Develop by: TopOnSeek Website: https://www.toponseek.com

Trang chủTài chínhQuy tắc 50/20/30 – Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Quy tắc 50/20/30 – Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

author-image

Published 28/10/2022

5/5 - (1 bình chọn)
image-cover
icon-share-facebook
icon-share-twitter
icon-share-reddit
icon-share-linkedin
icon-share-pinterest

Sự giàu có phụ thuộc vào rất nhiều việc tiêu tiền như thế nào? Nếu bạn đang gặp khó khăn trong vấn đề quản lý tài chính cá nhân. Cũng như bạn đang muốn tự do tài chính tuổi 40 thì hãy đọc ngay bài viết quy tắc 50/20/30, giúp bạn tìm ra một nguyên tắc sử dụng tiền hiệu quả và hợp lý.

1. Nguyên tắc 50/20/30 là gì?

Quy tắc 50/20/30 là một quy tắc quản lý tài chính nổi tiếng. Nguyên tắc được thực hiện một cách có kế hoạch trực quan và đơn giản để giúp mọi người đạt được các mục tiêu tài chính cá nhân của họ.

Quy tắc này được giới thiệu trong cuốn sách All Your Worth The Ultimate Lifetime Money Plan. Có thể dịch là Tất cả giá trị của bạn: Kế hoạch tiền bạc trọn đời tối ưu. Cuốn sách được xuất bản bởi cô Elizabeth Ann Warren và cô con gái của cô là Amelia Warren Tyagi.

Quy tắc cơ bản này là bạn chia thu nhập sau thuế và chia như sau: 50% Nhu cầu, 30% Mong muốn và 20% Tiết kiệm.

>>> Có thể bạn quan tâm: 12 App Quản Lý Chi Tiêu Hiệu Quả, Miễn Phí Trên Android, iOS

Quy tắc 50/20/30 là nguyên tắc quản lý chi tiêu hiệu quả nhất
Quy tắc 50/20/30 là nguyên tắc quản lý chi tiêu hiệu quả nhất (Nguồn: Internet)

2. Khi nào nên áp dụng quy tắc 50/20/30?

Quy tắc 50/20/30 được thiết kế theo nhu cầu của cuộc sống hiện đại. Do đó, nguyên tắc phù hợp với nhiều người và áp dụng linh hoạt cho mọi đối tượng. Nguyên tắc này cũng có thể được áp dụng linh hoạt dựa trên mức thu nhập của mỗi người để ổn định mức sống, nhu cầu cá nhân và tích lũy.

Đặc biệt với những ai chưa biết cách quản lý chi tiêu thì quy tắc 50/20/30 chính là nguyên tắc vàng giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi . Bạn phải bắt đầu lập kế hoạch ngay bây giờ và áp dụng các nguyên tắc để hiểu và quản lý tiền một cách linh hoạt và hiệu quả.

Có thể bạn sẽ thích 10+ Sách quản lý tài chính cá nhân bạn nên đọc một lần trong đời

3. Giải thích chi tiết nhất Ý NGHĨA của 50 20 30

3.1. 50% - Nhu cầu Thiết yếu

Bạn trích 50% thu nhập của mình cho các nhu cầu và hoạt động thiết yếu cần thiết để sống, học tập và làm việc. Trong nhóm này, nhu cầu cơ bản của mỗi người gần như giống nhau, đơn giản và không thể thiếu.

Chi phí ăn uống, nhà ở, phương tiện đi lại, tiền điện nước, quần áo,...  Bạn phải lập kế hoạch và quản lý chi tiêu của mình cho những nhu cầu thiết yếu này để tổng chi tiêu không vượt quá 50% thu nhập của bạn. Trong trường hợp số tiền chi cho các nhóm thiết yếu hơn 50%. Bạn cần xem xét lại việc chi tiêu, cắt giảm các hoạt động không cần thiết.

>>> Có thể bạn quan tâm: 1 Năm Tiết Kiệm Được Bao Nhiêu Tiền Và Cách Tiết Kiệm Hiệu Quả

Các nhu cầu thiết yếu chiếm 50% trên tổng thu nhập
Các nhu cầu thiết yếu tính 50% trên tổng thu nhập (Nguồn: Internet)

3.2. 20% - Các khoản đầu tư và tiết kiệm

Đây có thể là quỹ khẩn cấp, quỹ hưu trí hoặc các khoản đầu tư khác như cổ phiếu. Các chuyên gia thường khuyên bạn nên cố gắng dành một số tiền nhất định trong quỹ khẩn cấp của mình để trang trải chi phí sinh hoạt tối thiểu cho những trường hợp không lường trước được trong 3 đến 6 tháng.

Bạn nên có ít nhất số tiền tương đương 3 - 6 tháng sinh hoạt khi không có công việc. Sau đó, hãy tập trung vào các khoản đầu tư dài hạn hơn.

Bạn cũng có thể dùng tiền để đầu tư ở một lĩnh vực nào đó. Từ đó, nguồn thu nhập của bạn sẽ đa dạng hơn và tiết kiệm được nhiều tiền hơn trong tương lai.

>>> Có thể bạn quan tâm: TOP 7 App đầu tư tài chính uy tín, an toàn nhất 2022

Tiết kiệm và đầu tư chiếm 20% tổng thu nhập
Các khoản đầu tư và tiết kiệm dành cho quy tắc 50/20/30 (Nguồn: Internet)

3.3. 30% - Mong muốn và sở thích cá nhân

Đây là nhóm chi phí cuối cùng cần nghĩ đến sau khi tạo hai nhóm trước. Không thể phủ nhận việc chi tiêu cho những thứ cần thiết, tiết kiệm và đầu tư là điều quan trọng. Tuy nhiên, phục vụ nhu cầu và sở thích cá nhân cũng là một điều bạn cần thực hiện để có cuộc sống hạnh phúc hơn.

Những nhu cầu cần thiết của cuộc sống hiện đại như du lịch, mua sắm, giải trí, sở thích cá nhân, đọc sách, đàn hát,… phải được trau dồi để xây dựng tinh thần tốt để làm việc hiệu quả. Nhóm nhu cầu chiếm 30% thu nhập vì nhóm này khá linh hoạt với nhiều nhiệm vụ và cần được đáp ứng.

Mong muốn và sở thích chiếm 30% tổng thu nhập
Mong muốn và sở thích cá nhân chiếm 30% tổng thu nhập (Nguồn: Internet)

4. Cách vận dụng nguyên tắc 50/20/30 trong quản lý tài chính cá nhân

4.1. Tiết kiệm và đầu tư

Sau khi đã hiểu rõ về quy tắc bạn cần cho mình một kế hoạch tiết kiệm hoàn chỉnh. Ví dụ một năm bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền thì một tháng bạn cần bỏ ra bao nhiêu. Cùng với đó là những tham khảo lãi suất từ những ngân hàng để có đầu tư và tiết kiệm khôn ngoan.

Hiện nay bạn cũng có thể đầu tư vào thị trường Crypto đầy tiềm năng, hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn nguồn thu nhập trong tương lai. Bạn có thể tham khảo một số sàn Crypto phổ biến và uy tín như Remitano, Binance,...

4.2. Tìm kiếm nguồn thu nhập thụ động khác

Nếu công việc hàng ngày của bạn không chiếm nhiều thời gian, hãy tìm kiếm một công việc sinh lợi. Hay đơn giản, bạn có thể nghĩ ra ý tưởng kinh doanh mà bạn yêu thích và có thể thực hiện. Nó có thể đơn giản như viết, bán hàng trực tuyến hoặc thậm chí tìm cơ hội kinh doanh và đầu tư.

5. Hướng dẫn cách lập ngân sách hợp lý với quy tắc quản lý 50/20/30

5.1. Tính tổng thu nhập

Tính toán tổng thu nhập của bạn là bước đầu tiên quan trọng để học cách lập ngân sách theo quy tắc 50/20/30. Nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng như bạn tưởng tượng. Tùy thuộc vào công việc của bạn, bạn có thể có mức lương tương đối ổn định hoặc mức lương dao động từ tháng này sang tháng khác. Nếu trường hợp này xảy ra, hãy thu thập thông tin từ bảng lương của bạn trong sáu tháng qua và tính mức trung bình.

5.2. Liệt kê thói quen chi tiêu và nhu cầu thiết yếu

Sau khi tìm được tổng thu nhập mỗi tháng, bạn cần phân tích thói quen chi tiêu và nhu cầu của mình. Điều này sẽ giúp bạn tìm được cách tiêu tiền sai cách. Từ đó, bạn có thể tìm cách khắc phục hợp lý.

Ví dụ: Hiện tại bạn đi làm và hằng ngày đều uống 1 ly trà sữa cùng với đồng nghiệp. Điều này tiêu tốn chi phí hằng tháng của bạn gần 300.000 đồng. Bạn có thể xem xét và cắt giảm bớt phần chi phí này để có được khoảng tiền cho mục đích khác. Bạn có thể tìm hiểu thêm và các bước lập tài chính cá nhân, giúp bạn tối ưu chi tiêu hiệu quả hơn nhé!

Liệt kê chi tiêu mỗi tháng để có được cách tính chính xác nhất về chi tiêu
Liệt kê chi tiêu mỗi tháng để có được cách tính chính xác nhất về chi tiêu bản thân (Nguồn: Internet)

5.3. Xác định những chi phí phát sinh trong danh mục "Mong muốn"

Tất nhiên, có những cái giá phải trả trong cuộc sống mà chúng ta không thể tránh khỏi. Có thể bạn cần sửa xe hoặc trả một khoản trả trước cho một căn nhà trong sáu tháng tới. Những hóa đơn này thường là những chi phí cần thiết và bạn sẽ cần tính chúng vào ngân sách của mình.

5.4. Đề xuất kế hoạch dài hạn trong tương lai

Mọi người đều có mục tiêu và kế hoạch  cho tương lai như mua nhà, xe hơi, công ty,… Muốn vậy bạn cần chuẩn bị trong một thời gian dài. Và quản lý chi tiêu hiệu quả giúp bạn có động lực hơn và tối ưu hóa thời gian của mình.

Bạn phải mô tả chi tiết kế hoạch cùng với hành động. Ví dụ, mục tiêu mua nhà ở tuổi 30, mua doanh nghiệp ở tuổi 50,... Sau đó, sẽ tiếp tục xúc tiến và tìm giải pháp tăng thu nhập, giảm chi phí để có thể hoàn thành kế hoạch hợp lý.

Bạn cũng có thể áp dụng quản lý chi tiêu bằng quy tắc 6 chiếc lọ khá phổ biến hoặc lên kế hoạch tiết kiệm tiền cho tuổi già cho tương lai.

6. Nguyên tắc quản lý chi tiêu 50/20/30 dành cho ai?

Phương pháp 50/20/30 được coi là khá hiệu quả và dễ sử dụng. Nguyên tắc quản lý tài chính này khá khó đối với những ai vừa mới kiếm thêm . Đối với những người đã đi  lâu năm, việc không nợ nần tài chính và quản lý tiền bạc theo quy tắc 50/20/30 sẽ khá dễ dàng. Tuy nhiên, sẽ khá khó khăn với những ai đang có các khoản vay quá hạn.

Do đó, tất cả các khoản thanh toán phải được thanh toán trước khi bạn thực hiện tiết kiệm và chi phí đầu tư được khấu trừ để trả nợ. Việc xóa nợ và giảm lãi suất nợ sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu tài chính của mình.

7. Ví dụ chi tiết cách áp dụng quy tắc 50/30/20 với mức lương 8 triệu

Mức lương 8 triệu là mức lương tương đối phổ biến đối với các bạn vừa ra trường. Bạn có thể áp dụng quy tắc 50/30/20 theo những cách mà Money24h hướng dẫn sau đây:

50% - Nhu cầu thiết yếu

Quỹ tiềnSố tiền quy địnhMục đích sử dụngGiải pháp
Nhu cầu thiết yếu4.000.000 đồng- Tiền nhà, tiền điện nước, gửi xe: 2.500.000 đồng
- Ăn uống: 1.500.000 đồng
- Các chi phí phát sinh khác: 200.000 đồng
- Đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng hoặc thuê nhà gần chỗ làm
- Tự nấu ăn tại nhà thay vì ăn ngoài
- Sử dụng điện nước tiết kiệm hơn

20% - Đầu tư và Tiết kiệm

Quỹ tiềnSố tiền quy địnhMục đích sử dụngGiải pháp
Tiết kiệm - Đầu tư1.600.000 đồng- Tiền tiết kiệm: 600.000 đồng
- Tiền đầu tư: 1.000.000 đồng
- Bạn có thể tạo nguồn thu nhập tốt hơn với số vốn 1 tiệu hoặc có thể đầu tư vào chứng khoán hoặc quỹ đầu tư uy tín khác.
- Đầu tư vào thị trường Crypto đầy tiềm năng với các sàn giao dịch uy tín như Remitano, Binance,...

30% - Mong muốn và sở thích bản thân

Quỹ tiềnSố tiền quy định Mục đích sử dụngGiải pháp
Sở thích và mong muốn cá nhân2.400.000 đồng- Mua sắm mỗi tháng: 1.000.000 đồng
- Du lịch: 400.000 đồng
- Đầu tư bản thân: 1.000.000 đồng
Thực hiện các sở thích cá nhân cũng như thưởng cho bản thân sau những ngày làm việc mệt mỏi bằng cách đầu tư bản thân một cách hiệu quả.

Quản lý tài chính cá nhân luôn là vấn đề nhức nhối và khiến bạn stre bị mất kiểm soát bởi tiền. Hy vọng bài viết quy tắc 50/20/30 sẽ giúp bạn phần nào tìm ra giải pháp tiết kiệm cho bản thân hiệu quả. Đừng quên truy cập Money24h mỗi ngày để thu nhập nhiều kiến thức bổ ích về tiết kiệm tiền và chi tiêu hiệu quả hơn nhé.

Lãi suất tiết kiệm

(Từ cao đến thấp)
Tại quầyOnline
Kỳ hạn (tháng)
1
3
6
9
12
(Đơn vị: %/năm)Xem toàn bộ

Lãi suất vay

(Từ thấp đến cao)
Ngân hàng
Lãi suất
Thời gian ưu đãi
(Đơn vị: %)Xem toàn bộ

xosovietlott.net

Power 6/55

Mỗi 18h thứ 3,5,7

38.396.133.300 VNĐ

Mega 6/45

Mỗi 18h thứ 4,6 và chủ nhật

66.844.435.000 VNĐ

Max 3D

Mỗi 18h thứ 2,4,6

1.000.000.000 VNĐ

Max 4D

Mỗi 18h thứ 3,5,7

15.000.000 VNĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM