Develop by: TopOnSeek Website: https://www.toponseek.com

Trang chủMarketingKỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định chiến lược, chuẩn xác

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định chiến lược, chuẩn xác

author-image

Published 20/03/2022

0/5 - (0 bình chọn)
image-cover
icon-share-facebook
icon-share-twitter
icon-share-reddit
icon-share-linkedin
icon-share-pinterest

Trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong công việc, mỗi người đều phải đưa ra những quyết định liên quan tới nhiều khía cạnh. Không phải lúc nào bạn cũng có thể đưa ra những lựa chọn đúng đắn. Tuy nhiên nếu bạn có kỹ năng ra quyết định, bạn có thể giảm thiểu những sai lầm và mang lại nhiều cơ hội cho bản thân hơn. Vậy kỹ năng ra quyết định là gì? Làm cách nào để bạn có thể đưa ra những quyết định chuẩn xác? Money24h sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó thông qua bài viết dưới đây!

Kỹ năng ra quyết định là gì? Ý nghĩa của việc ra quyết định.

Để hiểu thêm chi tiết, cùng xem ngay các khái niệm và ý nghĩa của việc ra quyết định đúng đắn. 

Kỹ năng ra quyết định là gì?

Kỹ năng ra quyết định là quá trình cân nhắc những ý kiến và lựa chọn để đưa ra một quyết định nhằm đạt được kết quả đúng với mong muốn của bản thân. Đưa ra kết luận là công đoạn gần như cuối cùng trong việc giải quyết vấn đề, nhưng lại khó khăn và quan trọng nhất, đòi hỏi bản lĩnh từ người đưa ra quyết định đó. Đây là một trong những kỹ năng mềm quan trọng cho mọi người để hoàn thiện phát triển bản thân.

kỹ năng ra quyết định là gì
Kỹ năng ra quyết định là gì

Ý nghĩa của việc ra quyết định

Việc đưa ra một quyết định đúng đắn mang lại cho bạn nhiều lợi ích trong công việc lẫn cuộc sống hàng ngày. Những lựa chọn đúng đắn sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội hơn để đạt được những mục đích đề ra. 

Bên cạnh đó, nó cũng sẽ giúp bạn tránh được những sai lầm không đáng có, có thể để lại những hậu quả không tốt trong tương lai. Hơn thế nữa, kỹ năng ra quyết định sẽ giúp bạn dễ dàng ứng biến với những sự cố xảy ra hàng ngày xung quanh bạn cũng như hỗ trợ cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề trong mọi tình huống.

Trong làm việc, đối với những nhà quản trị thì kỹ năng ra quyết định, kỹ năng lãnh đạo là một trong những kỹ năng quan trọng. Đôi lúc, những quyết định chỉ diễn ra nhanh chóng để đưa ra, đôi lúc cần phải suy nghĩ và nghiên cứu trong thời gian lâu.

5 bước thực hiện kỹ năng ra quyết định trong lãnh đạo và quản lý

Thông thường quá trình đưa ra một quyết định sẽ bao gồm những bước sau:

Bước 1: Nhận diện vấn đề và xác định bối cảnh

Trước khi ra quyết định, bạn cần nhìn nhận chính xác vấn đề và lý do tại sao lại đưa ra kết luận đó. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phân tích kỹ hơn để nhận biết những yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức độ thành công của quyết định. Sau đó, bạn sẽ so sánh giữa những điểm mạnh và điểm yếu của vấn đề để có thể đưa ra một ý kiến khách quan nhất.

Bước 2: Đưa ra các phương án, giải pháp

Sau khi đưa ra quyết định, bạn phải chuẩn bị những phương án sau đó để đề phòng những rủi ro có thể sẽ xảy ra. Bạn có thể lắng nghe và tiếp thu những ý kiến từ người khác, có thể là cấp dưới hoặc đồng nghiệp. Từ đó, bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về mức độ khả thi của quyết định cũng như có nhiều ý tưởng mới cho những lựa chọn tiếp theo. Đối với người lãnh đạo, họ cần có tư duy mở để thu nhận ý kiến và các phản hồi để đưa giải pháp tốt nhất.

Đưa ra các phương án, giải pháp quyết định
Đưa ra các phương án, giải pháp quyết định

Bước 3: Đưa ra lý lẽ tán thành hay phản đối cho mỗi phương án

Sau khi đã xác định được những phương án, bạn sẽ phải đánh giá từng phương án có điểm mạnh và điểm yếu như thế nào. Những yếu tố bạn cần lưu ý đó là tính khả thi, tính rủi ro, thời gian, chi phí… Xác định được những điểm mạnh và điểm yếu của từng phương án sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn một phương án tối ưu nhất.

Bước 4: Quyết định giải pháp chính thức và thực hiện kỹ năng ra quyết định

Sau một quá trình phân tích và đánh giá kỹ lưỡng, bạn có thể đã quyết định được một giải pháp khả thi nhất và đưa ra kết luận cuối cùng. Việc tổ chức thực hiện quyết định phải cụ thể, chi tiết và theo đúng giới hạn hiệu lực của quyết định.

Bước 5: Tiến hành kiểm tra và tổng kết

Kiểm tra việc thực hiện quyết định: Kiểm tra tới tác động hành vi của con người, nâng cao trách nhiệm và động viên họ thực hiện hoạt động theo kế hoạch đã vạch ra.

Điều chỉnh quyết định: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến phải điều chỉnh quyết định trong quá trình thực hiện chúng, các nguyên nhân đó có thể là:

  • Có những thay đổi đột ngột do yếu tố khách quan gây ra.
  • Có sai lầm nghiêm trọng do yếu tố chủ quan, và một số nguyên nhân khác.

Tổng kết thực hiện quyết định: Cần tổng kết tất cả các quyết định để nắm bắt được chúng có được thực hiện đầy đủ và đúng hạn hay không. Trong quá trình tổng kết cần xem xét, phân tích rõ những thành công cũng như những sai lầm trong quy trình ra kết luận, từ đó có thể rút kinh nghiệm cho bản thân.

Ví dụ liên hệ thực tiễn về kỹ năng ra quyết định

Sau đây là một ví dụ thực tiễn về những lợi ích mà kỹ năng ra quyết định mang lại:

Một khu nghỉ dưỡng A bước vào mùa cao điểm du lịch nên lượng khách hàng tăng cao. Nhân lực của công ty không đủ, do đó tất cả nhân viên đều phải tăng ca và không có ngày nghỉ. Nhân viên làm việc liên tục, chịu áp lực từ nhiều phía dẫn đến chất lượng phục vụ khách hàng không tốt. Nhận thấy chất lượng của khu nghỉ dưỡng không đảm bảo, người lãnh đạo đã ra quyết định tuyển thêm nhân viên thời vụ và chia ngày nghỉ trong tuần cho các nhân viên chính thức. Với mục đích là giảm tải khối lượng cũng như áp lực công việc cho mỗi người. Hiệu quả mang lại đó là nhân viên làm việc với tinh thần thoải mái, tích cực. Đồng thời chất lượng dịch vụ của khu nghỉ dưỡng cũng sẽ được nâng cao.

Phân loại các quyết định phổ biến

Những quyết định được đưa ra thường phân thành 3 loại:

Quyết định theo chuẩn

  • Loại quyết định này bao gồm những quyết định hàng ngày theo thói quen và có tính chất lặp đi lặp lại. Những quyết định thuộc loại này thường sẽ được giải quyết bởi những thủ tục, luật lệ và chính sách được quy định từ trước.
  • Quyết định loại này khá đơn giản do đặc tính lặp đi lặp lại của chúng. Bạn có xu hướng đưa ra những quyết định này bằng cách suy luận logic và tham khảo các quy định có sẵn.

Quyết định cấp thời

  • Đây là những quyết định đòi hỏi phải nhanh, chính xác và cần phải được thực hiện gần như ngay lập tức. 
  • Quyết định này thường không được chuẩn bị trước, vì thế nó đòi hỏi những người ra quyết định phải rất tập trung vào hoàn cảnh cũng như vấn đề.

Quyết định có chiều sâu

  • Để đưa ra những quyết định này đòi hỏi phải có kế hoạch, tập trung họp để thảo luận và suy xét. Những kết luận này thường liên quan đến việc thiết lập định hướng hoạt động hoặc đưa ra những thay đổi có ảnh hưởng đến tổ chức, tập thể.
  • Với loại quyết định này, bạn sẽ có thời gian để chuẩn bị, nhiều ý kiến, phương án khác nhau từ nhiều người đưa ra để bạn có thể lựa chọn ra kết luận tốt nhất.

Những khó khăn thường gặp phải trong kỹ năng ra quyết định là gì?

Để có thể đưa ra quyết định trong những tình huống phức tạp chưa bao giờ là một điều dễ dàng. Sau đây là những khó khăn bạn có thể sẽ gặp phải trong quá trình đưa ra kết luận:

Những khó khăn thường gặp phải khi ra quyết định
Những khó khăn thường gặp phải khi ra quyết định

Khó khăn khách quan

  • Không có sự chuẩn bị từ trước và thời gian để ra quyết định cấp bách
  • Không có đầy đủ thông tin liên quan tới vấn đề cần đưa ra quyết định.
  • Không có đủ thẩm quyền hoặc khả năng để đưa ra quyết định nhằm giải quyết vấn đề đó.

Khó khăn chủ quan

  • Người giải quyết vấn đề có tính cách thiếu quyết đoán, không dám đưa ra quyết định vì sợ thất bại, rủi ro.
  • Hành động bị chi phối bởi cảm xúc cá nhân nên đưa ra quyết định thiếu chuẩn xác.
  • Người đưa ra kết luận còn thiếu kinh nghiệm để nắm bắt được vấn đề và sáng suốt trong việc đưa ra quyết định để giải quyết vấn đề hiệu quả.

Những phương pháp giúp bạn đưa ra quyết định chuẩn xác

Dưới đây là những phương pháp giúp bạn có thể đưa ra những quyết định chuẩn xác hơn:

  • Căn cứ khoa học toàn diện

Để có thể đưa ra được những quyết định đúng, đầu tiên bạn cần phải có những căn cứ khoa học về vấn đề. Khi đã có được những thông tin cần thiết, nắm bắt được tình huống cụ thể và đánh giá được những rủi ro, cơ hội, bạn sẽ dễ đưa ra được những lựa chọn đúng đắn phù hợp với tình hình thực tế hơn.

  • Đảm bảo tính thống nhất

Những quyết định được đưa ra phải có tính thống nhất với nhau để mọi hành động, công việc đều đi theo chủ trương chung. Vậy nên, khi đưa ra kết luận, bạn cần phải căn cứ vào định hướng cũng như mục tiêu chung của tập thể, doanh nghiệp.

  • Quyết định đúng thẩm quyền

Trong một công ty hay doanh nghiệp, không phải ai cũng có quyền đưa ra quyết định. Người quản lý hay lãnh đạo mới có đủ thẩm quyền để đưa ra quyết định cũng như chịu trách nhiệm về kết luận của mình với tổ chức hay pháp luật.

  • Phải ngắn gọn, kịp thời, chính xác

Những quyết định được đưa ra phải ngắn gọn, rõ ràng để việc tiếp nhận cũng như thực hiện được thống nhất. Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp là tình huống cấp bách, bạn cũng cần phải đưa ra kết luận kịp thời, chính xác và đúng thời điểm.

  • Phải có tính pháp lý

Mỗi quyết định được đưa ra đều phải đúng với những quy định của pháp luật đã ban hành và còn hiệu lực thi hành tại thời điểm đó. Tuyệt đối không đưa ra những quy định trái với pháp luật.

Kết bài

Mong rằng bài viết này của Money24h sẽ giúp bạn có thêm kiến thức cho bản thân cũng như có thể đưa ra những quyết định đúng đắn cả trong công việc và cuộc sống hàng ngày.

Lãi suất tiết kiệm

(Từ cao đến thấp)
Tại quầyOnline
Kỳ hạn (tháng)
1
3
6
9
12
(Đơn vị: %/năm)Xem toàn bộ

Lãi suất vay

(Từ thấp đến cao)
Ngân hàng
Lãi suất
Thời gian ưu đãi
(Đơn vị: %)Xem toàn bộ

xosovietlott.net

Power 6/55

Mỗi 18h thứ 3,5,7

38.396.133.300 VNĐ

Mega 6/45

Mỗi 18h thứ 4,6 và chủ nhật

66.844.435.000 VNĐ

Max 3D

Mỗi 18h thứ 2,4,6

1.000.000.000 VNĐ

Max 4D

Mỗi 18h thứ 3,5,7

15.000.000 VNĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM