Develop by: TopOnSeek Website: https://www.toponseek.com

Trang chủNgân hàngVì sao nên sử dụng thẻ ATM gắn chip thay vì thẻ từ?

Vì sao nên sử dụng thẻ ATM gắn chip thay vì thẻ từ?

author-image

Published 06/12/2021

0/5 - (0 bình chọn)
image-cover
icon-share-facebook
icon-share-twitter
icon-share-reddit
icon-share-linkedin
icon-share-pinterest

Ngày 30/11 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành văn bản số 8458. Đây là Thông tư quy định về việc triển khai áp dụng tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chíp nội địa. Theo đó, NHNN cũng ra sức khuyến khích, truyền thông, kêu gọi khách hàng chuyển đổi thẻ ATM công nghệ từ sang thẻ ATM gắn chip. Tuy nhiên, nhiều người vẫn ngại thay đổi và tỏ ra băn khoăn về . Bởi chưa nắm rõ về cách thức hoạt động cũng như điểm khác nhau giữa hai loại thẻ này. Hãy cùng Money24h tìm hiểu rõ hơn về loại thẻ chip này nhé.

Thẻ ATM gắn chip là gì?

Thẻ chip là loại thẻ có gắn một vi mạch ngay trên bề mặt. Mặt trước của thẻ được gắn thêm một con chip nhỏ hơn sim điện thoại. Đây là nơi lưu cố định các dữ liệu giao dịch của thẻ ATM. Ngoài ra, chip này cũng có nhiệm vụ lưu trữ và mã hóa thông tin cá nhân một cách liên tục.

Thẻ chip là loại thẻ có gắn một vi mạch ngay trên bề mặt

Có những loại thẻ ATM gắn chip nào trên thị trường

Có 2 loại thẻ ATM gắn chip phổ biến hiện nay. Đó là thẻ chip có tiếp xúc và thẻ chip không tiếp xúc. Thẻ chip tiếp xúc phải được đặt vào khe nhận thẻ trên đầu đọc thì mới có thể thực hiện các thao tác với dữ liệu. Thẻ ATM chip thì không cần tiếp xúc và có hướng tiện lợi hơn. Người dùng vẫn nhận được thông tin khi khoảng cách giữa đầu đọc và thẻ chip này là 2-10cm.

Tại sao nên sử dụng thẻ ATM gắn chip?

Các thẻ ATM công nghệ từ cũ có chung đặc điểm. Đó là toàn bộ thông tin của khách hàng, số thẻ... đặc biệt là các thông tin dải màu đen quan trọng nằm ở phía sau được hiển thị trên bề mặt. Với cơ chế này, khi khách hàng thực hiện các giao dịch ở máy ATM hoặc máy POS thì máy sẽ quét thông tin cá nhân khách hàng ở dải màu đen này. Điều này rất có thể gây ra nhiều rủi ro về tính bảo mật. Toàn bộ thông tin thẻ ATM rất dễ bị hacker đánh cắp. Hoặc những rắc rối khác có thể xảy ra với tài khoản của bạn.

Tính bảo mật cao

Như vậy, nếu xét về tính bảo mật, thẻ gắn chip an toàn hơn loại thẻ công nghệ từ rất nhiều. Thẻ chip được thiết kế theo tiêu chuẩn EMV. Chip này có thể ngăn chặn các hành vi gian lận, đánh cắp từ phía hacker. Bởi nó có khả năng lưu trữ và mã hóa toàn bộ thông tin với độ bảo mật cao. Nghĩa là khi thực hiện giao dịch, con chip sẽ tạo ra một chuỗi mã hóa mới và duy nhất dành riêng cho giao dịch đó.

Cách sử dụng thẻ ATM gắn chip khá đơn giản

Điều đó có nghĩa là bạn sẽ không phải lo thông tin thẻ bị sao chép. Bởi vì các mã hoá kết hợp thêm với mã PIN của bạn thì khả năng bị gian lận sẽ hạ xuống mức tối thiểu.

Quy trình giao dịch chặt chẽ

Mặt khác, quy trình giao dịch của thẻ chip rất chặt chẽ. Mỗi giao dịch đều phải trải qua nhiều bước xác thực. Đặc biệt là chỉ khi những tổ chức liên quan cấp phép thì giao dịch mới thành công. So với thẻ từ thì quy trình này có phần phức tạp hơn. Tuy nhiên đừng lo lắng vì tốc độ xử lý chỉ mất vài giây.

Cách chuyển đổi thẻ công nghệ từ sang thẻ gắn chip

Việt Nam hiện đang có 110 triệu thẻ ATM, trong đó chỉ có khoảng 30-40% là thẻ gắn chip. Công tác chuyển đổi thẻ gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh. Trong bối cảnh cả nước đang dần mở cửa mọi hoạt động, các Ngân hàng cũng đang xúc tiến việc chuyển đổi thẻ sớm nhất có thể.

Chuyển đổi trực tiếp tại các chi nhánh ngân hàng

Khách hàng có thể đến trực tiếp các chi nhánh hoặc điểm giao dịch để thực hiện các thủ tục chuyển đổi. Khi đến làm thủ tục, khách hàng cần mang theo bản sao CMND/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân gắn chip còn hiệu lực và thẻ từ cũ.

Đăng ký chuyển đổi online

Ngoài ra, các ngân hàng cũng hỗ trợ việc chuyển đổi online qua các ứng dụng. Sau đó, thẻ gắn chip sẽ được gửi đến địa chỉ mà khách hàng đã đăng ký.

Chẳng hạn như đối với ngân hàng Techcombank, khách hàng có thể đăng ký đổi thẻ tại ứng dụng F@st Mobile. Để thực hiện, khách hàng thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Truy cập vào menu Thẻ và chọn tiếp tục.

Truy cập vào menu Thẻ và chọn tiếp tục

Bước 2: Chọn đăng ký để chuyển sang thao tác chọn thẻ.

Bước 3: Nhấn chọn loại thẻ và chọn Phát hành lại.

Chọn đăng ký để chuyển sang thao tác chọn thẻ

Bước 4: Điền địa chỉ nhận thẻ và bấm tiếp tục.

Bước 5: Kiểm tra kỹ càng thông tin và chọn gửi đăng ký.

Bước 6: Sau đó, màn hình thông báo thẻ hiện tại sẽ khóa ngay sau khi đăng ký đổi thẻ, nhấn chọn tiếp tục.

Kiểm tra kỹ thông tin sau đó chọn Gửi đăng ký

Bước 7: Nhập mã mở khóa Smart OTP, chọn mã OTP và xác nhận. Sau đó, thẻ chip sẽ được gửi đến địa chỉ khách hàng đăng ký.

Hoàn thành đăng ký chuyển đổi sang thẻ ATM gắn chip

Tương tự, tại ngân hàng Vietcombank, khách hàng cũng có thể chuyển đổi thẻ trên ứng dụng VCB Digibank. Còn tại ngân hàng TPBank, khách hàng có thể đến trực tiếp các hệ thống LiveBank 24/7 để đổi thẻ chỉ trong 5 phút. Ngoài ra, TPBank cũng hỗ trợ đăng ký đổi thẻ trên app TPBank.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký SMS Banking Vietcombank

Cách sử dụng thẻ ATM gắn chip

Cách sử dụng thẻ ATM gắn chip không có nhiều sự thay đổi so với thẻ thông thường. Khi rút tiền, bạn chỉ cần tới cửa hàng hoặc cây rút tiền có biểu tượng nhận diện thẻ không tiếp xúc (contactless). Sau đó chạm thẻ lên máy POS hoặc cây ATM là có thể tiếp tục giao dịch. Điểm khác biệt lớn nhất chính là khách hàng không cần cho thẻ vào máy đọc hay quẹt thẻ. Bạn chỉ cần để mặt thẻ gắn chip tiếp xúc với máy là được.

Đặc biệt, thẻ chip là thẻ thanh toán quốc tế. Vậy nên có thể dùng thẻ này để thực hiện giao dịch online trên toàn cầu.

Ngoài ra thẻ ATM chip còn được tích hợp với các ứng dụng và các phương tiện thanh toán khác. Bạn không cần dùng tiền mặt khi giao dịch với các ngành khác như y tế, giáo dục, bảo hiểm,... Từ đó, ngân hàng phát hành có thể gia tăng thêm nhiều tiện ích khác cho khách hàng.

Lưu ý khi chuyển đổi và sử dụng thẻ ATM gắn chip

Để khuyến khích khách hàng đổi thẻ ATM từ sang thẻ chip, nhiều ngân hàng vẫn đang triển khai chuyển đổi miễn phí như Techcombank, Vietcombank,, SHB, Nam Á Bank, VPBank, TPBank, VIB, ACB, MBBank, Sacombank…

Ngoài ra, khi sử dụng thẻ chip, khách hàng cần nắm một số lưu ý để tránh chịu các mức phí quá cao khi thực hiện giao dịch. Nếu không quá cấp thiết, hãy rút tiền tại cây ATM trong hệ thống. Bạn cũng nên thực hiện chuyển khoản trong nội bộ để giảm mức.

Thẻ ATM gắn chip nên được bảo quản cẩn thận

Ngoài ra thẻ ATM gắn chip cũng cần được bảo quản cẩn thận. Khách hàng cần lưu ý đặt thẻ chip tránh xa các vật sắc nhọn. Bảo quản chúng trong ví mềm để tránh các tác động mạnh làm hư hỏng chip. Đặc biệt là không bẻ, uốn cong thẻ. Điều này có thể làm sai lệch các thông tin do chip có các mạch điện tử bên trong.

Theo như văn bản Thông tư đã phát hành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã nhấn mạnh, không có quy định về việc dừng hoặc từ chối các giao dịch thẻ đối với thẻ ATM từ nội địa đang lưu hành.

Trên đây là tất cả những thông tin về thẻ ATM gắn chip mà Money24h muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc có thể nắm rõ hơn về loại thẻ chip mới và sử dụng nó một cách hiệu quả.

Lãi suất tiết kiệm

(Từ cao đến thấp)
Tại quầyOnline
Kỳ hạn (tháng)
1
3
6
9
12
(Đơn vị: %/năm)Xem toàn bộ

Lãi suất vay

(Từ thấp đến cao)
Ngân hàng
Lãi suất
Thời gian ưu đãi
(Đơn vị: %)Xem toàn bộ

xosovietlott.net

Power 6/55

Mỗi 18h thứ 3,5,7

38.396.133.300 VNĐ

Mega 6/45

Mỗi 18h thứ 4,6 và chủ nhật

66.844.435.000 VNĐ

Max 3D

Mỗi 18h thứ 2,4,6

1.000.000.000 VNĐ

Max 4D

Mỗi 18h thứ 3,5,7

15.000.000 VNĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM