Develop by: TopOnSeek Website: https://www.toponseek.com

Trang chủTài chính8 quy tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

8 quy tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

author-image

Published 12/07/2022

5/5 - (1 bình chọn)
image-cover
icon-share-facebook
icon-share-twitter
icon-share-reddit
icon-share-linkedin
icon-share-pinterest

Để có một cuộc sống thoải mái, cân bằng ở hiện tại và tránh được các rủi ro bất ngờ trong tương lai thì quản lý tài chính cá nhân là kỹ năng quan trọng mà bạn cần nắm vững. Nếu như bạn sở hữu một mức thu nhập vừa đủ nhưng quản lý đúng cách, bạn vẫn có thể có những khoản tiền tiết kiệm để đầu tư sinh lời và nâng cao tài sản của mình. Vậy quản lý tài chính cá nhân là gì? Có những cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả ra sao? Cùng mình tìm hiểu những kiến thức hữu ích đó trong bài viết dưới đây.

Quản lý tài chính cá nhân là gì?

Tài chính cá nhân được hiểu là những vấn đề liên quan đến dòng tiền của bạn như thu nhập, các khoản tiết kiệm, đầu tư, khoản chi tiêu,… Và để quản lý tài chính hiệu quả thì bạn cần kiểm soát tốt tất cả những khoản tiền trên.

Quản lý tài chính cá nhân là gì?
Tài chính cá nhân bao gồm tất cả những yếu tố liên quan đến dòng tiền của bạn

Tại sao cần phải quản lý tài chính cá nhân?

Những vấn đề liên quan đến dòng tiền, tài chính luôn là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta. Bởi vậy, quản lý tốt những yếu tố này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Dưới đây là những lợi ích vượt trội mà bạn sẽ có được nếu như quản lý tài chính cá nhân hiệu quả:

  • Kiểm soát được nguồn thu – chi theo từng mốc thời gian và khoảng thời gian cụ thể.
  • Nắm bắt được khả năng chi tiêu, đầu tư ở hiện tại để lên kế hoạch hợp lý trong tương lai.
  • Tránh rủi ro tối đa nếu không may gặp phải những khó khăn hay sự cố bất ngờ.
  • Giúp tinh thần vui vẻ, yên tâm vì đã lập kế hoạch rõ ràng, thận trọng.
  • Đưa ra các quyết định chi tiêu hợp lý với khả năng tài chính hiện tại của bản thân.

8 quy tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả được nhiều người áp dụng

Lập kế hoạch và theo dõi ngân sách rõ ràng

Nguyên tắc đầu tiên mà bạn cần nắm vững để quản lý tài chính cá nhân là hãy lên một kế hoạch thật chi tiết, rõ ràng. Bạn có thể bắt đầu bằng những kế hoạch đơn giản, chỉ cần nắm rõ dòng tiền vào – ra và số dư còn lại để có thể đưa ra những quyết định chi tiêu, đầu tư hợp lý. Và sau khi có kế hoạch cho bản thân mình, bạn cũng cần phải theo dõi thường xuyên để cập nhật, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

Rà soát chi tiêu

Thông thường, mỗi người đều có những khoản thu – chi cố định, tuy nhiên hàng tháng có thể sẽ phát sinh những khoản chi phí ngoài dự tính như: cưới hỏi, du lịch, mua sắm,…. Bởi vậy hãy nhớ rà soát, ghi chú rõ ràng để đảm bảo rằng bạn nắm được số tiền bạn đang có là bao nhiêu, tránh tình trạng rủng rỉnh mỗi khi lương về nhưng lại rỗng túi vào dịp cuối tháng.

Áp dụng quy tắc 50/30/20

50-30-20 là quy tắc quen thuộc được rất nhiều người tìm hiểu và áp dụng trong việc quản lý tài chính bởi sự tiện lợi, đơn giản và dễ thực hiện. Để áp dụng nguyên tắc này bạn hãy chia thu nhập mỗi tháng thành 3 phần: 50%, 30%, 20% và phân bổ như sau:

  • Phần 1 - 50% thu nhập 

 Đây là những khoản dành cho chi phí cố định như nhà cửa, di chuyển, ăn uống.  

  • Phần 2 - 30% thu nhập 

Hãy sử dụng khoản thu nhập này cho các khoản chi tiêu ít quan trọng hơn như giải trí, mua sắm, chi phí sinh hoạt khác. Bạn cũng nên linh động cắt giảm khoản chi phí này xuống mức thấp nhất có thể để có thể tiết kiệm tốt hơn.

  • Phần 3 - 20% thu nhập 

Với khoản tiền này bạn hãy dành để tiết kiệm để dự phòng hoặc đầu tư cho những kế hoạch trong tương lai. Cuộc sống luôn chứa đựng những rủi ro khó lường như ốm đau, mất cắp, tai nạn,... Trong những trường hợp cấp bách như vậy, tài khoản tiết kiệm sẽ giúp bạn trang trải tốt hơn. 

quy tắc 50/30/20
Quy tắc quản lý tài chính 50/30/20

Quản lý tài chính hiệu quả với nguyên tắc 6 chiếc lọ

Bên cạnh phương pháp 50/30/20, bạn có thể tham khảo thêm nguyên tắc 6 chiếc lọ - một phương thức cũng được rất nhiều người ưa chuộng và áp dụng. 6 chiếc lọ bạn chia từ thu nhập sẽ ứng với mỗi khoản chi tiêu như sau:

  • Lọ 1 chiếm 55% thu nhập dành cho chi tiêu thiết yếu

Cũng giống như phương pháp 50/30/20, đây là số tiền bạn dành cho nhu cầu thiết yếu, các khoản chi cố định hàng tháng. Cách chia như này cũng giúp bạn đặt mốc giới hạn cho mỗi khoản chi phí từ đó có thói quen chi tiêu phù hợp hơn.

  • Lọ 2 chiếm 10% thu nhập dành cho tiết kiệm lâu dài

Với  khoản tiền này, bạn sẽ dành cho những chi tiêu trong tương lai như mua xe, mua nhà,…

  • Lọ 3 chiếm 10% thu nhập dành cho giáo dục

Đầu tư cho bản thân luôn là cách đầu tư sinh lời tốt nhất. Hãy cố gắng dành một khoản thu nhập cho việc học hỏi, phát triển bản thân. Khoản đầu tư thông minh này sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích trong tương lai.

  • Lọ 4 chiếm 10% cho việc thư giãn và tận hưởng cuộc sống

Cân bằng cuộc sống luôn là điều kiện lý tưởng để bạn phát triển và làm việc tốt hơn. Hãy luôn chăm sóc bản thân thật tốt sau những giờ làm việc hay học tập vất vả, đây cũng là cách để bạn nâng cao sức khỏe tinh thần của mình.

  • Lọ 5 chiếm 10% thu nhập là quỹ đầu tư

Đây sẽ là khoản để bạn có được thêm những nguồn thu khác trong tương lai. Bạn có thể dùng số tiền này để đầu tư như mua cổ phiếu hay thực hiện một kế hoạch kinh doanh của riêng mình. 

  • Lọ 6 chiếm 5% thu nhập dùng để làm từ thiện

Hàng tháng bạn hãy cố gắng dành ra một khoản tiền để giúp đỡ và đóng góp cho cộng đồng. Những việc làm thiện nguyện dù nhỏ nhưng chắc chắn sẽ giúp nhiều người có cuộc sống tốt hơn. 

Lập ngân sách chi tiêu theo nguyên tắc 6 chiếc lọ
Nguyên tắc 6 chiếc lọ

Nhanh chóng thoát khỏi nợ nần

Nhiều người cho rằng nợ nần là động lực để cố gắng làm việc chăm chỉ hơn. Thế nhưng, bạn cũng nên nhớ rằng nợ nần không chỉ khiến bạn mất tự do tài chính mà còn khiến bạn luôn phải bận tâm và lo lắng vì chúng chứa rất nhiều rủi ro. Đôi khi việc xem thường những khoản nợ lại khiến bạn chi tiêu nhiều hơn thay vì trả nợ. Bởi vậy, hãy dùng những mục tiêu tài chính lớn hơn làm động lực thay vì những khoản nợ để tránh ảnh hưởng đến tâm lý bạn nhé.

Trả trước ít nhất 20% cho các kế hoạch mua nhà, mua xe

Hiện nay, những khoản vay có khoản trả trước thấp đang khá phổ biến. Thậm chí có nhiều chương trình khuyến mại trả góp với mức trả trước 0 đồng. Tuy nhiên có một nguyên tắc sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân tốt hơn đó là hãy cố gắng trả trước từ 20% giá trị khoản nợ. Việc này giúp tránh rủi ro và giảm áp lực nếu như tài sản mà bạn vay bị giảm giá trị.

Gia tăng thu nhập từ nhiều nguồn

Một công việc ổn định với mức thu nhập tốt có thể giúp cuộc sống hiện tại của bạn thoải mái mà không có áp lực, tuy nhiên nó không thể đảm bảo chắc chắn cho tương lai của bạn. Hãy cố gắng tạo ra những nguồn thu khác để tránh rủi ro và giúp bạn an tâm hơn. Thậm chí nguồn thu thứ 2, thứ 3 này có thể biến thành những khoản thu chính trong tương lai nếu nó có tiềm năng phát triển. 

Đầu tư 15% cho tiết kiệm dài hạn

Một khoản tiết kiệm dài hạn là phương pháp an toàn và hiệu quả để bạn tránh những sự cố hay rủi ro trong cuộc sống. Hơn thế nữa, khoản tiết kiệm này còn chính là quỹ “lương hưu” lúc về già, để bạn an tâm hơn. Bởi vậy, hãy đảm bảo rằng trích ra một khoản hàng tháng vào quỹ riêng để có một cuộc sống tự do về tài chính sau này.

Những sai lầm thường mắc phải khi quản lý tài chính cá nhân

Không theo dõi sát sao tình hình thu chi cá nhân

Nhiều người cho rằng những khoản thu cá nhân chỉ bao gồm lương và một số nguồn thu cố định hàng tháng. Bởi vậy họ hoàn toàn có thể kiểm soát và tính toán được khoản chi tiêu phù hợp với mức thu nhập đó là bao nhiêu. Tuy nhiên bạn chỉ cần một lần “vung tay quá trán” thì rất dễ bị “vỡ kế hoạch” nếu tính toán sơ sài như vậy. Hãy đảm bảo rằng bạn nắm cụ thể số tiền thu vào và chi ra hàng tuần, số tiền hiện có là bao nhiêu, bởi chỉ có như vậy bạn mới có được những quyết định đúng đắn và kịp thời tiếp theo.

Lạm dụng mua sắm thông qua thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng từ lâu đã trở nên quen thuộc với nhiều người bởi tính tiện dụng và những lợi ích hấp dẫn kèm theo. Tuy nhiên để sử dụng được loại thẻ này, bạn thật sự phải có “một cái đầu lạnh” để tránh quen tay quẹt thẻ thả ga, không kiểm soát. Với cách chi tiêu như vậy, bạn đã mất đi một khoản tiền lớn và bỏ qua luôn cả cơ hội sinh lời của khoản tiền đó. Thậm chí, có nhiều người còn lâm vào tình trạng nợ thẻ tín dụng với lãi suất cao hơn rất nhiều so với các khoản nợ thông thường.

Lạm dụng mua sắm thông qua thẻ tín dụng
Chi tiêu bằng thẻ tín dụng có thể sẽ khiến bạn mua sắm quá đà

Không tìm cách mở rộng thu nhập từ nhiều nguồn

Nếu trong đầu tư chúng ta đều biết đến nguyên tắc “không nên bỏ tất cả trứng của bạn vào một giỏ” thì nguồn thu nhập của bạn cũng vậy. Việc chỉ dựa vào một nguồn thu sẽ khiến bạn gặp nhiều rủi ro và áp lực lớn hơn rất nhiều. Bởi vậy hãy cố gắng tạo thêm nhiều nguồn kiếm tiền hơn nữa, kết hợp với một kế hoạch tiết kiệm và chi tiêu phù hợp để tránh sự cố không mong muốn trong tương lai.

Không lên kế hoạch chi tiêu hợp lý

Kế hoạch chi tiêu cá nhân là bảng mô tả chi tiết về việc sử dụng dòng tiền dành cho các khoản chi hàng tháng. Một kế hoạch rõ ràng sẽ giúp bạn dễ dàng thống kê, theo dõi và linh động điều chỉnh nếu có sự thay đổi trong thực tế. Nếu bạn không có kế hoạch hoặc lập kế hoạch sơ sài thì sẽ thật khó khăn để bạn hoàn thành những bước quan trọng tiếp theo trong việc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.

Công cụ quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Sử dụng sổ ghi chép cá nhân

Cách đơn giản nhất để kiểm soát tài chính tốt là bạn mang theo một cuốn sổ nhỏ bên mình để ghi chép các khoản chi tiêu. Hoặc tốt hơn thì bạn có thể chủ động ghi ra trước các đề khoản dự định chi, sau đó chỉ cần bổ sung số tiền thực tế.

Sổ Kakeibo - cách quản lý tài chính của người Nhật

Sổ Kakeibo là một phương pháp được người Nhật sử dụng rộng rãi. Cơ chế hoạt động của số Kakeibo theo một chu trình xoay quanh 4 câu hỏi:

  • Bạn có bao nhiêu tiền?
  • Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền?
  • Bạn sẽ tiêu bao nhiêu tiền?
  • Bạn sẽ làm gì để cải thiện?

Điểm khác biệt là phương pháp này không sử dụng các ứng dụng hiện đại. Mỗi khi bạn đặt bút viết ra các khoản chi tiêu của mình, sẽ khiến bạn phải suy ngẫm thêm một lần nữa về những khoản chi tiêu của mình.

Quản lý tài chính cá nhân bằng excel trên máy tính

Tương tự với việc ghi chép bằng sổ nhưng tất cả đều làm trên máy tính. Cách này sễ giải quyết được điểm hạn chế của cách 1 đó là việc tính toán nhanh và chính xác hơn. Với excel bạn có thể dùng các hàm cơ bản là đã có thể tính toán được chi tiêu, hơn nữa excel cũng có chức năng vẽ biểu đồ từ đó bạn có thể so sánh qua từng tháng.

Sử dụng app quản lý tài chính trên điện thoại

Hiện nay có rất nhiều ứng dụng trên điện thoại giúp bạn có thể quản lý tài chính cá nhân một các hiệu quả chẳng hạn như Hũ chi tiêu và báo cáo thu chi của ngân hàng số Timo, Money Lover, Money Manager, MISA Money Keeper, Mint,.... Với các app quản lý chi tiêu, người dùng có thể kiểm tra, phân bổ chi tiêu ở bất kỳ đâu, giúp cho việc thao tác dễ dàng hơn so với sổ ghi chép thông thường.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về các nguyên tắc hữu ích, những sai lầm cần tránh để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn dễ dàng vận dụng và có được một kế hoạch quản lý tài chính cá nhân tốt hơn.

Lãi suất tiết kiệm

(Từ cao đến thấp)
Tại quầyOnline
Kỳ hạn (tháng)
1
3
6
9
12
(Đơn vị: %/năm)Xem toàn bộ

Lãi suất vay

(Từ thấp đến cao)
Ngân hàng
Lãi suất
Thời gian ưu đãi
(Đơn vị: %)Xem toàn bộ

xosovietlott.net

Power 6/55

Mỗi 18h thứ 3,5,7

38.396.133.300 VNĐ

Mega 6/45

Mỗi 18h thứ 4,6 và chủ nhật

66.844.435.000 VNĐ

Max 3D

Mỗi 18h thứ 2,4,6

1.000.000.000 VNĐ

Max 4D

Mỗi 18h thứ 3,5,7

15.000.000 VNĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM