Develop by: TopOnSeek Website: https://www.toponseek.com

Trang chủCrypto CurrencyTiền điện tử là gì? Những kiến thức về tiền điện tử cơ bản cho người mới bắt đầu

Tiền điện tử là gì? Những kiến thức về tiền điện tử cơ bản cho người mới bắt đầu

author-image

Published 01/09/2021

0/5 - (0 bình chọn)
image-cover
icon-share-facebook
icon-share-twitter
icon-share-reddit
icon-share-linkedin
icon-share-pinterest

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, nhiều công nghệ đang phát triển vượt bậc mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống và tiền điện tử là một trong số đó. Các loại tiền điện tử, tiền ảo, tiền mã hóa bắt đầu trở nên phổ biến tại Việt Nam từ năm 2017, tiêu biểu là đồng Bitcoin. Giá trị của các loại tiền tệ này không ngừng tăng mạnh, mang lại nhiều lợi nhuận và giúp những nhà đầu tư nhanh chóng trở nên giàu có. Vậy tiền điện tử là gì, chức năng của tiền điện tử như thế nào, có nên đầu tư vào điện tử không... Để giải đáp những thắc mắc trên, bạn hãy cùng tìm hiểu những kiến thức về tiền điện tử cơ bản qua bài viết sau từ Money24h.

>>> Xem thêm: 

  • Giá ETC - Ethereum Classic tăng 297% trong quý 2 bất chấp thị trường suy sụp.
  • Giá btc hôm nay, mua bán trên sàn Bitcoin trên sàn giao dịch hàng đầu Việt Nam.

Tiền điện tử là gì?

Định nghĩa tiền điện tử

Tiền điện tử (Electronic Currency) là một loại tiền kỹ thuật số, được thiết kế nhằm mục đích thay thế cho tiền pháp định làm phương tiện trao đổi. Các loại tiền điện tử không ở không ở dạng vật lý như tiền giấy hay tiền xu mà được lưu trữ trên Internet và các thiết bị điện tử như ví điện tử, ATM, tài khoản ngân hàng…

Tiền điện tử là gì?
Tiền điện tử là gì? (Nguồn: Internet)

Tiền điện tử có 2 dạng là tiền điện tử pháp định và tiền điện tử không pháp định. Tiền điện tử pháp định được chính phủ phát hành. Tiền điện tử không pháp định còn được gọi là tiền ảo hay tiền mã hóa không do chính phủ phát hành và không chịu sự kiểm soát của chính phủ. Để hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa các loại tiền điện tử này, bạn hãy tìm hiểu ở phần nội dung tiếp theo từ bài viết của Money24h.

Lịch sử hình thành tiền điện tử

Sau khi đã nắm được cơ bản tiền điện tử là gì, bạn hãy cùng Money24h tìm hiểu về lịch sử hình thành của tiền điện tử.

Vào thời điểm công nghệ bắt đầu bùng nổ khoảng những năm 90s của thế kỷ 20, nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực để tạo ra tiền điện. Nổi bật có thể kể đến công ty DigiCash được thành lập bởi nhà tiên phong trong lĩnh vực tiền điện tử David Chaum vào năm 1982, công ty Flooz của diễn viên Whoopi Goldberg thành lập vào năm 1999, website tiền điện tử Beenz thành lập bởi Charles Cohen... Tuy nhiên, sau một thời vang tiếng trên thị trường, các công ty này sớm sụp đổ và đi vào dĩ vãng. Nguyên nhân chính đằng sau sự thất bại của họ là đều thông qua bên thứ 3 để vận hành hệ thống và tiến hành các giao dịch tiền điện tử. Do đó, phát sinh nhiều vấn đề về lừa đảo, tài chính, mâu thuẫn nội bộ...

Cũng vào thập niên 90s những năm sau đó là sự xuất hiện của một dự án gây tiếng vang lớn trên thị trường tiền điện tử - dự án E-Gold của Mỹ với khối lượng giao dịch hàng tháng lên đến hàng tỷ USD. Tuy nhiên, vào những năm đầu thế kỷ 21, doanh nghiệp này nhanh chóng xuống dốc và biến mất khỏi thị trường do gặp các vấn đề bảo mật từ cuộc tấn công của hacker.

Mãi cho đến gần 2 thập niên sau, vào năm 2008, một lập trình viên ẩn danh có tên là Satoshi Nakamoto đã cho ra đời đồng tiền điện tử Bitcoin, đánh dấu bước đầu phát triển của thị trường tiền điện tử. Hệ thống tiền điện tử này hoàn toàn khắc phục được vấn đề can thiệp của các công ty trung gian và có độ bảo mật cao. Do đó, Bitcoin và thị trường tiền điện tử đã nhanh chóng phát triển và trở thành một trong những chủ đề tài chính nổi bật hiện nay.

Sự khác nhau giữa tiền mã hóa, tiền ảo và tiền điện tử pháp định là gì?

Sự khác nhau giữa tiền mã hóa, tiền ảo và tiền điện tử pháp định
Sự khác nhau giữa tiền mã hóa, tiền ảo và tiền điện tử pháp định (Nguồn: Internet)

1. Tiền điện tử pháp định

Khái niệm tiền điện tử: Như đã tìm hiểu tiền điện tử là gì ở phần trên, có thể hiểu đó là dạng tiền tệ kỹ thuật số được lưu trữ trên thẻ hoặc thiết bị điện tử, có khả năng sử dụng như một phương thức trao đổi như tiền pháp định nhưng có các đặc tính của tiền kỹ thuật số là giao dịch tức thời, nhanh chóng.

Ví dụ về tiền điện tử: Ví điện tử Momo, AirPay, ZaloPay, hệ thống Internet Banking và thẻ ATM của các ngân hàng Vietcombank, Agribank, Techcombank...

Đặc điểm của tiền điện tử:

  • Được nhà nước và pháp luật công nhận.
  • Được phát hành, bảo hộ và chịu sự quản lý bởi ngân hàng nhà nước.
  • Được sử dụng để mua bán, trao đổi hàng hóa với giá trị tương đương với các loại tiền giấy, tiền xu
  • Có thể quy đổi ra các loại tiền giấy, tiền xu...
Tiền điện tử pháp định là gì? Ví dụ về tiền điện tử pháp định. Đặc điểm của tiền điện tử pháp định.
Tiền điện tử pháp định là gì? Ví dụ và đặc điểm của tiền điện tử pháp định (Nguồn: Internet)

2. Tiền ảo

Xem thêm: Whitelist là gì?

Khái niệm tiền ảo: Tiền ảo (Virtual Money) là một dạng tiền điện tử được phát hành bởi cá nhân hoặc tập thể chứ không phải từ chính phủ. Loại tiền tệ này không bị quản lý bởi chính phủ mà được quản lý bởi các nhà phát triển và nhà phát hành, được công nhận và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau trong một cộng đồng tiền ảo nhất định. Cụ thể, theo ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB), “tiền ảo được chấp nhận bởi các thể nhân hoặc pháp nhân như một phương tiện thanh toán và có thể được chuyển nhượng, lưu trữ hoặc giao dịch điện tử”.

Ví dụ về tiền ảo: Tiền trong game; xu, token, coin... trên các website, ứng dụng các trang thương mại điện tử, dịch vụ... dùng để đổi các sản phẩm, dịch vụ.

Đặc điểm của tiền ảo:

  • Không được phát hành và bảo hộ bởi nhà nước, ngân hàng trung ương
  • Không có giá trị thực, được chấp nhận và sử dụng trong một cộng đồng ảo nhất định
  • Không có khả năng quy đổi thành tiền pháp định.
  • Chỉ tồn tại trên môi trường kỹ thuật số.
  • Không giới hạn số lượng.
Tiền ảo là gì? Ví dụ về tiền ảo. Đặc điểm của tiền ảo.
Tiền ảo là gì? Ví dụ và đặc điểm của tiền ảo (Nguồn: Internet)

3. Tiền mã hóa

Khái niệm tiền mã hóa: Tiền mã hóa (Cryptocurrency) là loại tiền kỹ thuật số có vai trò như một phương tiện trao đổi trong một hệ thống ngang hàng. Loại tiền này sử dụng mật mã kỹ thuật số để xác thực, bảo mật và kiểm soát các giao dịch mới.

Xem thêm: Crypto là gì?

Ví dụ về tiền mã hóa: Bitcoin, Ethereum, Litecoin, Dogecoin, Feathercoin...

Đặc điểm của tiền mã hóa:

  • Không bị kiểm soát bởi chính phủ hay một tổ chức, cá nhân nào
  • Không bị lạm phát
  • An toàn và có tính bảo mật cao
Tiền mã hóa là gì? Ví dụ về tiền mã hóa. Đặc điểm của tiền mã hóa.
Tiền mã hóa là gì? Ví dụ và đặc điểm của tiền mã hóa (Nguồn: Internet)

>>> Xem thêm: TOP những đồng tiền điện tử tiềm năng 2021 mang lại lợi nhuận cao đáng đầu tư nhất

Ưu điểm và nhược điểm của tiền điện tử là gì?

Ưu điểm và nhược điểm của tiền điện tử
Ưu điểm và nhược điểm của tiền điện tử (Nguồn: Internet)

Ưu điểm của tiền điện tử

  • Giao dịch nhanh chóng, tiện lợi: Chỉ cần có Internet và điện thoại thông minh hoặc máy tính là bạn đã có thể tiến hành giao dịch tiền điện tử, không giới hạn về số tiền (đối với loại tiền điện tử không pháp định) và thời gian giao dịch.
  • Chi phí giao dịch thấp: Các loại tiền điện tử hiện nay sử dụng nền tảng công nghệ thông qua Internet và ứng dụng để vận hành, không tốn chi phí về nhân sự nên có chi phí giao dịch thấp.
  • Mức độ an toàn và bảo mật cao: Giao dịch tiền điện tử được tiến hành trực tiếp giữa 2 người hoặc hệ thống công nghệ không thông qua bên trung gian thứ 3 nào nên có tính an toàn và bảo mật thông tin cao.
  • Có tiềm năng phát triển trong ngành thương mại điện tử: Nhiều nước trên thế giới hiện nay đã chấp nhận sử dụng tiện điện tử, cụ thể là Bitcoin, để thanh toán trực tuyến hoặc trực tiếp tại điểm giao dịch. Do đó, trong tương lai, sự phát triển của tiền điện tử trong lĩnh vực e-commerce là vô cùng tiềm năng.

Nhược điểm của tiền điện tử

  • Khó hiểu và khó sử dụng cho người mới bắt đầu: Tiền điện tử vẫn còn khá mới mẻ với nhiều người, đặc biệt là những người mới bắt đầu hay người ít tiếp xúc với công nghệ. Để tìm hiểu tiền điện tử là gì và biết cách sử dụng, giao dịch tiền điện tử một cách an toàn, mang lại lợi nhuận cần thời gian tìm hiểu và nghiên cứu.
  • Sự biến động giá mạnh của tiền điện tử: Tương tự như thị trường chứng khoán, giá các loại tiền điện tử như Bitcoin, Ethereum, Litecoin... thường có sự biến động giá rất khó đoán trước, dễ xảy ra tình trạng thua lỗ đối với những nhà đầu tư ít kinh nghiệm.
  • Các vấn đề về an ninh mạng, hoạt động phi pháp: Tiền điện tử hoạt động trên nền tảng kỹ thuật số, do đó có khả năng xảy ra các vấn đề liên quan đến an ninh mạng như rơi vào tay hacker, bị tin tặc tấn công... Bên cạnh đó, nhiều hoạt động phi pháp liên quan đến tiền điện tử vẫn diễn ra khắp nơi trên thế giới, đó cũng là lý do mà nhiều quốc gia hiện nay như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc... có những quy định khắt khe về pháp lý đối với tiền điện tử.

Chức năng của tiền điện tử

Tiền điện tử là gì? Chức năng của tiền điện tử
Chức năng của tiền điện tử (Nguồn: Internet)

>>> Xem thêm: FOMO là gì? Cách để kiếm tiền từ FOMO như thế nào?

Mua hàng hóa

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều cửa hàng, nhà bán lẻ, thị trường... có thể kể đến Overstock, Newegg, Bitify, OpenBazaar... đã chấp nhận sử dụng Bitcoin để thanh toán online (trực tuyến) và offline (tại điểm giao dịch) như một hình thức thanh toán hợp lệ. Bạn có thể sử dụng Bitcoin để thanh toán các chi phí đặt vé máy bay, đặt khách sạn, mua trang sức, mua ứng dụng, thiết bị máy tính...

Một số hình thức thanh toán bằng các đồng tiền điện tử khác như Litecoin, XRP coin, Ethereum... cũng đang dần trở nên phổ biến. Tuy nhiên, Bitcoin vẫn là hình thức thanh toán bằng tiền điện được nhiều người sử dụng nhất. Theo thông tin từ Forbes, Apple cũng đã có động thái chuẩn bị cho hình thức thanh toán bằng tiền điện tử khiến nhiều nhà đầu tư chú ý. Điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho thị trường chứng khoán cũng như thúc đẩy nhu cầu phát triển về nhu cầu tiền điện tử trên toàn thế giới.

Công cụ đầu tư

Bên cạnh một số nhược điểm, việc đầu tư vào điện tử đang trở nên khá phổ biến hiện nay với nhiều cơ hội mang lại lợi nhuận khủng. Thực tế đã chứng minh rằng có nhiều trường hợp các nhà đầu tư trở thành tỷ phú nhờ vào đầu tư Bitcoin như Erik Finman - chàng trai bỏ học, trở thành tỷ phú ở tuổi 18, nhờ vào việc đầu tư Bitcoin. Bitcoin là một trong các đồng tiền điện tử được công nhận và đầu tư nhiều nhất hiện nay.

Nếu quyết định đầu tư vào tiền điện tử, bạn nên bắt đầu tìm hiểu về những đồng tiền điện tử tiềm năng như Bitcoin hoặc Ethereum, tìm hiểu về các sàn giao dịch tiền điện tử như Kraken, BitFinex, BitStamp, Binance... các loại ví lưu trữ tiền điện tử như ví nóng, ví lạnh...

Có nên đầu tư vào tiền điện tử?

Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Để có quyết định phù hợp nhất cho vấn đề có nên đầu tư vào tiền điện tử, bạn nên bắt đầu phân tích về thị trường, ưu điểm, nhược điểm, cơ hội phát triển trong tương lai cũng như nghiên cứu...

Một cách tương đối, tiền điện tử vẫn còn nhiều rủi ro mức biến động giá cao, các vấn đề an ninh mạng cũng như vấn đề pháp lý không thuận lợi phải đối mặt và giải quyết nếu muốn phát triển tốt hơn trong tương lai.

Bên cạnh đó, bạn cũng không thể bỏ qua những tiềm năng và cơ hội đầu tư mà tiền điện tử mang lại. Nhiều quốc gia lớn như Nhật Bản và Hoa Kỳ đã hợp pháp hóa tiền điện tử, chẳng hạn như Nhật Bản hay Mỹ, nhiều nơi trên thế giới đã chấp nhận sử dụng tiền điện tử như một vấn phương tiện thanh toán, mức lợi nhuận mà tiền điện tử mang lại cao (chẳng hạn giá Bitcoin chỉ tăng từ khoảng hơn 1.000 USD cho đến hơn 20.000 USD trong năm 2017)...

Kết lại, tiền điện tử vẫn là lĩnh vực đầu tư tiềm năng trong năm 2021 và những năm tiếp theo. Về dài hạn, tiền điện tử vẫn sẽ có xu hướng tăng giá và ổn định hơn trên thị trường. Tiền điện tử mang lợi cơ hội đầu tư với mức lợi nhuận cao đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn, do đó khi quyết định đầu tư cần tìm hiểu kỹ tiền điện tử là gì, kiến thức về tiền điện tử cơ bản, những kỹ thuật đầu tư, phân tích, đánh giá thị trường, những lời khuyên từ chuyên gia... để có một quyết định sáng suốt...

>>> DeFi là gì? 4 ứng dụng chính của DeFi trong đầu tư tiền điện tử

Qua bài viết trên, Money24h mong rằng bạn đã hiểu rõ tiền điện tử là gì cũng như những kiến thức về tiền điện tử cơ bản như tiền ảo là gì, tiền mã hóa là gì, sự khác nhau giữa chúng, ưu  điểm và nhược điểm của tiền điện tử, chức năng của tiền điện tử, có nên đầu tư vào điện tử không... Để hiểu rõ hơn về cách thức đầu tư tiền điện tử, cách đào tiền điện tử, các loại tiền điện tử tiềm năng nhất... hãy theo dõi các bài viết mới nhất của Money24h về tiền ảo, tiền điện tử bạn nhé!

Lãi suất tiết kiệm

(Từ cao đến thấp)
Tại quầyOnline
Kỳ hạn (tháng)
1
3
6
9
12
(Đơn vị: %/năm)Xem toàn bộ

Lãi suất vay

(Từ thấp đến cao)
Ngân hàng
Lãi suất
Thời gian ưu đãi
(Đơn vị: %)Xem toàn bộ

xosovietlott.net

Power 6/55

Mỗi 18h thứ 3,5,7

38.396.133.300 VNĐ

Mega 6/45

Mỗi 18h thứ 4,6 và chủ nhật

66.844.435.000 VNĐ

Max 3D

Mỗi 18h thứ 2,4,6

1.000.000.000 VNĐ

Max 4D

Mỗi 18h thứ 3,5,7

15.000.000 VNĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM