Develop by: TopOnSeek Website: https://www.toponseek.com

Trang chủBảo hiểmBảo hiểm xã hội 3 năm được bao nhiêu tiền? Cách tính chi tiết

Bảo hiểm xã hội 3 năm được bao nhiêu tiền? Cách tính chi tiết

author-image

Published 27/05/2021

0/5 - (0 bình chọn)
image-cover
icon-share-facebook
icon-share-twitter
icon-share-reddit
icon-share-linkedin
icon-share-pinterest

Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội 3 năm được bao nhiêu tiền và có thể được rút hay không là thắc mắc được đưa ra trong nhiều cuộc thảo luận. Cụ thể trong những điều kiện nào người lao động có thể rút tiền bảo hiểm, 3 năm hay dài hơn. Để giải đáp vấn đề này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về bảo hiểm xã hội cũng như những quy định đi kèm của loại bảo hiểm này.

Bảo hiểm trọn đời là gì?
Trục lợi bảo hiểm
Bảo hiểm điện tử

Bảo hiểm xã hội là gì? Có mấy loại bảo hiểm xã hội?

Trước khi tìm hiểm bảo hiểm xã hội 3 năm được bao nhiêu tiền, bạn phải hiểu rõ bảo hiểm xã hội là gì. Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự bù đắp thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm mức thu nhập do ốm đau, bệnh tật, thai sản, tại nạn lao động, chết, nghỉ hưu, bệnh nghề nghiệp hoặc hết tuổi lao động. Số tiền chi trả sẽ dựa trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra, các cơ quan có thẩm quyền cũng căn cứ vào sổ BHXH để giải quyết các chế độ cho người tham gia theo quy định của Pháp luật. Những thông tin cơ bản trong sổ bao gồm thời gian làm việc, quá trình đóng và hưởng BHXH.

Có mấy loại bảo hiểm xã hội? Bảo hiểm xã hội hiện nay có 2 loại chính là bảo hiểm tự nguyện do người tham gia tự nguyện tham gia và chi trả; loại thứ hai là bảo hiểm bắt buộc và do người lao động, người sử dụng lao động cùng tham gia.

Với bảo hiểm tự nguyện, người tham gia có 2 chế độ chính là hưu trí và tử tuất. Riêng với bảo hiểm bắt buộc sẽ bao gồm 5 chế độ bao gồm: thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.

Cách tính bảo hiểm xã hội

Cách tính bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và những quy định về cách tính bảo hiểm xã hội
Cách tính bảo hiểm xã hội

Cách tính bảo hiểm xã hội bắt buộc

Cách tính bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được tính theo quy định tại khoản 2 điều 8 thuộc Nghị định số 115/2015/NĐ-CP như sau:

  • 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014.
  • 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
  • Trường hợp chưa đóng đủ 1 năm, mức hưởng BHXH 1 lần được tính bằng 22 % của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm, mức tối đa bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Cụ thể theo điều 19 thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, số tiền bảo hiểm số 1 lần được tính theo công thức sau:

Mức hưởng

=

(1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014)

+

(2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014)

Trong đó:

-  Thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 01 - 06 tháng được tính là ½ năm, từ 07 - 11 tháng được tính là 01 năm.

Trường hợp tính đến trước 01/01/2014 nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng BHXH từ 01/01/2014 trở đi.

-  Mbqtl là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Mbqtl

=

(Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm)

:

Tổng số tháng đóng BHXH

  • Mức điều chỉnh tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao đồng được áp dụng từ 01/01/2021 đến hết 31/12/2021 được quy định tại điều 2 thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH như sau:

Năm

Trước 1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Mức điều chỉnh

5,01

4,25

4,02

3,89

3,61

3,46

3,52

3,53

3,40

3,29

3,06

2,82

2,62

2,42

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

Mức điều chỉnh

1,97

1,84

1,69

1,42

1,30

1,22

1,18

1,17

1,14

1,10

1,06

1,03

1,00

1,0

Cách tính bảo hiểm xã hội tự nguyện

Với trường hợp người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, mức hưởng BHXH 1 lần được tính theo điều 77 luật BHXH 2014 như sau:

- 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014.

- 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

- Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

Tìm hiểu thêm: Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần 2021

Bảo hiểm xã hội 3 năm được bao nhiêu tiền và được rút không?

Bảo hiểm xã hội 3 năm được bao nhiêu tiền và được rút không?
Bảo hiểm xã hội 3 năm được bao nhiêu tiền?

Trường hợp người lao động đã tham gia BHXH 3 năm có thể rút tiền/hưởng BHXH khi đảm bảo các yêu cầu về điều kiện rút BHXH, tuân thủ thời gian đóng và thời hạn nộp hồ sơ xin rút bảo hiểm:

Điều kiện rút tiền bảo hiểm xã hội

Khoản 1 điều 60 luật BHXH năm 2014 và khoản 1 điều 1 nghị quyết số 93/2015/QH13, người lao động được yêu cầu nhận BHXH 1 lần nếu thuộc 1 trong các trường hợp sau:

- Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc lao động nữ là cán bộ, công chức xã hoặc hoạt động không chuyên trách ở cấp xã từ đủ 55 tuổi 04 tháng (năm 2021) mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.

- Ra nước ngoài định cư.

- Người đang mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV…

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn… phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

- Ngoài ra, khoản 1 điều 1 nghị định số 93/2015/QH13 cũng bổ sung thêm 1 trường hợp khác là người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH khi có yêu cầu thì được nhận BHXH 01 lần.

Thời gian đóng bảo hiểm

Để được tính là tham gia bảo hiểm và đủ điều kiện hưởng BHXH người lao động phải tuân thủ việc đóng bảo hiểm ít nhất 1 lần tương ứng với 1 tháng. Phương thức đóng có được quy định như sau tại tại điều 7 và điều 9 của quyết định số 595/QĐ-BHXH:

  • Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Người lao động tự mình lựa chọn phương thức đóng là hằng tháng hoặc có thể là 03 tháng/lần, 06 tháng/lần hoặc 12 tháng/lần,…
  • Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Người lao động được người sử dụng lao động đóng BHXH theo phương thức hằng tháng hoặc 03 tháng/lần hay 06 tháng/lần.

Thời hạn nộp hồ sơ xin rút BHXH

Khoản 3, Điều 110, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ quy định tại Điều 109 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Bộ hồ sơ xin rút bảo hiểm bao gồm:

  • Bản chính sổ bảo hiểm.
  • Bản chính đơn đề nghị (có mẫu sẵn).
  • Giấy tờ tùy thân (chwusng minh nhân dân, căn cước công dân,sổ hộ chiếu…)
  • Trường hợp ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được công chứng hoặc chứng thực của một trong số các giấy tờ sau:
  • Hộ chiếu do nước ngoài cấp.
  • Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài.
  • Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 5 năm trở lên của các cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
  • Trường hợp thanh toán phí giám định y khoa thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định kèm theo bản chính bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa.
  • Bản chính Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong Quân đội có hưởng phụ cấp khu vực (Mẫu số 04B - HBQP ban hành kèm theo Thông tư 136/2020/TT-BQP ngày 29/10/2020) đối với người có thời gian phục vụ trong Quân đội trước ngày 01/01/2007 tại địa bàn có hưởng phụ cấp khu vực mã sổ bảo hiểm xã hội không thể hiện đầy đủ thông tin làm căn cứ tính phụ cấp khu vực.

Số tiền rút bảo hiểm xã hội 1 lần trong trường hợp người lao động đóng 3 năm

Số tiền rút bảo hiểm xã hội 1 lần trong trường hợp người lao động đóng 3 năm
Số tiền rút bảo hiểm xã hội 1 lần trong trường hợp người lao động đóng 3 năm

Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội 3 năm được bao nhiêu tiền tùy thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm, mức lương hàng tháng của lao động đó, tuân thủ theo cách tính đã được ở nêu trên. Tức là:

  • 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014.
  • 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Giả thiết với trường hợp bà A tham gia bảo hiểm từ tháng 9/2016 đến hết tháng 8/2019:

  • Từ tháng 9/2016 - 12/2016, mức lương của bà A là 5.500.000 đồng/tháng.
  • Từ tháng 01/2017 - 12/2017, mức lương của bà A là 6.000.000 đồng/tháng.
  • Từ tháng 01/2018  - 12/2018, mức lương của bà A là 6.500.000 đồng/tháng.
  • Từ tháng 01/2019 - 08/2019, mức lương của bà A là 7.000.000 đồng/tháng.

=> Tổng thời gian tham gia bảo hiểm của bà A là 3 năm (chẵn). Thời điểm đủ để nộp hồ sơ hưởng BHXH 1 lần từ tháng 9 năm 2020. Nếu đến năm 2021 bà A làm hồ sơ, thủ tục hưởng BHXH bà sẽ được nhận:

Mức bình quân tiền lương = {(4  x 5.500.000 x 1, 14) + (12 x 6.000.000 x 1,1) + (12 x 6.500.000  x 1,06) + (8 x 7.000.000  x 1,03)} : 36 = 6.795.556 đồng/tháng

=> Mức bảo hiểm 1 lần bà A nhận được = 2 x 6.795.556 x 3 =40.773.336 đồng.

Tìm hiểu thêm: Đóng bảo hiểm xã hội 7 năm được bao nhiêu tiền?

Những chia sẻ trên đây về cách tính bảo hiểm xã hội đã giúp giải đáp về việc tham gia bảo hiểm xã hội 3 năm được bao nhiêu tiền. Bài viết cũng chia sẻ thêm các kiến thức về BHXH và các điều kiện để bạn có thể thụ hưởng bảo hiểm theo quy định.

Lãi suất tiết kiệm

(Từ cao đến thấp)
Tại quầyOnline
Kỳ hạn (tháng)
1
3
6
9
12
(Đơn vị: %/năm)Xem toàn bộ

Lãi suất vay

(Từ thấp đến cao)
Ngân hàng
Lãi suất
Thời gian ưu đãi
(Đơn vị: %)Xem toàn bộ

xosovietlott.net

Power 6/55

Mỗi 18h thứ 3,5,7

38.396.133.300 VNĐ

Mega 6/45

Mỗi 18h thứ 4,6 và chủ nhật

66.844.435.000 VNĐ

Max 3D

Mỗi 18h thứ 2,4,6

1.000.000.000 VNĐ

Max 4D

Mỗi 18h thứ 3,5,7

15.000.000 VNĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM