Trang chủTài chínhGiải ngân là gì? Quy trình giải ngân khi vay vốn
Giải ngân là một thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong ngành ngân hàng hoặc giới kinh doanh. Bạn có thể bắt gặp nó ở trong các tờ rơi hay quảng cáo cho vay tiền online trên mạng internet. Vậy thuật ngữ giải ngân là gì? Quy trình giải ngân vay vốn ngân hàng như thế nào? Có các hình thức giải ngân phổ biến nào thường được áp dụng? Hãy cùng Money24h giải đáp những thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé.
Ý nghĩa của từ giải ngân là ngân hàng xuất (giải quyết) tiền, tài chính (ngân) cho khách hàng. Hiểu đơn giản, giải ngân là khoản thanh toán mà tổ chức cho vay sẽ trao cho người đi vay, dựa theo thỏa thuận, hợp đồng đã được ký kết giữa 2 bên. Việc giải ngân sẽ được thực hiện sau khi người đi vay hoàn tất các thủ tục, điều kiện cần thiết và được ngân hàng, công ty tài chính phê duyệt hồ sơ.
Giải ngân có thể được thực hiện 1 lần hoặc chia thành từng đợt tùy thuộc vào thỏa thuận đã ký kết. Giải ngân có thể tiến hành bằng hình thức chuyển khoản hoặc tiền mặt tùy theo nhu cầu sử dụng.
Giải ngân phong tỏa được áp dụng trong các trường hợp khách hàng vay vốn với mục đích mua hàng hóa, mua bất động sản, mua ô tô, mua nhà,... Số tiền sẽ được giải ngân vào tài khoản của bên bán, nhưng không thể rút ra được ngay. Chỉ đến khi người mua và người bán hoàn thành việc mua bán hàng hóa, cung cấp đầy đủ các hồ sơ pháp lý, đăng ký sang tên tài sản, bên bán mới được sử dụng khoản tiền giải ngân này.
Đây được xem là một trong những hình thức giải ngân an toàn cho cả người đi vay vốn và ngân hàng. Hình thức giải ngân này giúp ngân hàng không bị thất thoát khoản vay. Đồng thời, chắc chắn người đi vay sẽ được sang tên sổ đỏ (đối với trường hợp mua bất động sản) và các giấy tờ sở hữu( đối với các mục đích vay vốn khác).
Khác với giải ngân phong tỏa, bạn chỉ cần cung cấp bản hợp đồng có công chứng cho ngân hàng, còn các thủ tục sang tên và đăng ký hồ sơ pháp lý sẽ được thực hiện sau khi giải ngân. Với hình thức này, người bán có thể rút được tiền từ tài khoản ra để chi tiêu ngay sau khi ngân hàng giải ngân, thay vì phải đợi đến khi các giao dịch hoàn tất. Giải ngân không phong tỏa có ưu điểm là nhanh chóng, tiện lợi nên thường được áp dụng trong các trường hợp cho vay tín chấp và khoản vay thấp từ 10 – 500 triệu.
Tuy nhiên, hình thức giải ngân này được đánh giá là chứa đựng nhiều rủi ro đối với ngân hàng. Vậy nên, giải ngân không phong tỏa thường chỉ áp dụng với một số chi nhánh ngân hàng và đối với khoản vay nhỏ. Để hạn chế rủi ro một cách tối đa, một số ngân hàng sẽ yêu cầu xác minh khả năng sang tên trước rồi mới tiến hành giải ngân và bạn sẽ cần đóng thêm một khoản phí khác nữa.
Quy trình giải ngân vay vốn Ngân hàng được thực hiện theo quy định, bao gồm các bước sau:
Bước đầu tiên, khách hàng cần đăng ký, kê khai các thông tin theo yêu cầu của ngân hàng hay tổ chức tín dụng. Các thông tin kê khai thường bao gồm: thông tin cá nhân, địa chỉ liên hệ, mục đích của khoản vay, khả năng hoàn trả,... Chuyên viên tài chính sẽ tiếp nhận và xác thực các thông tin của khách hàng trong bản kê khai.
Hồ sơ vay vốn là yếu tố quan trọng để quyết định hạn mức mà khách hàng có thể vay. Vậy nên khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, chính xác và trung thực với tổ chức cho vay.
Các loại hồ sơ cơ bản như sau:
Đây là bước quan trọng nhất để có thể hoàn tất quy trình giải ngân của ngân hàng. Phía ngân hàng sẽ kiểm tra lại tính chính xác của các thông tin khách hàng đã cung cấp trong hồ sơ vay vốn để tránh rủi ro về tín dụng.
Đối với hình thức vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng thì sẽ bao gồm thẩm định tài sản để quyết định hạn mức cho vay. Trong quá trình này, nếu có bất kỳ sai sót gì về giấy tờ, Ngân hàng sẽ yêu cầu chỉnh sửa hoặc bổ sung để hoàn thiện hồ sơ vay vốn theo đúng quy định.
Đây là bước quan trọng quyết định khách hàng có được vay vốn hay không. Quá trình này được thực hiện bởi các phòng ban có thẩm quyền. Chuyên viên sẽ trình toàn bộ hồ sơ và đưa ra đề xuất để cấp trên xem xét về quyết định có phê duyệt đối với hồ sơ vay đó hay không.
Trong một số trường hợp như số tiền vay lớn hay có thể tiềm ẩn rủi ro về nợ xấu, tổ chức cho vay sẽ thành lập bộ phận thẩm định độc lập để tiến hành thẩm định lại hồ sơ nhằm đảm bảo tính minh bạch, khách quan và hạn chế tối đa rủi ro.
Các cấp có thẩm quyền có thể đồng ý xét duyệt hoặc từ chối cho vay dựa theo hồ sơ vay vốn của khách hàng.
Hình thức giải ngân tiền mặt thì khách hàng sẽ nhận trực tiếp tại Ngân hàng. Còn đối với giải ngân thông qua tài khoản thì khách hàng sẽ phải cung cấp số tài khoản của mình tại Ngân hàng làm hồ sơ vay vốn hoặc ngân hàng khác. Bộ phận giải ngân sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh tài khoản và chuyển tiền sau khi hoàn tất quy trình giải ngân.
Xem thêm: Thủ tục vay tiền ngân hàng
Tùy thuộc vào tổ chức, ngân hàng và tính chất của khoản vay mà thời gian giải ngân thường diễn ra từ 1 đến 2 ngày kể từ thời điểm hồ sơ được duyệt và khoản vay của khách hàng được chấp thuận. Đối với một số khoản vay lớn, quy trình xét duyệt hồ sơ và giải ngân có thể kéo dài từ 3-4 ngày.
Phương thức giải ngân vốn cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng được quy định trong thông tư số 21/2017/TT-NHNN như sau
Tổ chức tín dụng cho vay phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt để giải ngân trong các trường hợp:
a) Khách hàng thanh toán, chi trả cho các mục đích sử dụng vay vốn mà pháp luật quy định phải thực hiện trên tài khoản của khách hàng;
b) Khách hàng là bên thụ hưởng có tài khoản tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và đã ứng vốn tự có để chi trả các chi phí theo mục đích vay vốn, đã được tổ chức tín dụng phê duyệt trước đó theo quy định của pháp luật;
c) Khách hàng trực tiếp thanh toán, chi trả tiền mua sản phẩm thuộc lĩnh vực nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản. Khách hàng chi trả cho cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, hộ kinh doanh và tổ hợp tác có hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn để thực hiện phương án sản xuất.
1. Tổ chức tín dụng cho vay sẽ xem xét quyết định giải ngân vốn cho vay bằng tiền mặt trong 2 trường hợp sau:
a) Trường hợp khách hàng thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng (không bao gồm pháp nhân) khi không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
b) Khách hàng là bên thụ hưởng (không bao gồm pháp nhân) và không có tài khoản thanh toán tại tổ chức nên đã ứng vốn tự có để thanh toán chi phí cho các phương án, dự án kinh doanh hoặc phục vụ đời sống đã được tổ chức tín dụng cho vay phê duyệt trước đó theo quy định của pháp luật.
2. Khách hàng phải gửi cho tổ chức tín dụng cho vay văn bản cam kết về việc bên thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán mới được tiến hành giải ngân bằng tiền mặt.
Tổ chức tín dụng cho vay được xem xét quyết định cả 2 phương thức trên trong trường hợp:
1. Khách hàng thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng đã có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với số tiền vay không vượt quá 100.000.000 đồng.
2. Khách hàng thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng là tổ chức sử dụng vốn nhà nước thì sẽ được thanh toán bằng tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Khách hàng cần lưu ý một số điều sau để quá trình giải ngân diễn ra thuận lợi và an toàn:
Bài viết trên đây của Money24h đã cung cấp các kiến thức để bạn biết giải ngân là gì. Đồng thời tổng hợp các hình thức cũng như quy trình giải ngân. Hy vọng qua đó, bạn sẽ biết được cách thực hiện dịch vụ này.
Power 6/55 Mỗi 18h thứ 3,5,7 | 38.396.133.300 VNĐ |
Mega 6/45 Mỗi 18h thứ 4,6 và chủ nhật | 66.844.435.000 VNĐ |
Max 3D Mỗi 18h thứ 2,4,6 | 1.000.000.000 VNĐ |
Max 4D Mỗi 18h thứ 3,5,7 | 15.000.000 VNĐ |
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM