Develop by: TopOnSeek Website: https://www.toponseek.com

Trang chủChứng khoánNgày giao dịch không hưởng quyền trong chứng khoán và cách xác định

Ngày giao dịch không hưởng quyền trong chứng khoán và cách xác định

author-image

Published 15/02/2023

4.5/5 - (2 bình chọn)
image-cover
icon-share-facebook
icon-share-twitter
icon-share-reddit
icon-share-linkedin
icon-share-pinterest

Nhà đầu tư chứng khoán dễ dàng bắt gặp những thuật ngữ như ngày giao dịch không hưởng quyền hay ngày đăng ký cuối cùng khi tìm hiểu thông tin về thị trường giao dịch chứng khoán. Nguyên nhân là vì cổ phiếu thường được chuyển đổi quyền sở hữu thông qua các giao dịch trên thị trường nên đơn vị phát hành cổ phiếu phải cập nhật danh sách cổ đông để xác định đối tượng được hưởng quyền. Vậy ngày giao dịch không hưởng quyền là gì? Có mối liên hệ gì với ngày đăng ký cuối cùng? Cùng Money24h tìm hiểu trong bài viết bên dưới.

Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì?

Định nghĩa

Ngày giao dịch không hưởng quyền (NGDKHQ) là ngày nhà đầu tư khi mua cổ phiếu sẽ không được hưởng các quyền: nhận cổ tức, mua cổ phiếu phát hành thêm, tham gia họp đại hội cổ đông, bỏ phiếu hay đưa ra ý kiến về các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp… Chi tiết các quyền sẽ được thể hiện trong thông báo của công ty. 

Làm sao để biết ngày giao dịch không hưởng quyền?

Để xác định được ngày giao dịch không hưởng quyền, chúng ta cần phải hiểu rõ thuật ngữ “Ngày đăng ký cuối cùng” bởi 2 ngày này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vậy ngày đăng ký cuối cùng là gì? 

Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày nhà đầu tư khi mua cổ phiếu sẽ không được hưởng các quyền có liên quan: nhận cổ tức, đưa ra ý kiến về các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp…
Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày nhà đầu tư khi mua cổ phiếu sẽ không được hưởng các quyền có liên quan: nhận cổ tức, đưa ra ý kiến về các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp…

Ngày đăng ký cuối cùng là ngày Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam đóng danh sách những người nắm giữ chứng khoán để thực hiện quyền cho các cổ đông. Tổ chức, cá nhân được lưu tên khi chốt danh sách sẽ được hưởng các quyền liên quan như: nhận cổ tức, bỏ phiếu, họp đại hội cổ đông… 

Theo quy định ban hành mới nhất, chu kỳ thanh toán giao dịch cổ phiếu có thời hạn T+2. Nghĩa là sau khi thực hiện giao dịch mua/bán chứng khoán, phải mất 2 ngày sau thủ tục mới được hoàn tất - người mua nhận được chứng khoán, người bán nhận được tiền. 

Với chu kỳ thanh toán T+2, NGDKHQ được xác định là ngày làm việc liền trước ngày đăng ký cuối cùng. Bởi nếu giao dịch vào ngày liền trước đó, chờ thêm thời gian hoàn tất thủ tục là 2 ngày thì sẽ vượt quá ngày đăng ký cuối cùng, nhà đầu tư sẽ không kịp có tên trong danh sách cổ đông và sẽ không được hưởng quyền. 

Lưu ý: Chỉ tính ngày làm việc, không tính các ngày nghỉ, lễ. Giả sử, nếu ngày đăng ký cuối cùng là thứ hai tuần này thì ngày giao dịch không hưởng quyền được tính là ngày thứ sáu của tuần trước đó. Hoặc đối với các dịp nghỉ lễ, Tết, nhà đầu tư cũng cần tính toán kỹ để không xác định sai ngày giao dịch không hưởng quyền. 

Xem thêm:

Ví dụ về ngày giao dịch không hưởng quyền

Để dễ hình dung, chúng ta sẽ cùng xem xét ví dụ về ngày giao dịch không hưởng quyền như sau:

Theo chu kỳ thanh toán T+2, ngày giao dịch không hưởng quyền được xác định là ngày làm việc liền trước ngày đăng ký cuối cùng
Theo chu kỳ thanh toán T+2, ngày giao dịch không hưởng quyền được xác định là ngày làm việc liền trước ngày đăng ký cuối cùng

Nếu ngày 20/9 là ngày đăng ký cuối cùng thì ngày 19/9 là ngày giao dịch không hưởng quyền (giả sử không có ngày nghỉ, lễ nào), bởi:

- Nếu nhà đầu tư tài chính mua chứng khoán ngày 18/9, thì 2 ngày sau, tức ngày 20/9, thủ tục giao dịch được hoàn tất. Lúc này khi chốt quyền, nhà đầu tư sẽ được lưu tên trong danh sách cổ đông. 

- Nếu nhà đầu tư mua chứng khoán ngày 19/9 thì chứng khoán thực sự về tài khoản là ngày 21/9, vượt quá ngày đăng ký cuối cùng nên nhà đầu tư sẽ không được hưởng các quyền liên quan. 

Biết cách xác định ngày đăng ký cuối cùng và ngày giao dịch không hưởng quyền là cực kỳ quan trọng bởi điều này liên quan đến chiến lược giao dịch và lợi ích của các nhà đầu tư. 

Câu hỏi thường gặp trong ngày giao dịch không hưởng quyền

Nếu bán cổ phiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền có được nhận cổ tức không? 

Có. Nếu bán cổ phiếu vào NGDKHQ, người bán vẫn được nhận cổ tức. Bởi sau khi bán, phải mất 2 ngày theo chu kỳ thanh toán T+2, thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu chứng khoán mới được hoàn tất. Nên vào ngày chốt quyền, Trung tâm lưu ký chứng khoán vẫn mặc định bạn là người sở hữu chứng khoán và được lưu tên trong danh sách cổ đông được hưởng quyền, bao gồm quyền nhận cổ tức. 

Xem thêm:

Nếu bán cổ phiếu vào ngày đăng ký cuối cùng có được nhận cổ tức không?

Có. Nếu bán cổ phiếu vào ngày đăng ký cuối cùng, người bán vẫn được nhận cổ tức. Bởi sau khi bán, phải mất 2 ngày theo chu kỳ thanh toán T+2, thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu chứng khoán mới được hoàn tất. Nên vào ngày chốt quyền, Trung tâm lưu ký chứng khoán vẫn mặc định bạn là người sở hữu chứng khoán và được lưu tên trong danh sách cổ đông được hưởng quyền, bao gồm quyền nhận cổ tức.

Nếu bán cổ phiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền hay bán cổ phiếu vào ngày đăng ký cuối cùng, người bán vẫn được nhận cổ tức.
Nếu bán cổ phiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền hay bán cổ phiếu vào ngày đăng ký cuối cùng, người bán vẫn được nhận cổ tức.

Nên bán cổ phiếu trước hay sau ngày chốt quyền?

Tùy thuộc vào mức độ chênh lệch lợi ích giữa giá bán cổ phiếu và giá trị của cổ tức để lựa chọn phương án hấp dẫn hơn. 

  • Nếu bán cổ phiếu trước ngày chốt quyền và trước cả NGDKHQ, giá cổ phiếu cao nên thu được lợi nhuận lớn, nhưng nhà đầu tư sẽ không được đứng tên trong danh sách cổ đông hưởng quyền, bao gồm quyền nhận cổ tức. 
  • Nếu bán cổ phiếu sau NGDKHQ, giá cổ phiếu giảm nên lợi nhuận thu được thấp nhưng bù lại bạn được đứng tên trong danh sách cổ đông hưởng quyền và sẽ được nhận cổ tức.    

Xem thêm:

Giá cổ phiếu sau ngày giao dịch không hưởng quyền (Giá cổ phiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền tăng hay giảm?)

Vào NGDKHQ, giá cổ phiếu thường giảm do thị trường ít có nhu cầu. Lý do là vì khi mua cổ phiếu sau NGDKHQ, người mua không được hưởng các quyền có liên quan, như: quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm… nên cổ phiếu lúc này trở nên kém hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư.   

Ngày giao dịch không hưởng quyền ở một số mã chứng khoán năm 2023

STTMã chứng khoánTên tổ chứcNgày giao dịch không hưởng quyềnNgày đăng ký cuối cùng
1HPGCông ty CP Tập đoàn Hòa Phát24/02/202327/02/2023
2VPBNgân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng14/03/202315/03/2023
3MBBNgân hàng TMCP Quân đội22/03/202323/03/2023
4HSGCTCP Tập đoàn Hoa Sen30/01/202331/01/2023
5MWGCông ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động27/2/202328/02/2023
6PNJCông ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận6/1/20239/1/2023
7SHSCông ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội27/03/202328/03/2023
8FPTCông ty Cổ phần FPT 3/3/20234/3/2023
9ACBNgân hàng TMCP Á Châu10/03/202313/03/2023
10PVDTổng Công ty CP khoan và dịch vụ khoan dầu khí19/03/202320/03/2023
11TCBNgân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam17/03/202320/03/2023
12SHBNgân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội02/03/202303/3/2023
13MBSCông ty cổ phần Chứng khoán MB13/02/202314/02/2023
14TPBNgân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong20/2/202321/2/2023

Lưu ý: Một số thông tin trong bảng trên do các tổ chức, ngân hàng công bố mang tính chất dự kiến.   

Với những kiến thức Money24h đã cung cấp trên đây, mong rằng các nhà đầu tư đã phần nào hiểu rõ hơn về ngày đăng ký cuối cùng và ngày giao dịch không hưởng quyền cùng một số thông tin liên quan khác, từ đó xây dựng chiến lược đầu tư hiệu quả và đạt được lợi ích cao.

Lãi suất tiết kiệm

(Từ cao đến thấp)
Tại quầyOnline
Kỳ hạn (tháng)
1
3
6
9
12
(Đơn vị: %/năm)Xem toàn bộ

Lãi suất vay

(Từ thấp đến cao)
Ngân hàng
Lãi suất
Thời gian ưu đãi
(Đơn vị: %)Xem toàn bộ

xosovietlott.net

Power 6/55

Mỗi 18h thứ 3,5,7

38.396.133.300 VNĐ

Mega 6/45

Mỗi 18h thứ 4,6 và chủ nhật

66.844.435.000 VNĐ

Max 3D

Mỗi 18h thứ 2,4,6

1.000.000.000 VNĐ

Max 4D

Mỗi 18h thứ 3,5,7

15.000.000 VNĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM