Develop by: TopOnSeek Website: https://www.toponseek.com

Trang chủTài chínhOption là gì? Giao dịch Option hiệu quả như thế nào?

Option là gì? Giao dịch Option hiệu quả như thế nào?

author-image

Published 07/07/2022

0/5 - (0 bình chọn)
image-cover
icon-share-facebook
icon-share-twitter
icon-share-reddit
icon-share-linkedin
icon-share-pinterest

Mặc dù Option (quyền chọn) - một công cụ phái sinh còn khá mới mẻ ở thị trường Việt Nam nhưng thực chất giao dịch quyền chọn rất phát triển trên thị trường toàn cầu như một công cụ tài chính hấp dẫn nhà đầu tư với tỷ suất lợi nhuận trên vốn cực kì cao cũng như khả năng quản lý rủi ro cực tốt cho các công cụ tài chính cơ bản.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu Option là gì? tại sao nhà đầu tư nên lựa chọn công cụ tài chính này và giao dịch quyền chọn diễn ra như thế nào?

Option là gì?
Option là gì?

1. Option là gì?

Cũng giống như các công cụ phái sinh khác, mục tiêu của option là đem lại lợi ích tiềm năng cho các nhà đầu tư như một công cụ bảo hiểm giá, hay công cụ tìm kiếm lợi nhuận chênh lệch giá. Vậy Option được định nghĩa như thế nào ?

Option là một công cụ cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định hàng hóa với một mức giá xác định, và trong một thời gian nhất định. Các hàng hóa cơ sở này có thể là cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, thương phẩm, tiền tệ, hay hợp đồng tương lai.

Mặc dù khái niệm này có vẻ giống như hợp đồng tương lai, nhưng các nhà đầu tư mua hợp đồng quyền chọn không có nghĩa vụ phải thực hiện vị thế của họ.

Về bản chất, Option chính là một hợp đồng mua bán thương mại và quyền chọn được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng giao dịch mua bán, cho nên Option còn được xem là hợp đồng quyền chọn với các yếu tố cơ bản như sau:

  • Người Bán (Seller):
  • Người mua (Buyer):
  • Tài sản, hàng hóa cụ thể được giao dịch
  • Mức giá cụ thể khi thực hiện giao dịch
  • Thời hạn kết thúc hợp đồng giao dịch

Tính chất pháp lý Option được giao dịch dưới dạng hợp đồng vì vậy luôn có 2 bên cùng tham gia.

Bên mua hợp đồng quyền chọn: sẽ phải trả một khoản phí hợp đồng, người mua có quyền thực hiện giao dịch phái sinh hoặc không sao cho phù hợp với lợi ích của mình nhất.

Bên bán hợp đồng quyền chọn: sẽ được nhận một khoản phí hợp đồng từ bên mua, và phải có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng với bên mua.

2. Phân loại Option (quyền chọn)

2.1 Phân loại Option cơ bản - CALL OPTION và PUT OPTION

Phân loại Option
Phân loại Option

Về cơ bản, hợp đồng quyền chọn có 2 loại đó là quyền chọn mua (CALL OPTION) cho phép người chủ sở hữu hợp đồng quyền được mua các tài sản bảo đảm và quyền chọn bán (PUT OPTION) cho họ quyền được bán chúng. Do đó, các nhà đầu tư thường mua quyền chọn mua khi họ dự đoán giá của tài sản cơ sở sẽ tăng và quyền chọn bán khi họ dự đoán giá của tài sản cơ sở sẽ giảm.

Họ cũng có thể sử dụng các quyền chọn mua và bán - hy vọng giá sẽ ổn định - hoặc thậm chí kết hợp cả hai loại hợp đồng để có lợi cho họ dựa vào dự đoán của họ về sự biến động của thị trường.

  • Quyền chọn mua (CALL OPTION): Người mua quyền chọn mua sẽ phải trả cho người bán quyền chọn mua một khoản phí gọi là phí quyền chọn (premium). Người mua quyền chọn mua sẽ có quyền được mua một lượng tài sản nhất định theo mức giá thực hiện được thỏa thuận ban đầu. Người bán quyền chọn mua nhận được tiền phí nên có trách nhiệm phải bán một lượng tài sản theo giá đã thỏa thuận ban đầu khi người mua quyền chọn mua yêu cầu thực hiện quyền.
  • Quyền chọn bán (PUT OPTION: Người mua quyền chọn bán sẽ phải trả cho người bán quyền chọn bán một khoản phí gọi là phí quyền chọn (premium). Người mua quyền chọn bán sẽ có quyền được bán một lượng tài sản nhất định theo mức giá thực hiện đã thỏa thuận ban đầu. Người bán quyền chọn bán nhận được tiền phí nên có trách nhiệm phải mua một lượng tài sản theo giá đã thỏa thuận ban đầu khi người mua quyền chọn bán yêu cầu thực hiện quyền.

Như trên, Option phải có 2 bên cùng tham gia thì mới có thể tạo thành hợp đồng, vì vậy hợp đồng CALL OPTION sẽ có 2 bên cùng tham gia là người mua CALL OPTION và người bán CALL OPTION. Tương tự như vậy, đối với hợp đồng PUT OPTION cũng sẽ có 2 bên cùng tham gia là người mua PUT OPTION và người bán PUT OPTION

  • Người mua CALL OPTIONS thường được gọi là: Buyer CALL OPTIONS
  • Người bán CALL OPTIONS thường được gọi là: Seller CALL OPTIONS
  • Người mua PUT OPTIONS thường được gọi là: Buyer PUT OPTIONS
  • Người bán PUT OPTIONS thường được gọi là: Seller PUT OPTIONS
Buyer CALL OPTIONTrả phí hợp đồng. Có quyền mua hoặc là không mua.
Seller CALL OPTIONNhận phí hợp đồng từ Buyer CALL OPTION. Có nghĩa vụ phải bán khi bên Buyer CALL OPTION yêu cầu.
Buyer PUT OPTIONTrả phí hợp đồng. Có quyền bán hoặc là không bán.
Seller PUT OPTIONNhận phí hợp đồng từ Buyer PUT OPTION. Có nghĩa vụ phải mua khi bên Buyer PUT OPTION yêu cầu.

2.2 Phân loại Option theo cách thức thực hiện quyền

  • Quyền chọn châu Âu (European option) - chỉ có thể được thực hiện vào đúng kỳ hạn (expiry date), tức là vào một ngày đã được định trước.
  • Quyền chọn Mỹ (American option) - có thể được thực hiện vào bất kỳ ngày giao dịch nào trước hoặc cùng ngày hết hạn.
  • Quyền chọn Bermuda (Bermudan option) – có thể được thực hiện vào những ngày đã định rõ cùng hay trước ngày đáo hạn.
  • Quyền chọn châu Á (Asian option) – quyền chọn với khoản thanh toán bù trừ được xác định bằng trung bình giá tài sản gốc trong một khoảng thời gian định trước.
  • Quyền chọn rào cản (Barrier Option): là quyền chọn với đặc trưng chung là giá của tài sản gốc phải vượt qua một ngưỡng ("rào cản") nhất định trước khi quyền này có thể được thực hiện.
  • Quyền chọn nhị phân (Binary Option): Là quyền chọn trong đó nhà đầu tư dự đoán xu hướng tăng/giảm của một loại tài sản trong một thời gian nhất định. Trong đó, việc thanh toán đầy đủ toàn bộ giá trị sẽ diễn ra nếu như tài sản gốc phù hợp với điều kiện đã được xác định từ trước lúc đáo hạn. Còn nếu không phù hợp thì nó sẽ đáo hạn mà không có giá trị gì.
  • Quyền chọn kỳ cục (Exotic Option): là một phạm trù rộng của các quyền chọn, có thể bao gồm các cấu trúc tài chính phức tạp.
  • Quyền chọn vani/quyền chọn chuẩn/quyền chọn thông thường (Vanilla Option): bất kỳ quyền chọn nào không phải là kỳ cục (exotic).

Trong số các kiểu quyền chọn trên, quyền chọn kiểu Châu Âu (Europe Option) và kiểu Mỹ (American Option) là các kiểu thường gặp nhất.

2.3 Phân loại Option căn cứ vào tài sản cơ sở

  • Quyền chọn cổ phiếu: Là những hợp đồng quyền chọn được thiết kế với tài sản cơ sở là một cổ phiếu đơn lẻ. Về mặt khái niệm, quyền chọn cổ phiếu đơn lẻ đem lại cho người nắm giữ nó quyền, chứ không phải nghĩa vụ, mua hoặc bán một cổ phiếu cụ thể với số lượng nhất định ở mức giá xác định vào hoặc trước một thời điểm đã biết trong tương lai.
  • Quyền chọn hàng hóa: Là quyền chọn mà tài sản cơ sở của hợp đồng là một loại hàng hóa cơ bản (nông sản, kim loại quý, kim loại công nghiệp…).
  • Hợp đồng quyền chọn hợp đồng tương lai: Là quyền chọn mà tài sản cơ sở của hợp đồng là một hợp đồng tương lai. Theo đó, người nắm giữ quyền chọn hợp đồng tương lai có quyền được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc bán (nếu là quyền chọn bán) một số lượng nhất định hợp đồng tương lai cơ sở với giá thỏa thuận trước vào hoặc trước một ngày cụ thể trong tương lai.
  • Quyền chọn chỉ số cổ phiếu: Là hợp đồng quyền chọn được xây dựng dựa trên một chỉ số cổ phiếu. Chỉ số cổ phiếu này có thể đại diện cho toàn bộ thị trường nói chung hay cho những khu vực/ngành cụ thể trên thị trường. Với quyền chọn chỉ số cổ phiếu, nhà đầu tư có thể tiếp cận với toàn bộ thị trường hoặc với những phân mảng cụ thể của thị trường (xác định theo ngành – như công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính, hàng tiêu dùng; hoặc khu vực – như quy mô vốn hóa lớn, quy mô vốn hóa nhỏ) chỉ thông qua một giao dịch duy nhất thay vì đồng thời thực hiện nhiều giao dịch với các (quyền chọn) cổ phiếu đơn lẻ khác nhau.
  • Quyền chọn lãi suất: Là quyền chọn mà tài sản cơ sở của hợp đồng là một lãi suất hoặc tài sản gắn liền với lãi suất. Hợp đồng quyền chọn trái phiếu cũng nằm trong nhóm này khi yếu tố cơ sở của hợp đồng liên quan đến lãi suất trung và dài hạn (thời hạn trên một năm).
  • Quyền chọn ngoại hối: Là giao dịch giữa bên mua quyền và bên bán quyền, trong đó bên mua quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng ngoại tệ xác định ở một mức tỷ giá xác định trong một khoảng thời gian thỏa thuận trước. Nếu bên mua quyền chọn thực hiện quyền của mình thì bên bán quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng ngoại tệ trong hợp đồng theo tỷ giá đã thỏa thuận trước. Công cụ này cho phép các nhà đầu tư hay các doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro hoặc tận dụng cơ hội để kiếm lợi nhuận từ những biến động của tỷ giá trên thị trường ngoại hối.

3. Đặc điểm hợp đồng quyền chọn - Tại sao nên đầu tư hợp đồng quyền chọn

3.1 Đặc điểm của Option (hợp đồng quyền chọn)

Option là một công cụ giao dịch độc đáo và đa chiều cho phép bạn có được sự linh hoạt lớn trong quá trình đầu tư với những đặc điểm như sau:

  • Không cần chuẩn hóa: Đặc điểm khác biệt của hợp đồng quyền chọn trong chứng khoán phái sinh chính là không cần chuẩn hóa. Với hợp đồng này, bạn không cần chuẩn hóa các điều khoản, giá trị, khối lượng tài sản cơ bản. Tài sản của hợp đồng quyền chọn có thể là bất kỳ loại tài sản nào…
  • Không niêm yết và giao dịch trên thị trường OTC: Hợp đồng quyền chọn không được niêm yết và giao dịch trên thị trường OTC. Do đó, tính thanh khoản của hợp đồng quyền chọn thấp hơn so với các loại hợp đồng khác.
  • Không cần ký quỹ: Điểm cuối cùng là các bên tham gia hợp đồng quyền chọn không cần phải thực hiện ký quỹ. Bên người mua quyền chọn sẽ phải trả phí sau khi ký hợp đồng. Người bán quyền chọn sẽ nhận được phí và thực hiện các nghĩa vụ đối với bên mua.

Ngoài ra, mỗi hợp đồng Option đều bao gồm một số yếu tố cơ bản sau:

  • Strike price ( Giá thực hiện): đây là giá mà tại đó bạn có thể mua một tài sản ( nếu bạn mua một hợp đồng call option hay bán một hợp đồng put option) hay giá mà tại đó bạn có thể bán một tài sản ( nếu bạn đã mua một hợp đồng put option hay bán một hợp đồng call option).
  • Phí option (Premium): Người mua trả phí quyền chọn cho các quyền do hợp đồng cấp. Mỗi call option có một người mua tăng giá và một người bán giảm giá. Trong khi các put option có một người mua giảm giá và một người bán tăng giá
  • Ngày thực hiện: Ngày hiện tại trong đó hợp đồng đang được thực thi
  • Ngày hết hạn hợp đồng: Ngày cuối cùng mà hợp đồng có hiệu lực. Vào trước ngày này, các nhà đầu tư sẽ quyết định phải làm gì với vị thế hết hạn của họ.

3.2 Tại sao nhà đầu tư lựa chọn giao dịch Option (quyền chọn)

3.2.1 Suy đoán về thị trường tài chính

Tương tự các hình thức giao dịch sản phẩm phái sinh khác, giao dịch quyền chọn được nhà đầu tư sử dụng để suy đoán liệu giá trị của một công cụ tài chính sẽ tăng hay giảm. Nếu giá của một tài sản dự kiến tăng, nhà đầu tư có thể thực hiện quyền chọn mua, cho phép người nắm giữ quyền chọn mua tài sản ở mức giá thấp hơn và bán tài sản đó để kiếm lợi nhuận khi giá tăng.

Ngược lại, nhà đầu tư có thể thực hiện quyền chọn bán nếu một công cụ được dự đoán sẽ giảm giá, cho phép người nắm giữ quyền chọn mua công cụ đó khi giá giảm và bán với giá thỏa thuận cao hơn để kiếm lợi nhuận.

3.2.2 Phòng ngừa rủi ro cho các Quyền chọn Thị trường khác

Giao dịch quyền chọn cũng là một công cụ hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro cho những khoản đầu tư khác mà nhà đầu tư đã thực hiện trên thị trường.

Ví dụ: Một nhà đầu tư có thể sử dụng giao dịch quyền chọn Ngoại hối để phòng ngừa rủi ro cho một vị thế mở trên thị trường Ngoại hối. Vì vậy, nếu nhà đầu tư thực hiện giao dịch mua đối với cặp tiền tệ USD/JPY, họ cũng có thể thực hiện quyền chọn bán đối với cặp tiền tệ đó như một phương tiện phòng ngừa rủi ro cho vị thế của mình.

Trong trường hợp cặp tiền tệ này tăng giá trị, giao dịch mua sẽ sinh lời và hợp đồng quyền chọn sẽ không được thực hiện, nghĩa là chỉ phải trả chi phí giao dịch quyền chọn. Mặt khác, nếu cặp tiền tệ USD/JPY giảm giá, giao dịch mua có thể bị đóng và quyền chọn bán sẽ tạo ra lợi nhuận.

4. Giao dịch option như thế nào ?

Giao dịch option như thế nào ?
Giao dịch option như thế nào?

Nhà giao dịch các hợp đồng option có thể là người mua hoặc là người bán, trong đó người mua option có thể là mua hợp đồng call option hoặc put option. Người bán option cũng có thể bán hợp đồng call option hay put option. Quyết định mua hay bán một hợp đồng option dựa trên việc nhận định thị trường sẽ tăng giá hay giảm giá.
Nhà đầu tư có thể có lợi nhuận với hợp đồng option trong bất cứ trường hợp nào: giá lên, giá xuống hoặc giá giao động trong biên độ.

  • Giá lên – Nếu các phân tích dự báo sẽ tăng, thì bạn có thể mua một hợp đồng call option (Long call) hay bán một hợp đồng put option (Short Put).
  • Giá xuống – Nếu các phân tích dự báo rằng giá sẽ giảm, thì bạn có thể mua một hợp đồng put option (Long Put) hay bán một hợp đồng call option (Short Call).
  • Giá dao động trong biên – Nếu các phân tích cơ bản và kỹ thuật cho biết giá sẽ chỉ dao động trong biên độ, thì bạn có thể bán một hợp đồng call option (Short Call) hay bán một hợp đồng put option (Short Put).

Mua một hợp đồng call option hay put option cho phép bạn có được lợi nhuận giả định là vô hạn nếu giá lên (đối với hợp đồng call option), nếu giá xuống (đối với hợp đồng put option). Tuy nhiên, giá của tài sản buộc phải chạy đủ xa để vượt qua mức phí bạn trả ban đầu.

Bán một hợp đồng call option hay put option cho phép bạn có được lợi nhuận nếu giá giao ngay dưới giá thực hiện ( đối với hợp đồng call option) , nếu giá giao ngay trên giá thực hiện (đối với hợp đồng put option). Tuy nhiên, nếu giá giao ngay của tài sản cao hơn giá thực hiện ( đối với call options) và giá giao ngay thấp hơn giá thực hiện ( với put options) , bạn có thể mất nhiều tiền hơn là mức phí bạn nhận được khi bán option.

Kết luận

Qua bài viết bạn cũng đã hiểu Option là gì. Mục đích ban đầu của công cụ phái sinh này là để phòng ngừa biến cố cho chủ sở hữu, đồng thời là người mua trong tương lai, tuy nhiên hình thức đầu tư này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Option cho phép giao dịch nhiều loại vị thế mà không cần phải thực sự sở hữu tài sản trong khi rủi ro trong các lệnh (vị thế) có thể rất phức tạp.

Đầu cơ chênh lệch giá xuống bằng quyền chọn mua hay đầu cơ chênh lệch giá lên bằng quyền chọn mua là  những chiến lược giao dịch phổ biến trong giao dịch option nói chung và có thể đem lại lợi nhuận hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, trước khi quyết định giao dịch quyền chọn bạn nên xây dựng chiến lược giao dịch hợp lý, hiệu quả và thận trọng để có những lựa chọn phù hợp cho quyết định đầu tư của mình.

>>> Xem thêm:

Chứng khoán là gì? Cách chơi chứng khoán Việt Nam

GGtrade là gì? Kiếm tiền từ GGtrade có thật sự dễ như lời đồn?

Binomo là gì? Binomo có lừa đảo không? Tìm hiểu từ A-Z về Binomo

Lãi suất tiết kiệm

(Từ cao đến thấp)
Tại quầyOnline
Kỳ hạn (tháng)
1
3
6
9
12
(Đơn vị: %/năm)Xem toàn bộ

Lãi suất vay

(Từ thấp đến cao)
Ngân hàng
Lãi suất
Thời gian ưu đãi
(Đơn vị: %)Xem toàn bộ

xosovietlott.net

Power 6/55

Mỗi 18h thứ 3,5,7

38.396.133.300 VNĐ

Mega 6/45

Mỗi 18h thứ 4,6 và chủ nhật

66.844.435.000 VNĐ

Max 3D

Mỗi 18h thứ 2,4,6

1.000.000.000 VNĐ

Max 4D

Mỗi 18h thứ 3,5,7

15.000.000 VNĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM