Trang chủKỹ năng mềm7 nguyên tắc vàng trong tư duy đột phá giúp bạn thành công hơn mỗi ngày
Một lãnh đạo của Toyota từng chia sẻ: “Để không thua người khác - Toyota cải tiến; nhưng để thắng người khác - Toyota dùng tư duy đột phá!”. Vậy tư duy đột phá ở đây là gì? Nguyên tắc tư duy đột phá nào được coi là cốt lõi trong khả năng tái định hình cấu trúc não bộ của bạn? Theo dõi bài viết dưới đây của Money24h đề hiểu rõ về phương pháp tư duy đột phá và những nguyên tắc của nó.
>> Xem thêm: Tư duy là gì? Khái niệm, vai trò và đặc điểm nổi bật nhất của tư duy
Tư duy đột phá hay Breakthrough Thinking được định nghĩa là phương thức hoạch định tương lai và giải quyết vấn đề. Đó là quá trình tái định hướng tư duy theo mục đích, tính hệ thống và tính duy nhất của vấn đề. Nó có thể là những giải pháp tối ưu, sáng kiến mới hoặc cũng có thể là hệ thống vượt trội nhằm đem lại một kết quả tốt nhất.
Cách hiểu thông thường nhất về “đột phá” trong tư duy đó là một sáng kiến bất ngờ, một khoảnh khắc bừng sáng của trí tuệ hoặc sự vỡ ra một điều gì đó thật thú vị. Đó cũng có thể là một giải pháp mang lại những kết quả lớn hơn, ý nghĩa hơn.
Ví dụ, bạn là người phát triển kinh doanh, bạn suy nghĩ, tìm kiếm giải pháp đạt được chất lượng và lợi nhuận kinh tế lớn hơn từ cùng một số tiền và thời gian. Đó chính là tư duy đột phá trong quá trình giải quyết vấn đề.
Theo một số kinh nghiệm, 5-8% trong số chúng ta sinh ra đã có tài năng về mặt đột phá. Điều này chứng tỏ, không gì có thể ràng buộc Breakthrough Thinking – một trong những tài năng thiên phủ của chúng ta. Còn lại hơn 90% là những người "chưa có" tư duy đột phá, nhưng họ hoàn toàn có thể học hỏi để trở thành những người có khả năng giải quyết vấn đề xuất sắc.
Sử dụng phương pháp tư duy đột phá sẽ đem lại cho bạn những lợi ích như sau trong quá trình giải quyết vấn đề:
– Biết cách nhận diện được tính chính xác vấn đề cũng như xác định cách thức thực hiện.
– Tập trung đến những giải pháp trong tương lai mà không phải vấn đề hiện tại.
– Tháo gỡ được những rào cản để đón nhận giải pháp đơn giản thông qua tư duy logic.
– Thu thập ít dữ liệu hơn, giúp loại bỏ được khó khăn về phân tích.
– Đưa ra những những giải đáp lợi ích hơn về chất lượng và lợi nhuận kinh tế, quỹ thời gian.
– Đòi hỏi thời gian và chi phí ít hơn để tạo ra lợi ích.
– Cung cấp đến các giải pháp dài hạn.
– Xây dựng được các mối quan hệ cá nhân và điều kiện tự nhiên để phát triển lâu dài.
– Giúp bạn có cái nhìn chính xác và toàn diện khi giải quyết cũng như ngăn chặn vấn đề.
Hơn thế nữa, Breakthrough Thinking còn có thể giúp ta tránh được những sai lầm thường gặp trong quá trình giải quyết các vấn đề như:
– Các nhận định chủ quan.
– Phương thức tiếp cận vấn đề không phù hợp.
– Mời những người cộng tác không đủ khả năng.
– Bỏ nhiều thời gian giải quyết các vấn đề không phải trọng tâm.
– Khó khăn trong việc tính toán về thời gian.
– Áp dụng sai chế độ kiểm soát trong quá trình tìm kiếm các giải pháp.
– Loại bỏ nhầm những giải pháp đúng.
– Tiến hành thực hiện mà không nhận ra sự sai sót của giải pháp.
Tóm lại, tư duy đột phá giúp cải thiện tư duy mở để xác định đúng các mục đích cần đạt được. Điều này giúp mang lại nhiều đề xuất độc đáo, sáng tạo, và triển khai các hệ thống cần thiết cho việc thực hiện giải pháp.
“Với Tư duy Đột phá, bạn sẽ tư duy thông minh hơn, mà không phải mất nhiều công sức!”
Đây là câu nói trong cuốn sách “Tư duy đột quá” của tác giả Shozo Hibino. Cuốn sách này là kết quả từ sự đúc kết kinh nghiệm thực tiễn trong 30 năm nghiên cứu về cách thức để xử lý vấn đề.
Tác giả của cuốn sách là hai chuyên gia giải quyết, ngăn chặn vấn đề thành công nhất trên thế giới, đó là tiến sĩ Shozo Hibino và tiến sĩ Gerald Nadler. Vì thế, cuốn sách được xem là một công cụ hoạch định rất cần thiết cho các chiến lược gia, nhà quy hoạch - những người muốn có cho mình giải pháp sáng tạo và đột phá. Đọc cuốn sách “Tư duy đột phá” bạn sẽ nhận thấy trong đó là những suy nghĩ khác biệt, chúng không hề theo lối mòn và cũng có thể nói là phi truyền thống.
Chương 11 của cuốn sách “Tư duy đột phá” trình bày sự kết hợp của 7 nguyên tắc tư duy đột phá để bạn có thể vận dụng trong kinh doanh. Việc xem xét các nguyên tắc trong cuốn sách sẽ giúp bạn định hình quy trình giải quyết vấn đề như thế nào.
7 nguyên tắc vàng của tư duy đột phá trong cuốn sách như sau:
Đây là một nhận thức liên tục rằng mỗi và mọi vấn đề đều khác nhau một cách độc đáo, ngay từ thời điểm bắt đầu quá trình giải quyết vấn đề. Mỗi bộ phận, mỗi hoạt động của dự án là độc nhất. Mọi vấn đề xảy ra đòi hỏi một giải pháp độc đáo nhất để giải quyết. Vì thế, các giải pháp khi được sao chép lại hầu như sẽ thất bại mọi lúc mọi nơi khi được áp dụng.
Áp dụng giải pháp sao chép sẽ tốn chi phí hơn so với việc đi tìm giải pháp độc nhất cho vấn đề hiện tại của bạn. Bởi vì, một vấn đề không được xem là một thực thể duy nhất ngay từ đầu thì chắc chắn thời gian và tiền bạc sẽ bị lãng phí và cũng không đạt được hiệu quả.
Ngay cả giải pháp đã được bạn áp dụng thành công trước đó cũng không chắc chắn phù hợp cho những vấn đề trong tương lai. Nếu đặc điểm vấn đề không có gì khác nhau thì con người liên quan và thời điểm của vấn đề cũng khác nhau. Tìm hướng giải quyết mới, đòi hỏi bạn phải xem xét sự khác biệt độc nhất của những con người có liên quan và thời gian. Khi đó, bạn sẽ không còn đưa ra những quan điểm cũ và những nhận định sai lầm.
Đây là nguyên tắc được áp dụng một cách đặc biệt nhất. Tại mỗi bước đi trên con đường tìm kiếm giải pháp, bạn luôn đặt những câu hỏi: Mục đích của việc xử lý vấn đề này là gì? Chúng ta mong muốn đạt được điều gì từ những thông tin này? Những người này có những vai trò, trách nhiệm gì trong nhóm?
Vấn đề của bạn sẽ được giải quyết lần lượt bằng những quyết định nhỏ để cấu thành nên quy trình tư duy tổng thể. Giống như một bộ phận nhỏ nhất của một cái máy, bạn phải được lắp ráp chúng lại để có thể vận hành động cơ lớn hơn. Mỗi quyết định bạn đưa ra phải dựa trên cơ sở mục đích giải quyết vấn đề được mở rộng.
Áp dụng những giải pháp mục tiêu trong tương lai sẽ giúp bạn hướng đến những giải pháp ”bước đệm” và “tiếp sức” bằng những mục đích lớn hơn.
Hãy khơi nguồn sáng tạo mới mẻ của bạn bằng cách sử dụng một số phương án có tính lựa chọn và duy trì chúng càng lâu càng tốt. Bạn phải luôn đặt ra áp lực tìm kiếm những ý tưởng mới và không được dễ dàng hài lòng ngay với giải pháp đầu tiên.
Theo nguyên tắc này, 7/8 mọi sự vật, hiện tượng là tiềm ẩn, là “chìm bên trong”. Không phải giải quyết một vấn đề thật rộng lớn mới được xem là vượt quá khả năng giải quyết của bạn. Một phần tử nhỏ trong hệ thống gồm những sự việc hoặc thách thức liên quan cũng có thể tác động đến bạn. Bạn nên thường xuyên nhận thức tình huống ở phạm vi lớn hơn hoặc là nhận thức ra được đó chỉ là giải pháp tức thời.
Tuy nhiên, sẽ có sự khác biệt giữa việc nhận thức mối tương quan phức tạp và bị quá tải bởi thông tin ngay từ đầu. Nguyên tắc này sẽ giúp thiết lập lại trật tự hệ thống sử dụng thông tin khi có quá nhiều sự chi tiết.
Nếu không có tiêu chí để giới hạn việc điều tra, khảo sát, bạn sẽ nhanh chóng trở thành nạn nhân của tình trạng quá tải thông tin. Nội dung của nguyên tắc chỉ ra rằng thu thập thông tin quá nhiều đôi khi sẽ kìm hãm sự khám phá những phương án tuyệt vời khác.
Trên thực tế, thông tin liên quan chỉ là những dữ liệu gắn liền với giải pháp theo một mục đích đúng đắn. Trong quá trình thu thập thông tin, bạn phải xem xét mục đích của mình, góp phần biến vấn đề thành cơ hội để đạt được những thay đổi quan trọng.
Theo nguyên tắc này, những người thực hiện và áp dụng cần tham gia liên tục và chặt chẽ vào quá trình phát triển giải pháp. Nếu không tham gia thì họ sẽ không dễ dàng đón nhận những thay đổi được đưa ra. Breakthrough Thinking thúc đẩy một môi trường tư duy tích cực để lôi kéo sự tham gia cộng tác của người khác. Mọi người sẽ cùng xác định và triển khai mục đích, tìm kiếm những hệ thống lý tưởng mà vẫn đảm bảo được mối tương quan hiệu quả.
Nếu thiết kế giải pháp cho người khác sử dụng thì bạn cần nêu rõ các chi tiết quan trọng vào đó. Việc làm này sẽ tạo mọi điều kiện cho những người cùng thực hiện có thể áp dụng giải pháp linh hoạt hơn.
Nguyên tắc này nhắc chúng ta không chỉ biết sửa đổi mà còn phải biết khi nào cần cải tiến và nâng cấp. Xây dựng và kiểm soát một chương trình thay đổi liên tục là cách duy nhất để bảo toàn khả năng tồn tại lâu dài của giải pháp. Thay vì chỉ đơn giản tìm kiếm, Breakthrough Thinking còn phát hiện thêm những thay đổi chứa đựng những hạt mầm giúp phát triển trong tương lai.
Nhìn chung, 7 nguyên tắc tư duy đột phá giờ đây có thể gắn kết lại với nhau thành một hệ chặt chẽ. Hệ thống này gồm những bước then chốt về các vấn đề, cơ hội, nhiệm vụ, bộ phận, hoặc các giai đoạn của dự án. Bao gồm cả yêu cầu nguồn lực, lên kế hoạch, phác thảo yêu cầu, mối tương quan với những người khác, và hành động có tính lặp đi lại lại.
Bài viết của Money24h đã chia sẻ đến các bạn đọc những kiến thức về Breakthrough Thinking cũng như những lợi ích và 7 nguyên tắc của nó. Trong quá trình giải quyết vấn đề, bất kỳ nguyên tắc nào cũng có thể được áp dụng vào một thời điểm nào đó. Tuy nhiên, bạn cần sẵn sàng để có thể áp dụng cả 7 nguyên tắc trong mọi trường hợp. Khi bạn biết cách áp dụng 7 nguyên tắc tư duy đột phá này thì việc kinh doanh sẽ bắt đầu đạt được những kết quả có sự đột phá.
Power 6/55 Mỗi 18h thứ 3,5,7 | 38.396.133.300 VNĐ |
Mega 6/45 Mỗi 18h thứ 4,6 và chủ nhật | 66.844.435.000 VNĐ |
Max 3D Mỗi 18h thứ 2,4,6 | 1.000.000.000 VNĐ |
Max 4D Mỗi 18h thứ 3,5,7 | 15.000.000 VNĐ |
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM