Trang chủBảo hiểmKhông bảo hiểm xe máy phạt bao nhiêu tiền?
Không bảo hiểm xe máy phạt bao nhiêu tiền là những thắc mắc của nhiều người dân khi tham gia giao thông. Đặc biệt là với những ai đang sử dụng phương tiện di chuyển chính là xe máy/xe gắn máy. Dưới đây là những quy định về bảo hiểm xe máy và mức phạt không có bảo hiểm xe máy theo luật thông hành hiện nay!
• Bảo hiểm xã hội 3 năm được bao nhiêu tiền?
• Thủ tục rút tiền bảo hiểm xã hội
• Tái bảo hiểm là gì?
Bảo hiểm xe máy bắt buộc là loại hình bảo hiểm bắt buộc mà người chủ sở hữu/sử dụng xe máy bắt buộc phải tham gia khi lưu hành giao thông. Loại bảo hiểm này được sử dụng xuyên suốt trong quá trình lưu hành của phương tiện và được gia hạn khi hết thời hạn, mọi người thường hay thắc mắc không bảo hiểm xe máy phạt bao nhiêu, khi nào được dùng? Cụ thể, bảo hiểm xe máy được sử dụng trong các trường hợp sau:
Không bảo hiểm xe máy phạt bao nhiêu? Quy định tại khoản 2 điều 57 luật giao thông đường bộ đã quy định rất rõ người tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định và người lái xe phải mang theo khi điều khiển phương tiện. Trường hợp không tham gia hoặc không mang theo khi lái xe, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt.
Như vậy, bất cứ khi nào tham giao thông người điều khiển phương tiện đều phải mang theo loại bảo hiểm này. Khi được yêu cầu xuất trình giấy tờ bởi các cơ quan có thẩm quyền (như cảnh sát giao thông) người điều khiển xe phải đưa ra loại bảo hiểm này.
Ngoài các giấy tờ kể trên, luật cũng khuyến nghị người tham gia giao thông nói chung, người điều khiến xe máy nói riêng mang theo các giấy tờ khác như giấy tờ tùy thân (chứng minh, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu), giấy phép lái xe, đăng ký xe,....
Bảo hiểm xe máy cũng được sử dụng trong các trường hợp phải bồi thường cho bên thứ 3 khi chủ xe gây ra tai nạn. Bao gồm:
Cụ thể, bảo hiểm xe máy bắt buộc hướng đến việc thay chủ xe/người tham gia bảo hiểm bồi thường những thiệt hại về cả người và của cho bên thứ ba. Nói cách khác, trong các trường hợp rủi ro gây ra tai nạn, đối tượng tham gia bảo hiểm có bằng lái hợp pháp sẽ không phải đền bù cho người bị va chạm, hoặc người ngồi trực tiếp trên xe. Thay vào đó, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đứng ra để chi trả phần trách nhiệm dân sự này.
Với chính sách bảo hiểm này, tất cả các thiệt hại về người và tài sản của bên thứ 3 sẽ được công ty/doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường dù nạn nhân có lỗi hay không. Riêng về tài sản - phương tiện xe, bên bảo hiểm sẽ đánh giá dựa vào những căn cứ về tính chất của vụ tai nạn mà đưa ra mức xem xét bồi thường cho bên thứ 3. Phán quyết này được đánh giá dựa theo kết luận của cảnh sát giao thông. Nếu bên đi thứ 3 đi đúng luật thì sẽ được bồi thường thỏa đáng. Trường hợp sai luật sẽ không nhận được bồi thường.
Trong một số trường hợp, bảo hiểm sẽ không chi trả, bồi thường:
Tìm hiểu thêm: Bảo hiểm xe máy có tác dụng gì?
Theo quy định, khi tham gia giao thông người điều khiển xe máy, xe mô tô (phương tiện nói chung) phải luôn mang theo bảo hiểm xe máy đi kèm. Trường hợp khi cảnh sát giao thông yêu cầu xuất trình bảo hiểm xe máy mà không có, người điều khiển xe có thể bị xử phạt hành chính theo định (thuộc nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Cụ thể, theo khoản điều 58 luật Giao thông đường bộ 2008 quy định, người lái xe khi điều khiển phương tiện mô tô, xe máy cần mang theo các loại giấy tờ sau:
Trường hợp tiếp theo, người điều tham giao bảo hiểm bắt buộc phải mang theo bảo hiểm xe máy chính là trong các trường hợp hy hữu xảy ra tai nạn. Bên tham giao bảo hiểm phải phối hợp mật thiết với các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện thu thập bộ hồ sơ bồi thường bảo hiểm. Không bảo hiểm xe máy phạt bao nhiêu? Để đảm bảo các giấy tờ liên quan chính xác, đầy đủ và tuân thủ pháp lý, được xác nhận bởi doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính. Bộ hồ sơ bao gồm:
Theo nghị định 100/2019/NĐ-CP. người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy không có hoặc mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (gọi tắt là bảo hiểm xe máy) còn hiệu lực thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng.
Ngoài ra, nghị định này cũng quy định mức phạt tiền đối với người điều khiển mô tô, xe máy khi không có hoặc không mang các giấy tờ cần có (như giấy phép lái xe, bằng lái xe…) với các mức cụ thể như sau:
- Trường hợp quên không mang theo Giấy phép lái xe khi được yêu cầu xuất trình giấy tờ: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
(Trường hợp có giấy phép lái xe quốc tế nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia có thể được bỏ qua).
- Trường hợp không có Giấy phép lái xe kèm theo:
+ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi dưới 175 cm3.
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên.
Đây mới chỉ là mức phạt áp dụng dành riêng đối với người điều khiển phương tiện khi vi phạm. Trường hợp người điều khiển không phải chủ phương tiện mức phạt có thể lên từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng, và từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức/cá nhân là chủ sở hữu xe mô tô, xe gắn máy. Quy định này được đưa ra tại điều 30 nghị định 100 về hành vi “Giao xe hoặc để cho người không có Giấy phép lái xe phù hợp điều khiển xe tham gia giao thông”.
Bên cạnh đó, Money24h cũng sẽ giải đáp một số thắc mắc mọi người thường hay gặp phải như "không có bảo hiểm xe máy có bị giữ xe không?" và "bảo hiểm xe máy hết hạn phạt bao nhiêu?".
Theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực đều sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng. Do đó, với câu hỏi "bảo hiểm xe máy hết hạn phạt bao nhiêu?" thì mức phat là 100.000 - 200.000 đồng.
Ngoài ra, bạn có thể bị giữ phương tiện 7 ngày theo quy định tại khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Nội dung như sau người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện về hành vi không có giấy tờ (tương ứng với những loại giấy tờ không xuất trình được), đồng thời lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện về những hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 30 Nghị định này và tạm giữ phương tiện theo quy định. Qua đó, bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc "không có bảo hiểm xe máy có bị giữ xe không?" rồi nhé.
Trên đây là các thông tin đưa ra cho câu hỏi “không bảo hiểm xe máy phạt bao nhiêu” và nắm được mức phạt không có bảo hiểm xe máy. Như đã nói, bảo hiểm xe máy bắt buộc là yếu tố tiên quyết cần đảm bảo khi tham gia giao thông. Không chỉ được sử dụng trong trường hợp được yêu cầu xuất trình giấy tờ, đây là còn là loại tài liệu quan trọng, bắt buộc giúp người tham giao bảo hiểm hoàn tất hồ sơ bồi thường cho bên thứ 3. Nhờ đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ can thiệp và thực hiện bồi thường, giảm thiểu các thiệt hại cho bên thứ 3 thay cho người tham gia bảo hiểm. Hãy mua bảo hiểm xe máy online tiện lợi, nhanh chóng hoặc mua trực tiếp tại các công ty bảo hiểm, cây xăng để đảm bảo quyền lợi của bản thân bạn nhé!
Power 6/55 Mỗi 18h thứ 3,5,7 | 38.396.133.300 VNĐ |
Mega 6/45 Mỗi 18h thứ 4,6 và chủ nhật | 66.844.435.000 VNĐ |
Max 3D Mỗi 18h thứ 2,4,6 | 1.000.000.000 VNĐ |
Max 4D Mỗi 18h thứ 3,5,7 | 15.000.000 VNĐ |
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM