Develop by: TopOnSeek Website: https://www.toponseek.com

Trang chủTài chínhCách Cân Đối, Quản Lý Các Khoản Chi Tiêu Trong Gia Đình

Cách Cân Đối, Quản Lý Các Khoản Chi Tiêu Trong Gia Đình

author-image

Published 28/10/2022

4/5 - (1 bình chọn)
image-cover
icon-share-facebook
icon-share-twitter
icon-share-reddit
icon-share-linkedin
icon-share-pinterest

Quản lý chi tiêu không chỉ là vấn đề cần thiết của riêng một cá nhân. Khi mà bạn đã có gia đình thì quản lý chi tiêu lại càng quan trọng hơn. Nếu biết cách kiểm soát nguồn thu và chi hiệu quả, bạn sẽ có cho mình một gia đình hạnh phúc hơn.

Vậy đừng ngần ngại mà tham khảo ngay những Mẹo quản lý các khoản chi tiêu trong gia đìnhMoney24h giới thiệu sau đây nhé!

>>> Có thể bạn quan tâm: 10+ Cách Tiết Kiệm Tiền Từ Lương Hàng Tháng Hiệu Quả, Thông Minh

1. Chi tiêu trong gia đình là gì?

Chi tiêu trong gia đình là khoản chi phí mà bạn phải bỏ ra để đáp ứng được nhu cầu sinh sống của các thành viên. Các khoản phí này có thể liên quan đến mọi mặt đời sống như ăn uống, đi lại, du lịch, tiền nhà,....

2. Tại sao cần lập kế hoạch chi tiêu trong gia đình?

Đứng trước tình hình kinh tế khó khăn, việc thắt chặt chi tiêu và tiết kiệm cần được quan tâm. Lập kế hoạch chi tiêu hợp lý giúp gia đình bạn cần bằng được tài chính. Đồng thời, việc này sẽ giúp bạn có được khoản tiết kiệm cho tương lai. Nhờ vậy, gia đình bạn sẽ không bị động trước những tình huống bất ngờ của bệnh tật, thất nghiệp,... Áp lực tài chính nhờ đó cũng được giảm đi đáng kể.

Cần lập kế hoạch chi tiêu trong gia đình để có được cuộc sống hạnh phúc hơn
Cần lập kế hoạch chi tiêu trong gia đình để có được cuộc sống hạnh phúc hơn (Nguồn: Internet)

3. Các khoản chi tiêu trong gia đình

Thông thường các khoản chi tiêu trong gia đình sẽ được thay đổi theo từng tháng. Tuy nhiên, các khoản chi cố định như ăn uống, mua sắm, điện nước cần có sự rõ ràng và cụ thể.

3.1. Nhu cầu ăn uống đi lại

Mỗi gia đình đều có những nhu cầu mua sắm khác nhau cho cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, có một số thứ thiết yếu mà gia đình nào cũng phải mua sắm như: thực phẩm, nước uống, đồ vệ sinh cá nhân,... Đây là những khoản chi thường xuyên và bắt buộc đối với mỗi gia đình.

Những khoản này được thể hiện rõ ràng hơn khi mua hàng ở chợ hoặc các siêu thị. Thường thì khoản phí này sẽ chiếm 50% tổng ngân sách chi tiêu của gia đình mình. Bạn cũng có thể tham khảo thêm cách quản lý tài chính hiệu quả bằng quy tắc 50/20/30.

Các khoản chi thiết yếu trong gia đình
Các khoản chi thiết yếu trong gia đình (Nguồn: Internet)

3.2. Nhu cầu y tế và bảo vệ sức khoẻ

Đây là những chi phí mà các gia đình cần phải có. Một khoản dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp khi người nhà ốm đau, cần đi khám, cần nhập viện, mua thuốc,... Bạn cũng nên duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng sức khoẻ bản thân và có biện pháp xử lý kịp thời.

3.4. Nhu cầu giáo dục và học tập

Giáo dục luôn được các bậc Cha Mẹ quan tâm và đầu tư cho những đứa con của mình. Ngoài các khoản chi tiền học trên trường thì bậc phụ huynh thường cho con mình học thêm các môn học khác bên ngoài như ngoại ngữ, đàn, nhảy,...

Bên cạnh đó, Cha Mẹ cũng cần có được thu nạp kiến thức và trau dồi thêm những kỹ năng cho công việc. Do đó đây được xem là khoản chi bắt buộc và cần có mỗi tháng. Khoản chi cho trí thức luôn cần được đầu tư, vì trong tương lai sẽ đem lại lợi ích đáng kể.

Nhu cầu giáo dục và học tập luôn là khoản chi thiết yếu của mỗi gia đình
Nhu cầu giáo dục và học tập luôn là khoản chi thiết yếu của mỗi gia đình (Nguồn: Internet)

3.5. Nhu cầu giải trí

Sau những ngày học tập, làm việc mệt mỏi bạn cần cho mình những giây phút giải trí và thư giãn bên gia đình. Đó là có thể là những bữa ăn ngon trong một nhà hàng sang trọng. Hay đơn giản là cùng gia đình đi du lịch ngắn trong thành phố.

3.6. Nhu cầu giao tiếp xã hội

Nhu cầu giao tiếp xã hội là những khoản chi như đám cưới, hội họp, sinh nhật, hay các dịp Lễ, Tết. Hoặc các dịp quyên góp từ thiện.

4. Hướng dẫn cách quản lý các khoản chi tiêu trong gia đình hiệu quả

Đưa ra mục tiêu tài chính cụ thể

Có một kế hoạch chi tiêu cụ thể không chỉ giúp bạn quản lý tài chính gia đình hiệu quả. Đặc biệt, khi xác định mục tiêu bạn sẽ dễ dàng đi đúng hướng và chọn được một nguồn ngân sách phù hợp hơn.

Ngoài ra, các mục tiêu như lập kế hoạch sinh thêm con, mua nhà, mua xe, chi tiêu cho con vào lớp 1,... đều cần đưa ra mục tiêu cụ thể. Ví dụ nếu bạn muốn đầu tư cho cái học tập nhiều hơn thì bạn có thể bỏ ra một ngân sách cụ thể cùng với đó là giảm chi tiêu còn lại. Đây là đến lúc bạn cần cân dối ngân sách và có kế hoạch chi tiêu cụ thể.

>>> Có thể bạn quan tâm: “Học Ngay” 10+ Cách Tiết Kiệm Tiền Lương 5 Triệu Giúp Bạn Sống Sung Túc

Sắp xếp tài chính hợp lý theo nhiều phương pháp

Sắp xếp tài chính và phân bổ chi tiêu theo từng tháng và tuần cần có sự cân đối hơn. Bạn có thể áp dụng một số ứng dụng phổ biến sau đây:

Phương pháp 6 chiếc lọ

Với quy tắc 6 chiếc lọ bạn chỉ cần chia thu nhập của bạn thành 6 phần tương ứng với 6 mục tiêu cụ thể. Bạn có thể ưu tiên các mục nhiều tiền hơn và bổ sung những khoản cố định cho tháng trước. Cụ thể phương pháp này sẽ là:

STTCác khoản chi tiêuTỷ lệChi tiết
1Các khoản chi thiết yếu55%Các khoản chi tiết yếu như nhu cầu ăn uống, đi lại, thuê nhà, chi phí điện nước,....
2Khoản tiết kiệm10%Chi cho các mục tiêu tương lai như mua nhà, mua xe, nuôi con, lấy vợ
3Giáo dục10%Chi cho các khoản như mua nhà, mua xe, lấy vợ, nuôi con,
4Hưởng thụ10%Số tiền này sẽ dành cho các khoản như xem phim, đi chơi, du lịch,...
5Từ thiện5%Số tiền này sẽ dành cho mục đích từ thiện và các hoạt động vì cộng đồng
6 Tự do10%Sống một cuộc sống như mong muốn thì bạn nhất thiết không phụ thuộc vào người khác. Do đó bạn cần có được các khoản tiền như nghỉ hưu sớm, du lịch,...

Phương pháp quản lý chi tiêu bằng sổ quản lý của người Nhật

Với phương pháp quản lý chi tiêu bằng sổ quản lý người Nhật bạn chỉ cần trích ra thu nhập của mình ra 3 phong bì tiêu dùng khác nhau:

  • Tiền của các nhu cầu thiết yếu: Tiền thuê nhà, ăn uống, y tế, đi lại,...
  • Các chi phí không cần thiết như: Mua sắm, giải trí,...
  • Các khoản chi đầu tư: Mua khoá học, sách vở, đầu tư sinh lời
  • Các khoản tiền phát sinh khác như chi phí sửa xe, đi tiệc đám cưới,...
Phương pháp quản lý chi tiêu bằng sổ quản lý của người Nhật
Phương pháp quản lý chi tiêu bằng sổ quản lý của người Nhật (Nguồn: Internet)

Sử dụng app chi tiêu

Với sự tiến bộ của công nghệ thì việc sử dụng app quản lý chi tiêu sẽ giúp bạn và gia đình dễ dàng xem được báo cáo thu chi. Nhờ vậy bạn sẽ có những cách tiết kiệm và quản lý tài chính hiệu quả. Bạn cũng có thể đầu tư thêm nhiều lĩnh vực khác nhau để gia tăng nguồn thu trong tương lai như đầu tư chứng khoán, đầu tư Bitcoin,... Việc đầu tư và tiết kiệm sẽ giúp bạn chủ động trong mọi tình huống.

Giới hạn mức chi từng tháng

Khi bạn đã có cho mình kế hoạch tiết kiệm từng tháng thì bạn cũng nên đưa ra hạn mức chi tiêu. Ví dụ bạn đưa ra hạn mức chi tiêu theo từng tháng là 5 triệu cho mục ăn uống và 2 triệu cho phần tiết kiệm. Khi đưa ra hạn mức cụ thể thì bạn dễ dàng chi tiêu theo đúng số tiền đó và không bị lừa gạt bởi nhiều chiêu trò quảng cáo của các nhãn hàng.

Đánh giá tình hình tài chính trong tháng qua

Bất kể tình hình tài chính của bạn đang ở mức độ nào thì bạn cũng nên xem xét và đánh giá cụ thể tình hình hiện tại. Việc này giúp bạn kiểm soát và điều chỉnh ngân sách ở mức an toàn. Hàng ngày bạn cần ghi lại một cách cụ thể và chi tiết nhất các khoản chi vào cuốn sổ. Và vào mỗi tuần bạn cũng nên cộng tổng lại thu nhập và thu chi của gia đình mình. Khi nhìn vào những con số bạn sẽ biết được rõ thói quen chi tiêu của gia đình.

Bạn có thể tạo thói quen ghi chép chi tiêu cá nhân của mình bằng 3 cách như ghi chép qua sổ tay, bằng excel và app quản lý chi tiêu. Tuỳ thuộc vào nhu cầu và thói quen bản thân bạn có thể áp dụng những cách chi tiêu khác nhau.

  • Nếu bạn quen giữ biên lai và muốn ghi chú một cách chi tiết thì sổ tay là sự lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, hình thức này thường tiêu tốn rất nhiều tiền nếu phải thay đổi thường xuyên và khó lưu trữ.
  • Nếu bạn đã quen sử dụng các ứng dụng máy tính trong văn phòng và thường lưu giữ biên lai, thì phương pháp Excel sẽ giúp bạn ghi chép chi phí tốt. Nhưng nhược điểm của phương pháp này là khi mua các vật dụng gia đình hay các dụng cụ có chi phí nhỏ thường bị bỏ qua, do không tiện ghi chép trong Excel trên điện thoại của bạn.
  • Nếu bạn thường trả thẻ ngân hàng và không thích giữ biên lai, các ứng dụng quản lý chi phí miễn phí là lựa chọn hàng đầu. Phương pháp này cho phép bạn nhanh chóng điều chỉnh chi tiêu của mình trước khi lâm vào tình trạng thâm hụt. Tuy nhiên, hình thức này không thực sự phù hợp với những bạn chỉ muốn thanh toán bằng tiền mặt.

5. Lưu ý khi quản lý tài chính cá nhân cho gia đình

Nói chuyện cởi mở về tiền bạc với người ấy của bạn

Khi còn độc thân, bạn có thể sử dụng anh ấy sẽ làm gì anh ấy muốn, nhưng nếu bạn kết hôn, vấn đề tài chính là việc của bạn. Vì vậy hãy nói chuyện cởi mở về chuyện tiền bạc với nửa kia của mình để cuộc sống vợ chồng hòa thuận hơn trong thu nhập gia đình. Ví dụ: Ai là người giữ tiền, ai trả các hóa đơn hàng tháng và tiết kiệm tiền hàng tháng.

Xác định thói quen, cách chi tiêu và trách nhiệm tài chính riêng của bạn

Lập danh sách công việc cho sự hợp tác. Thói quen chi tiêu nhất quán giúp tài chính gia đình ổn định và đảm bảo hơn. Giúp hạn chế tình trạng “căng tay” dẫn đến đám đông đáng báo động. Ngoài ra, hai vợ chồng có thể phân chia rõ ràng trách nhiệm của mỗi người. Ví dụ, tiền lương của chồng bạn được dùng để mua đồ gia dụng, tạp hóa và nuôi con.

Tiền lương của vợ được dùng để chăm sóc sức khỏe cho gia đình, mua quần áo,... Điều này giúp gia đình bạn sử dụng tiền lương tốt hơn.

Thành lập quỹ chung

Quỹ chung có thể là khoản tiết kiệm hàng tháng cho cả hai bạn, hoặc tiền mừng đám cưới,... hoặc những việc bất ngờ xảy ra như bệnh tật, thất nghiệp,... Đây là một khoản cần có khi bước vào cuộc sống gia đình. Chính điều này cũng tạo động lực cho cả 2 cố gắng phát triển hơn trong tương lai.

Như vậy, bài chia sẻ về đề cập đến những cách quản lý chi tiêu trong gia đình hiệu quả, chúng tôi hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc tổ chức và ổn định cuộc sống vợ chồng.

Lãi suất tiết kiệm

(Từ cao đến thấp)
Tại quầyOnline
Kỳ hạn (tháng)
1
3
6
9
12
(Đơn vị: %/năm)Xem toàn bộ

Lãi suất vay

(Từ thấp đến cao)
Ngân hàng
Lãi suất
Thời gian ưu đãi
(Đơn vị: %)Xem toàn bộ

xosovietlott.net

Power 6/55

Mỗi 18h thứ 3,5,7

38.396.133.300 VNĐ

Mega 6/45

Mỗi 18h thứ 4,6 và chủ nhật

66.844.435.000 VNĐ

Max 3D

Mỗi 18h thứ 2,4,6

1.000.000.000 VNĐ

Max 4D

Mỗi 18h thứ 3,5,7

15.000.000 VNĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM