Bạn đã hiểu rõ về số tiền bảo hiểm tối đa của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mà mình sở hữu? Số tiền này liệu có phải là giống nhau với tất cả các gói sản phản bảo hiểm hay không? Số tiền này được tính toán và chi trả như thế nào khi có sự kiện bảo hiểm?
Số tiền bảo hiểm là thuật ngữ liên quan được sử dụng trong ngành bảo hiểm nhân thọ
Đây là thuật ngữ liên quan được sử dụng trong ngành bảo hiểm nhân thọ. Các công ty bảo hiểm sẽ cung cấp cho người tham gia bảo hiểm văn bản thể hiện định nghĩa này rõ ràng và chính xác theo quy định của pháp luật và của công ty bảo hiểm. Thông thường, những định nghĩa những thuật ngữ này được thể hiện và quy định tại hợp đồng bảo hiểm.
Theo đó, số tiền bảo hiểm được định nghĩa là số tiền mà công ty bảo hiểm chấp thuận chi trả cho các quyền lợi bảo hiểm được thể hiện trong hợp đồng được ký kết với người tham gia bảo hiểm.
Bạn hiểu đơn giản nhất đây là số tiền cố định mà công ty bảo hiểm dựa vào để thực hiện chi trả cho các sự kiện bảo hiểm liên quan đến hợp đồng bảo hiểm. Việc chi trả sẽ được kiểm định, xác nhận trước khi tiến hành. Điều này là quy định kinh doanh bảo hiểm quy định.
Ví dụ: Hợp đồng bảo hiểm của bạn có số tiền bảo hiểm là 100 triệu đồng. Quyền lợi bảo hiểm bệnh hiểm nghèo là 200% giá trị số tiền bảo hiểm. Thì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm bệnh hiểm nghèo theo điều khoản điều kiện đã ký kết trong hợp đồng, quyền lợi bạn nhận được là 200 triệu đồng. Công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm thực hiện chi trả quyền lợi này cho bạn.
Số tiền bảo hiểm tham gia là do người tham gia chọn lựa. Vì số tiền này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi cũng như trách nhiệm đóng phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm chỉ có giá trị khi được thể hiện trên hợp đồng được cả 2 bên mua và bán bảo hiểm đồng thuận ký kết.
Hiện nay có 3 loại số tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm nhân thọ:
Số tiền bảo hiểm gốc: Là số tiền bảo hiểm tại thời điểm hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực. Thông thường là khi các bên đã chấp thuận các điều kiện điều khoản và ký kết thỏa thuận với nhau.
Số tiền bảo hiểm gia tăng: Là số tiền được điều chỉnh gia tăng theo quy định của công ty bảo hiểm đã được bộ tài chính phê duyệt. Bên mua bảo hiểm có thể yêu cầu gia tăng hoặc không gia tăng số tiền bảo hiểm. Nếu quyết định giá tăng số tiền bảo hiểm thì tỷ lệ gia tăng cũng do người mua quyết định. Khi số tiền bảo hiểm gia tăng thì quyền lợi chi trả liên quan đến hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cũng thay đổi tương ứng theo.
Số tiền bảo hiểm giảm: Là số tiền bảo hiểm được điều chỉnh giảm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm. Số tiền điều chỉnh giảm sẽ có giá trị thấp hơn số tiền bảo hiểm gốc ban đầu. Một khi số tiền bảo hiểm giảm thì quyền lợi liên quan cũng giảm so với quyền lợi ban đầu và số tiền bảo hiểm ban đầu.
Số tiền bảo hiểm tối thiểu là bao nhiêu?
Số tiền tham gia bảo hiểm là do người tham gia bảo hiểm quyết định
Như đã nói ở trên phần định nghĩa số tiền bảo hiểm nhân thọ là gì, số tiền tham gia bảo hiểm là do người tham gia bảo hiểm quyết định. Tuy nhiên, số tiền này cần phải đạt giá trị tối thiểu tương ứng với từng loại sản phẩm theo quy định của công ty bảo hiểm. Điều này nhằm mục đích:
Đảm bảo giá trị bảo hiểm cho gói bảo hiểm. Với số tiền không tương ứng, các quyền lợi gói bảo hiểm không thể hình thành cũng như không đủ điều kiện để được thực hiện đầy đủ.
Đảm bảo quyền lợi cho công ty bảo hiểm với hoạt động kinh doanh gói sản phẩm bảo hiểm.
Đảm bảo quyền lợi bồi thường của người tham gia bảo hiểm.
Số tiền bảo hiểm tối thiểu khoảng 3 -4 triệu/năm/hợp đồng bảo hiểm. Đây là số tiền căn bản để các quyền lợi liên quan được hình thành và đảm bảo thực hiện khi có sự kiện xảy ra. Giá trị tiền mặt người tham gia bảo hiểm nhận được tương đương với số tiền bảo hiểm tham gia.
Số tiền bảo hiểm tối đa là bao nhiêu?
Các công ty bảo hiểm có quy định về số tiền bảo hiểm nhân thọ tối thiểu nhưng không có quy định về số tiền bảo hiểm tối đa. Điều này là do nhu cầu tham gia bảo hiểm và tiềm lực kinh tế tài chính của mỗi cá nhân là khác nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn muốn tham gia với số tiền bảo hiểm lớn thì công ty bảo hiểm vẫn sẽ có những quy định riêng đi kèm nhằm hạn chế tối đa những mục đích trục lợi khi tham gia bảo hiểm.
Người có ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ với số tiền bảo hiểm cao hơn mức tối thiểu có thể tham khảo các mức như:
Từ 10-15 triệu đồng/năm/hợp đồng bảo hiểm.
Từ 20 - 70 triệu đồng/năm/hợp đồng bảo hiểm.
Từ 100 triệu đồng/năm/hợp đồng bảo hiểm.
Để xác định được số tiền bảo hiểm tham gia bạn nên căn cứ vào mức thu nhập hàng tháng của bản thân. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, cá nhân người tham gia bảo chỉ nên dành 10 -15% tổng thu nhập/tháng để tham gia bảo hiểm nhân thọ. Như vậy, sẽ đảm bảo nguồn tài chính cho bản thân cho các mục đích: sinh hoạt, bảo vệ, tiết kiệm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến định giá phí bảo hiểm dựa trên số tiền bảo hiểm
Việc định giá phí bảo hiểm nhân thọ sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố liên quan
Việc định giá phí bảo hiểm nhân thọ sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố liên quan. Phí bảo hiểm liên quan mật thiết đến số tiền bảo hiểm.
Phí bảo hiểm chính là số tiền mà người tham gia bảo hiểm phải thực hiện đóng cho công ty bảo hiểm để duy trì hợp đồng bảo hiểm đã ký kết. Người tham gia bảo hiểm có thể chọn lựa các hình thức đóng phí bảo hiểm theo điều kiện của bản thân. Nếu đóng 1 lần thì tổng số tiền đóng ít hơn so với đóng lẻ từng tháng, hoặc từng kỳ. Do, hiệu quả đầu tư của việc đóng 1 lần cao hơn các hình thức đóng khác.
Phí bảo hiểm được các công ty tính toán theo khác nhau cho từng đối tượng tham gia bảo hiểm, và cho từng sản phẩm bảo hiểm cung ứng. Phí bảo hiểm được tính dựa trên tỷ lệ phí bảo hiểm với số tiền bảo hiểm.
Công thức tính phí bảo hiểm thông thường là:
Phí bảo hiểm = tỷ lệ phí x số tiền bảo hiểm.
Ví dụ: Số tiền bảo hiểm là 100 triệu đồng, tỷ lệ phí bảo hiểm cho gói sản phẩm bảo hiểm tham gia là 0,005%. Thì số phí bảo hiểm sẽ là:
Phí bảo hiểm = 0,005% x 100.000.000 triệu đồng = 500.000 đồng.
Với công thức tính phí bảo hiểm trên, có thể nhận thấy yếu tố để định giá được phí bảo hiểm là tỷ lệ phí bảo hiểm và số tiền tham gia bảo hiểm.
Tỷ lệ phí bảo hiểm
Việc phát hành và áp dụng tỷ lệ phí bảo hiểm được bộ tài chính thông qua. Các công ty bảo hiểm có trách nhiệm soạn thảo và đề xuất với bộ tài chính. Tỷ lệ phí bảo hiểm được hình thành từ nhiều yếu tố. Các công ty bảo hiểm sẽ phân chia theo:
Độ tuổi: từ 18 đến 60 tuổi.
Giới tính: Nam, nữ.
Nghề nghiệp: theo từng nhóm nghề, hiện có 4 nhóm nghề được áp dụng.
Theo điều kiện: chuẩn hay đặc biệt.
Theo hình thức/loại/gói sản phẩm.
Tỷ lệ phí bảo hiểm không áp dụng đồng thời cho tất cả các đối tượng. Mỗi đối tượng có những đặc điểm khác nhau sẽ có tỷ lệ phí bảo hiểm khác nhau.
Tỷ lệ phí bảo hiểm được công ty bảo hiểm công bố và áp dụng và có thể thay đổi khi có văn bản mới được phê duyệt.
Bạn có thể khảo tỷ lệ phí bảo hiểm rủi ro bệnh hiểm nghèo của phụ nữ của công ty bảo hiểm Phú Hưng được áp dụng là:
Nữ 18 tuổi: 0,930%.
Nữ 20 tuổi: 0,933%.
Nữ 30 tuổi: 2,076%.
Nữ 40 tuổi: 5,379%.
Nữ 50 tuổi: 7,362%.
Nữ 60 tuổi: 8,385%.
Hoặc tỷ lệ phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm liên kết chung của công ty bảo hiểm Prudential được áp dụng là:
Nam 0 tuổi: 19,42%, nữ 0 tuổi: 16,01%.
Nam 10 tuổi: 20, 63%, nữ 10 tuổi: 16,91%.
Nam 20 tuổi: 22, 52%, nữ 20 tuổi: 18,76%.
Nam 30 tuổi: 23,75%, nữ 30 tuổi: 19,06%.
Nam 40 tuổi: 31,00%, nữ 40 tuổi: 24,57%.
Nam 50 tuổi: 47,44%, nữ 50 tuổi: 38,03%.
Nam 60 tuổi; 62,75%, nữ 60 tuổi: 49,42%.
Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm càng cao, phí bảo hiểm được định giá càng cao. Số tiền bảo hiểm do người tham gia bảo hiểm lựa chọn ban đầu. Nhưng bắt buộc phải đạt giá trị tối thiểu theo công ty bảo hiểm quy định. Với những số tiền bảo hiểm cao, công ty bảo hiểm có quyền yêu cầu giám định các điều kiện liên quan đến sức khoẻ, tài chính để đảm bảo giá trị và loại trừ tối đa rủi ro cho hợp đồng bảo hiểm.
Nên hiểu rõ bảo hiểm nhân thọ qua các thuật ngữ số tiền bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm, phí bảo hiểm để biết được quyền lợi cũng như trách nhiệm đóng phí của bản thân. Đây là một trong những thông tin quan trọng mà bạn không nên bỏ qua khi tìm hiểu để tham gia bảo hiểm nhân thọ.