Develop by: TopOnSeek Website: https://www.toponseek.com

Trang chủCrypto CurrencyVitae là gì? Thực hư tin đồn Vitae có lừa đảo không?

Vitae là gì? Thực hư tin đồn Vitae có lừa đảo không?

author-image

Published 29/11/2021

0/5 - (0 bình chọn)
image-cover
icon-share-facebook
icon-share-twitter
icon-share-reddit
icon-share-linkedin
icon-share-pinterest

Thời gian gần đây, xuất hiện trang mạng xã hội gọi là Vitae cho phép người dùng có thể kiếm tiền khi sử dụng chúng một cách dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, nhiều người đặt ra thắc mắc liệu Vitae có phải là lừa đảo hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, mời bạn cùng Money24h tham khảo những thông tin bài viết dưới đây!

1. Vitae là gì?

Vitae là một mạng xã hội phân quyền sử dụng công nghệ Blockchain trong việc khai thác đồng tiền điện tử. Giao diện của mạng xã hội này tương tự như các trang mạng xã hội khác.

Mạng xã hội phân quyền Vitae

Tuy nhiên, điều làm nên sự khác biệt khiến nhiều người phải chú ý đó là Viate sử dụng cơ chế phân quyền (chia sẻ doanh thu). Hiểu một cách đơn giản là khi bạn sử dụng mạng xã hội Vitae thì bạn sẽ có tiền.

Vitae được thành lập bởi Michael Weber cùng các cộng sự,được ra mắt trên trang mạng xã hội vào ngày 26/12/2018.

>>> Xem thêm: Tiktok Coin 

           Cách nhận diện ICO

2. Tại sao sử dụng Vitae lại có tiền?

Sử dụng mạng xã hội Vitae có tiền là sự thật?

Thói quen sử dụng những trang mạng xã hội lâu năm như Facebook, Instagram, Twitter... đã trở thành một món ăn tinh thần của nhiều người. Đây cũng là phương tiện để mọi người có thể liên hệ cùng nhau thường xuyên hơn. Việc này đòi hỏi Vitae phải tạo ra được điểm nhấn, sự khác biệt để tiếp cận đến người dùng.

Điểm nhấn của Vitae đó chính là trả tiền cho người dùng hàng tháng khi họ sử dụng mạng xã hội Vitae. Nếu bạn mời càng nhiều người tham gia, bạn sẽ được nhận số tiền tương ứng.

Vitae với hình thức chia sẻ bài viết nhận tiền

Cụ thể, nếu bạn là người có khả năng sáng tạo nội dung hay và độc đáo, bạn sẽ nhận được tiền khi người khác chia sẻ giá trị của bạn..

Người tham gia Vitae sẽ được Vitae chia sẻ đến 90% số tiền lợi nhuận mà nó thu về thông qua các hoạt động tương tác như like, share hay comment của họ.Tương tự như những hoạt động của các trang mạng xã hội khác.

Vitae sẽ chi trả “lương” cho người dùng theo cơ chế ma trận thu nhập. Có 4 loại ma trận được Vitae áp dụng gồm: ma trận vườn 5×5, ma trận mục đích 3×8, ma trận định mệnh 2×10 và ma trận đảo ngược.

  • Ma trận 5×5: Mỗi thành viên tham gia Vitae miễn phí sẽ được xếp ngẫu nhiên trên toàn cầu vào ma trận 5×5. Khi ma trận này đầy, bạn sẽ có tổng thu nhập là 346 USD.
Ma trận vườn 5*5
  • Ma trận 3×8: Khi ma trận 5×5 của bạn đầy, hệ thống Vitae sẽ tự động trừ 200 USD và chuyển bạn sang ma trận mục đích 3×8. Trường hợp bạn muốn chuyển từ ma trận 5x5 lên ma trận 3x8 ngay lập tức thì bạn có thể nâng cấp gói 200 USD của mình lên và lúc này bạn sẽ được nhận tối đa 28.000 USD/ tháng.
Ma trận mục đích 3*8
  • Ma trận 2×10 : Những thành viên mới vào cuối tháng thì sẽ không có thu nhập từ mạng xã hội này. Và những thành viên tham gia vào cuối tháng sẽ được xếp vào ma trận 2×10.
Ma trận định mệnh 2*10
  • Ma trận đảo ngược: Người dùng tham gia sau cùng sẽ được đảo lên đầu tiên và ngược lại. Khi đầy ma trận, người tham gia sẽ nhận được 9.300 USD từ Vitae.

3. Vitae có lừa đảo không?

Bằng việc vẽ ra một bánh vẽ cách kiếm tiền nhanh chóng và đơn giản, chỉ cần chơi thì sẽ có tiền. Nhiều người đặt ra câu hỏi liệu đây có phải là một mô hình, dự án lừa đảo? Nó có rủi ro không?

3.1. Mô hình kinh doanh của Vitae như thế nào?

Vitae xây dựng cho mình mô hình kinh doanh theo cơ chế phân quyền, với cơ chế này người dùng sẽ có cơ hội nhận số tiền được chia từ 90% doanh thu mà Vitae nhận được.Khi nhìn con số 90% doanh thu đạt được, điều này quả thực vô cùng phi lý và có nhiều điểm đáng ngờ.

Giao diện mạng xã hội Vitae

Trước hết, bạn cần phải hiểu rằng việc xây dựng một mạng xã hội là một điều không hề dễ và đơn giản chút nào. Có rất ít nền tảng mạng xã hội có thể đạt được thành công rực rỡ như Facebook. Hầu hết các trang mạng xã hội khác đều phải đối mặt với thất bại như Hahalolo, Gapo hay Lotus. Do vậy, những gì mà Vitae quảng bá nghe qua rất khó thuyết phục.

Trang chủ mạng xã hội Vitae tại Việt Nam

Thứ hai, nền tảng xã hội này có những kế hoạch phát triển thiếu tính thực tế. Cụ thể,Vitae chỉ cố gắng chạy theo các xu hướng nổi bật gần đây thay vì tập trung phát triển một sản phẩm dịch vụ cụ thể để thu về hiệu quả cho mình.

Tiếp theo, những gì mà Vitae đạt được cho đến thời điểm hiện tại cho thấy tương lai mà doanh nghiệp này vẽ ra cho người dùng vô cùng xa vời và không xác thực.Thực tế, việc chia sẻ lên tới 90% doanh thu của mình cho người tham gia là một điều cực kỳ phi lý và khó tin.

3.2. Nguồn tiền của Vitae đến từ đâu?

Với cơ chế chia sẻ doanh thu lên đến 90%, câu hỏi được đặt ra là:

Vitae lấy tiền ở đâu để trả thưởng cho những người sử dụng? 

Nguồn tiền để chi trả cho người tham gia được Vitae lấy từ đâu?

Thông thường, các mô hình mạng xã hội đều cho phép người dùng sử dụng miễn phí nền tảng xã hội và nguồn doanh thu chính của họ đến từ việc quảng cáo doanh nghiệp, sau đó chi ra để tiếp cận người dùng trên nền tảng mạng xã hội đó.

Theo số liệu của trang Similarweb thống kê, mỗi tháng trang Vitae.co có lượng truy cập chưa đến 200.000/ lượt.Trong đó, gần 70% lượng truy cập vào mạng xã hội này đến từ người dùng Việt Nam.

Nếu với số người truy cập khi tính theo đơn giá hiện nay của YouTube tại thị trường Việt Nam thì với 1 lượt xem, truy cập sẽ được 50 đồng. Nếu với lượng truy cập 200.000/ lượt vào mạng Vitae, mỗi tháng trang Vitae.co sẽ chỉ thu về khoảng 10 triệu đồng tiền quảng cáo. Một con số quá ít ỏi đối với một doanh nghiệp chia sẻ doanh thu 90% mà Vitae quảng bá.

Trang web Vitae.co của Vitae

Ở thời điểm hiện tại, Vitae không có khách hàng quảng cáo hay bất kỳ hoạt động huy động vốn nào từ nhà đầu tư cá nhân hay tổ chức. Vậy, nguồn tiền của Vitae lấy từ đâu để chi trả cho người dùng? 

Dễ dàng để nhận ra Vitae có dấu hiệu  đi theo mô hình Ponzi, lấy tiền của người sau trả tiền cho người trước -  một phương thức lừa đảo đa cấp. 

Điều này càng khẳng định rõ việc trả lương hậu hĩnh chỉ cần sử dụng là sẽ có tiền cho cá nhân người tham gia và những người phát triển hệ thống là điều vô cùng thiếu tính xác thực, nếu Vitae không duy trì hoạt động của mình theo mô hình Ponzi.

3.3. Tính pháp lý của Vitae

Mặc dù Vitae hoạt động theo mô hình đa cấp nhưng chúng ta không thể quy chụp và áp đặt nó dưới sự biến tướng. Một công ty hoạt động theo hình thức đa cấp không đồng nghĩa nó là lừa đảo.

Tính pháp lý của Vitae tồn tại nhiều điểm không thoả đáng

Về mặt pháp lý, Vitae vẫn tồn tại nhiều điểm đáng ngờ khác. Minh chứng đó là, dù hoạt động thu hút vốn rất mạnh mẽ thông qua việc mua từng vị trí trong các cây ma trận theo hình thức đa cấp, nhưng Vitae hầu như không chịu bất kỳ sự quản lý của cơ quan chức năng nào, mà Vitae chủ yếu diễn ra trong cộng đồng thông qua một số cá nhân tự xưng “leader” của hệ thống. 

Những người này có nhiệm vụ thu hút nhiều người tham gia vào hệ thống Vitae càng tốt. Họ chủ yếu đưa ra những con số hấp dẫn, những thông điệp hứa hẹn trả thưởng, lương bổng nhằm đánh vào lòng tham của mọi người để mời gọi tham gia vào Vitae. Và không ít trong số này đã từng giới thiệu các dự án lừa đảo nổi tiếng khác như Crowd1, MyAladdinz...

3.4. Nhà sáng lập Vitae

Khi tìm kiếm thông tin về Weber, hàng loạt thông tin đưa ra sẽ khiến bạn không thể tin tưởng được. Weber - nhà sáng lập kiêm CEO mạng xã hội phân quyền Vitae cùng với 5 cộng sự khác.

Weber - nhà sáng lập mạng xã hội Vitae

Trước khi thành lập Vitae, Weber từng sáng lập nhiều dự án lừa đảo theo mô hình Ponzi khác nhau. 

  • Năm 2014, ông thành lập X100K, dự án hứa hẹn trả thưởng hào phóng cho người tham gia theo 4 loại ma trận với mức thưởng từ 0,25 USD tới 25 USD. Thời điểm hiện tại,  trang X100K đã không còn truy cập được nữa và bị lật tẩy là dự án lừa đảo.
  • Năm 2016, Weber tham gia dự án PIF2 Cash, dự án kiếm tiền lên đến 3.000 USD cho người dùng với số vốn chỉ 27 USD. Sau đó, PIF2 Cash bị phát hiện là mô hình đa cấp lừa đảo dạng kim tự tháp Ponzi, và khuyến cáo người dùng không nên tham gia.
  • Năm 2017, Weber thành lập dự án Coin Nuggets, hoạt động theo mô hình Ponzi. 

Ngoài ra, Weber còn có mối quan hệ chặt chẽ với Trevon James, kẻ đầu sỏ trong hệ thống BitConnect - phi vụ lừa đảo thế kỷ trong lĩnh vực tiền mã hoá, một dự án Ponzi khét tiếng đã bị sập.

BigConnect - dự án lừa đảo về tiền mã hoá 

Theo thống kê, Việt Nam là quốc gia đổ tiền vào BitConnect cao thứ 2 thế giới, con số vào khoảng 18 triệu USD mỗi tuần. Dễ dàng nhận thấy Weber là một chuyên gia lừa đảo với thủ đoạn đặc trưng là vẽ ra những dự án chiêu mộ người tham gia nhận tiền hậu hĩnh. Và Vitae cũng không ngoại lệ, cũng là một trong những chiêu trò mới nhất của ông vua lừa đảo này.

Với những chia sẻ về những thông tin liên quan đến mạng xã hội Vitae, hi vọng bạn đã có đủ những hiểu biết để nhận định về sự nguy hiểm trong đầu tư tài chính, tiền điện tử ảo. Cân nhắc trước khi tham gia vào một trang mạng xã hội hay dự án không rõ thực tế sẽ giúp bạn có nhiều sự đề phòng và lựa chọn hơn cho mình.Theo dõi Money24h để cập nhật thêm về nhiều tin tức đầu tư tài chính khác bạn nhé!

Lãi suất tiết kiệm

(Từ cao đến thấp)
Tại quầyOnline
Kỳ hạn (tháng)
1
3
6
9
12
(Đơn vị: %/năm)Xem toàn bộ

Lãi suất vay

(Từ thấp đến cao)
Ngân hàng
Lãi suất
Thời gian ưu đãi
(Đơn vị: %)Xem toàn bộ

xosovietlott.net

Power 6/55

Mỗi 18h thứ 3,5,7

38.396.133.300 VNĐ

Mega 6/45

Mỗi 18h thứ 4,6 và chủ nhật

66.844.435.000 VNĐ

Max 3D

Mỗi 18h thứ 2,4,6

1.000.000.000 VNĐ

Max 4D

Mỗi 18h thứ 3,5,7

15.000.000 VNĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM