Youtube, Pinterest. Fanpage Karma cho phép bạn dùng miễn phí với các dữ liệu giới hạn và trả phí với những phân tích dữ liệu đầy đủ hơn.
Ngoài ra còn một số công cụ khác hỗ trợ quá trình nghiên cứu quảng cáo Paid Search và Display của đổi thủ tuy nhiên chỉ mới tập trung ở các thị trường lớn ở nước ngoài.
WebPageTest - Website Performance and Optimization Test
Công cụ này sẽ hỗ trợ bạn phân tích trang web bạn muốn và ghi lại tốc độ load của từng file, từng yếu tố trên web. Từ đó, bạn có thể biết được những yếu tố nào làm giảm tốc độ load của website. Công cụ này cũng đưa ra một báo cáo đầy đủ các thông tin và kèm theo những việc có thể làm để cải thiện tốc độ website.
Google Tag Manager
Một website có thể sẽ phải gắn rất nhiều loại tag và code khác nhau cho nhiều tác vụ khác nhau như tracking, phân tích, quảng cáo. Việc gắn quá nhiều tag và code trên website mà không quản lý sẽ dẫn đến việc website bị chậm, giảm tốc độ load, ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Google Tag Manager là công cụ được Google phát triển với mục đích quản lý tất cả các tag và code cho website trên một giao diện duy nhất và giúp cải thiện độ ổn định, tốc độ load của website và trải nghiệm của người dùng.
Mobiletest.me
Công cụ này cho phép bạn kiểm tra và xem thử một website sẽ hiển thị thế nào trên các thiết bị di động khác nhau một cách nhanh chóng. Nhưng bạn chỉ có thể xem trên một số thiết bị có sẵn nếu bạn dùng miễn phí. Nếu bạn trả phí, bạn có thể xem được trên rất nhiều thiết bị khác nhau với các chế độ khác nhau.
Kết bài
Thông qua bài viết, bạn đã hiểu rõ được Digital marketing là gì cũng như thấy được rằng Digital Marketing đóng vai trò thực sự quan trọng với doanh nghiệp/thương hiệu trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Hy vọng bài viết này của Money24h sẽ giúp ích bạn trong quá trình tìm hiểu về Digital Marketing cũng như về những công cụ hỗ trợ phổ biến.
Power 6/55 Mỗi 18h thứ 3,5,7 | 38.396.133.300 VNĐ |
Mega 6/45 Mỗi 18h thứ 4,6 và chủ nhật | 66.844.435.000 VNĐ |
Max 3D Mỗi 18h thứ 2,4,6 | 1.000.000.000 VNĐ |
Max 4D Mỗi 18h thứ 3,5,7 | 15.000.000 VNĐ |
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM