Trang chủMarketingSocial marketing là gì? Quy trình xây dựng chiến lược social marketing hiệu quả
Social Marketing là một thuật ngữ rất quen thuộc với những nhà Marketing hiện đại. Với sự phát triển của công nghệ, hình thức Marketing này đã mang lại hiệu quả đáng kể cho các doanh nghiệp. Về cơ bản, nó tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng với chi phí thấp hơn so với hình thức Marketing truyền thống. Vậy hãy cùng Money24h tìm hiểu khái niệm Social Marketing cùng quy trình xây dựng chiến lược hiệu quả qua bài viết sau đây.
Social Marketing được biết đến là hình thức tiếp thị qua mạng xã hội. Đó là cách quảng cáo thông qua việc chia sẻ nội dung trên các nền tảng như Facebook, Twitter, LinkedIn, Zalo… Mục đích chính khi thực hiện hình thức này là duy trì sự tương tác với người dùng, gia tăng nhận thức về thương hiệu và thúc đẩy hành vi mua hàng.
Một số thuật ngữ liên quan:
Có thể bạn quan tâm: Viral Marketing
Với những lợi ích to lớn như trên, tiếp thị trên mạng xã hội là lựa chọn hợp lý không thể bỏ qua của các nhà làm Marketing hiện nay. Không chỉ các doanh nghiệp kinh doanh, tổ chức phi chính phủ cũng sử dụng hình thức tiếp thị này với mục đích thúc đẩy xã hội phát triển, nâng cao ý thức con người.
Về mục đích, cả hai khái niệm này đều hướng tới khách hàng và thay đổi hành vi của họ đến một vấn đề nào đó. Nó có thể làm lợi cho cá nhân hoặc gửi gắm thông điệp nhân văn nào đó đến cộng đồng, xã hội. Trên thực tế, Social Marketing là khái niệm rộng hơn, sử dụng nhiều phương tiện kết hợp với nhau, trong đó có cả Social Media và Social Network. Các Marketer dùng những công cụ đó để tiếp thị đến người dùng. Đơn giản hơn, Tiếp thị qua mạng xã hội sử dụng Social Media Marketing như một phương tiện hay công cụ để nhắm đến mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp.
Loại hình này được đánh giá dựa trên khả năng liên kết cũng như chia sẻ cộng đồng người dùng của các nền tảng mạng xã hội như Faebook, LinkedIn, Twitter... Đây là một hình thức Digital Marketing dựa trên sự ảnh hưởng của nền tảng mạng xã hội và các trang web.
Các nhà làm Marketing thường đánh giá Social News dựa trên lượt view, vote, comment, lượng tiếp cận trên các ứng dụng social như Digg, Newsvine… Đây là hình thức tiếp thị trực tuyến trên những trang tin tức xã hội, giải trí. Ngoài việc đọc, người dùng có thể tham gia đặt câu hỏi, bình luận, đánh giá về bản tin cũng như trao đổi các vấn đề xã hội.
Dựa trên website, Social Bookmarking Sites cho phép người dùng lưu trữ và quản lý dữ liệu, chia sẻ thông tin. Đây là địa chỉ lý tưởng để các doanh nghiệp thực hiện quảng bá hình ảnh và mang người dùng đến gần với mình hơn.
Blog và Forums là hai trong số những diễn đàn trực tuyến có sức ảnh hưởng và phổ biến nhất của Social Media. Mỗi ngày, hàng triệu người tương tác trên hai nền tảng này để tổ chức các cuộc hội thoại bằng cách gửi tin nhắn. Vậy nên, các doanh nghiệp có thể sử dụng chúng để thu hút người dùng, tăng mức độ nhận diện thương hiệu cũng như mở rộng mạng lưới tiếp cận khách hàng. Đây là lí do mà Blog và Forums đóng vai trò quan trọng đối với chiến lược Social Media Marketing của doanh nghiệp.
Đây là hình thức truyền thông dưới dạng Blog. So với trang web thông thường thì Social Microblogging có quy mô, kích thước bé hơn. Người dùng Microblogging có thể thực hiện chia sẻ hình ảnh cá nhân, video, bài viết ngắn… ngay trên tường cá nhân của những người đăng ký. Hình thức này được phổ biến rộng rãi nhất là ứng dụng Twitter.
Đây là một hình thức tiếp thị trực tuyến khác trong chiến dịch Digital Marketing. Social Media Sharing hoạt động dựa trên những trang web chuyên chia sẻ thông tin về hình ảnh, video. Các trang web cũng có một số tính năng xã hội như xây dựng nội dung, đóng góp ý kiến… Hình thức này được đánh giá dựa trên lượt view, mức độ lan truyền, lượt chia sẻ, comment…
Việc thấu hiểu người tiêu dùng luôn là yếu tố hàng đầu để một chiến dịch tiếp thị trên mạng xã hội thành công. Cụ thể, để đảm bảo nắm bắt được hành vi, tâm lý của họ, bạn cần thực hiện các hoạt động sau:
Bước tiếp theo, bạn cần phải xác định được phân khúc khách hàng mục tiêu (target market) mà doanh nghiệp hướng đến. Một số tiêu chí bạn có thể đưa ra để phân loại:
Sau khi biết khách hàng của mình là ai, bạn hãy xác định mục tiêu chiến lược doanh nghiệp mong muốn hướng đến trong kế hoạch tiếp thị:
Sau khi có được mục tiêu, chân dung khách hàng mục tiêu, điều bạn cần làm chính là bắt đầu xây dựng và phát triển chiến lược. Thách thức khi thực hiện bước này là phải có một chiến lược truyền thông có thể đánh vào insight khách hàng mục tiêu một cách sâu sắc bằng cách đơn giản nhất. Vậy nên, thông điệp của bạn phải đủ ấn tượng để khách hàng càng nhớ lâu càng tốt.
Một số hoạt động mà bạn nên chú trọng chính là:
Cuối cùng, một bước không thể thiếu khi thực hiện chiến lược đó chính là theo dõi và đánh giá kết quả. Việc này sẽ giúp bạn có thể theo sát tiến độ, kịp thời khắc phục vấn đề nếu xảy ra phát sinh ngoài ý muốn. Đặc biệt, sau mỗi chiến lược tiếp thị trên mạng xã hội, bạn sẽ rút ra bài học kinh nghiệm cho những lần sau.
Một số thông tin mà bạn có thể sử dụng để đo lường mức độ hiệu quả của chiến lược:
Dove được biết đến là một thương hiệu nổi tiếng với các sản phẩm chăm sóc cơ thể và những chiến dịch Marketing gần gũi, tạo được tiếng vang. Các chiến dịch này được xây dựng xung quanh giá trị về con người và vẻ đẹp tự nhiên.
Điển hình cho các chiến dịch tiếp thị trên mạng xã hội thành công của Dove là #ShowUs. Từ các nghiên cứu và phần tích, 70% phụ nữ nhận thấy mạng xã hội và quảng cáo chưa thể hiện hết toàn bộ về họ. Vì thế, Dove đã hợp tác cùng Girlgaze, Getty Images tạo cơ hội cho phái nữ phá vỡ định kiến về cái đẹp qua những bức hình. Họ có thể tự tin thể hiện chính mình và tìm được những người bạn giống họ.
Thương hiệu đã khai thác rất tốt sức mạnh của UGC (User-generated content - nội dung được sáng tạo và đăng tải miễn phí). Những người tham gia đăng tải chính là khách hàng, người hâm mộ… Thông qua các bài viết với hình ảnh, video, họ sẽ là đại diện truyền thông quảng bá hình ảnh của Dove. Chiến dịch này đã nhận được sự hưởng ứng với 5.000 hình ảnh và gần 700.000 hashtag trên Instagram. Đây thực sự là một case study đáng để học hỏi.
Chiến dịch “Shot on iPhone”được triển khai trên mạng xã hội dành cho sản phẩm smartphone của Apple. Thông qua chiến dịch này, thương hiệu Apple đã củng cố được vị trí của mình trong lòng người dùng.
Phần ấn tượng nhất trong chiến dịch là cách thương hiệu áp dụng UGC trên Instagram. Apple đã đưa ra hashtag #shotoniphone để quảng bá hình ảnh thương hiệu của mình. Hashtag này đã nhận được sự quan tâm của đông đảo người dùng với 12,9 triệu bài đăng. Mức độ tương tác đối với chiến dịch này là rất lớn và khó có thể ước tín. Chiến dịch #shotoniphone thậm chí còn làm nổi lên trào lưu cho các hashtag khác như #iphoneography, #iphonephoto và #shotoniphone11pro…
Trên đây, Money24h đã chia sẻ toàn bộ những thông tin về Social Marketing và quy trình thực hiện chiến dịch truyền thông hiệu quả. Đối với bất kỳ chiến dịch truyền thông nào cũng đều cần xem xét cẩn thận, hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ có những thông tin hữu ích. Nếu bạn còn thắc mắc nào thì hãy comment ngay bên dưới để được giải đáp.
Power 6/55 Mỗi 18h thứ 3,5,7 | 38.396.133.300 VNĐ |
Mega 6/45 Mỗi 18h thứ 4,6 và chủ nhật | 66.844.435.000 VNĐ |
Max 3D Mỗi 18h thứ 2,4,6 | 1.000.000.000 VNĐ |
Max 4D Mỗi 18h thứ 3,5,7 | 15.000.000 VNĐ |
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM