Develop by: TopOnSeek Website: https://www.toponseek.com

Trang chủTiền ảoỨng dụng công nghệ Blockchain trong cuộc sống hiện nay 2022

Ứng dụng công nghệ Blockchain trong cuộc sống hiện nay 2022

author-image

Published 11/04/2022

5/5 - (1 bình chọn)
image-cover
icon-share-facebook
icon-share-twitter
icon-share-reddit
icon-share-linkedin
icon-share-pinterest

Công nghệ Blockchain dường như đã trở thành xu hướng và càng ngày được ứng dụng rộng rãi vào trong đa lĩnh vực của đời sống. Vậy công nghệ Blockchain là gì? Ưu điểm và ứng dụng của công nghệ này trong thực tiễn như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu cùng Money24h.

Thông tin cơ bản về Blockchain

Công nghệ Blockchain là gì?

Công nghệ Blockchain là một công nghệ chuỗi – khối được xây dựng dựa trên hệ thống mã hóa phức tạp, cho phép người dùng truyền tải dữ liệu một cách an toàn. Bên cạnh đó, các thay đổi phát sinh trong Blockchain đều được giám sát chéo nhau một cách chặt chẽ trên mạng ngang hàng (P2). 

Mỗi khối (block) đều phải chứa thông tin thời gian khởi tạo và được liên kết với block trước đó để tạo thành chuỗi (chain), kèm theo đó là dữ liệu giao dịch và mã thời gian. Dữ liệu của Block một khi đã được mạng lưới (network) chấp nhận thì sẽ không thay đổi được. 

Công nghệ Blockchain được tạo ra là nhờ sự kết hợp giữa 3 loại công nghệ tiên tiến sau:

  • Mật mã học: Công nghệ Blockchain đã sử dụng public key và hàm hash function để đảm bảo tính minh bạch, toàn vẹn và riêng tư của giao dịch.
  • Mạng ngang hàng: Mỗi một node trong network được xem như một client đồng thời cũng là server dùng để lưu trữ bản sao các giao dịch.
  • Lý thuyết trò chơi: Tất cả các node tham gia vào hệ thống Blockchain đều phải tuân thủ cơ chế đồng thuận nhất định (PoW, PoS,…).
Công nghệ Blockchain là gì?
Công nghệ Blockchain là gì?

Ý tưởng tạo ra Blockchain

Ý tưởng tạo ra công nghệ Blockchain đã được giới thiệu từ năm 1991 khi 2 nhà nghiên cứu W.Scott Stornetta và Stuart Haber đề xuất giải pháp giúp đánh dấu thời gian các văn bản để chúng không bị lùi ngày về trước hoặc sửa đổi. Từ đó, để lưu trữ các văn bản được đánh dấu thời gian thì hệ thống đã sử dụng một chuỗi gồm các block được bảo mật bằng mật mã. 

Năm 1992, các cây nhị phân Merkle đã được tích hợp vào trong thiết kế giúp hệ thống trở nên hiệu quả hơn bằng cách cho phép một block có thể tập hợp nhiều văn bản. Tuy nhiên, bằng sáng chế của công nghệ này đã hết hạn vào năm 2004, tức là 4 năm trước khi Blockchain và Bitcoin chính thức ra đời.

Người sáng tạo ra công nghệ Blockchain là ai?

Blockchain được tạo ra vào năm 2008 bởi một tổ chức hay cá nhân ẩn danh mang nickname Satoshi Nakamoto. Một năm sau đó, công nghệ Blockchain đã chính thức được hiện thực hóa nhờ sự ra đời của đồng Bitcoin với vai trò mà một cuốn sổ cái ghi nhận và lưu trữ tất cả các giao dịch phát sinh liên quan đến coin này. Blockchain của Bitcoin được quản lý hoàn toàn tự động bằng cách sử dụng P2P và một hệ thống dữ liệu phân cấp.

Việc phát minh ra công nghệ Blockchain cũng như vào Bitcoin đã giúp khai sinh ra đồng tiền điện tử đầu tiên trên thế giới. Việc này đã giúp giải quyết được vấn đề double spending (chi tiêu kép). Công nghệ Blockchain của Bitcoin cũng đã trở thành nguồn cảm hứng phát triển cho một loạt các ứng dụng khác nhau trong đa lĩnh vực và đặt nền móng cho sự phát triển của thị trường Crypto (tiền điện tử).

công nghệ Blockchain được tạo ra bởi một tổ chức hay cá nhân ẩn danh
Vào năm 2008, công nghệ Blockchain được tạo ra bởi một tổ chức hay cá nhân ẩn danh mang nickname Satoshi Nakamoto

Phân loại Blockchain

Công nghệ Blockchain trải qua 4 giai đoạn khác nhau, cụ thể:

  • Công nghệ Blockchain 1.0 - Tiền tệ (Currency). Nhờ áp dụng công nghệ sổ cái phân tán phi tập trung mà các giao dịch sẽ được xử lý nhanh chóng, an toàn, bảo mật và ẩn danh. Bitcoin chính là đại diện cho công hệ Blockchain thế hệ đầu.
  • Công nghệ Blockchain 2.0 - Hợp đồng thông minh (Smart Contract). Nhờ áp dụng Smart Contract mà các giao dịch trên Blockchain đã loại bỏ được các yếu tố cảm tính cũng như sự can thiệp của bên thứ ba. Từ đó giúp gia tăng tính minh bạch, giảm chi phí xác thực cũng như chống gian lận khi vận hành. Dự án tiêu biểu của công nghệ Blockchain 2.0 chính là Ethereum.
  • Công nghệ Blockchain 3.0 - Ứng dụng phi tập trung (DApp). Ngoài việc sở hữu ưu điểm của công nghệ Blockchain 2.0 thì phiên bản 3.0 còn được triển khai Dapps và giúp người dùng xây dựng Blockchain riêng.
  • Công nghệ Blockchain 4.0 - Ứng dụng thực tế. Đây là phiên bản công nghệ Blockchain mới nhất hiện nay. Nhờ sự kế thừa ưu điểm của phiên bản 1.0 đến 3.0 và một loạt các tính năng bổ sung, đã giúp đưa Blockchain đi vào các lĩnh vực trong thực tiễn như như giáo dục, chính phủ, y tế,...
Blockchain 4.0 là phiên bản mới nhất của công nghệ này
Blockchain 4.0 là phiên bản mới nhất của công nghệ này

Cơ chế hoạt động của công nghệ Blockchain

Để hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của Blockchain thì bạn cần phải tìm hiểu về cấu trúc của công nghệ này.

Cấu trúc của một Blockchain

Đúng như tên gọi thì cấu trúc của Blockchain bao gồm Block (Khối) và Chain (Chuỗi), cụ thể:

  • Cấu trúc của Blockchain bao gồm nhiều khối.
  • Các khối này liên kết với nhau theo dạng mắt xích, nghĩa là khối sau liên kết với khối trước để tạo thành chuỗi.
  • Từ đó bạn sẽ có được một chuỗi khối hay Blockchain.
Cấu trúc của Blockchain bao gồm nhiều khối và được liên kết với nhau theo dạng mắt xích để tạo thành chuỗi
Cấu trúc của Blockchain bao gồm nhiều khối và được liên kết với nhau theo dạng mắt xích để tạo thành chuỗi

Mỗi khối bao gồm 3 thành phần chính, cụ thể: 

  • Data (Dữ liệu): Các bản ghi dữ liệu đã được xác thực sẽ được bảo vệ bằng thuật toán mã hóa cụ thể vào từng Blockchain.
  • Hash (mã băm): Đây là chuỗi các ký tự và số được tạo ngẫu nhiên, không trùng nhau và được mã hóa bằng thuật toán mã hoá. Mỗi mã hash là đại diện riêng cho block và dùng để phát hiện sự thay đổi trong block đó.
  • Previous Hash (Mã băm của block trước): Được dùng để giúp cho các khối liền kề nhận biết được khối nào trước, khối nào sau và liên kết với nhau.

Cách hoạt động của công nghệ Blockchain:

Đầu tiên, dữ liệu giao dịch (data) của bạn sẽ được ghi lại và tạo thành bản ghi (record) trên hệ thống.

Tiếp theo, bản ghi của bạn được xác thực là có giá trị bởi các máy tính có trong mạng lưới (hay gọi là node) theo thuật toán đồng thuận cụ thể của Blockchain.

Sau đó, bản ghi đã xác thực có giá trị của bạn cùng hàng loại bản ghi đã xác thực từ những người giao dịch khác sẽ được xếp chung vào một khối (Block) thông tin.

Cuối cùng, Block vừa mới tạo sẽ được thêm vào Chain (Chuỗi) bằng cách kết nối Previous Hash của các Block cần thêm vào để xác thứ tự trước sau. Sau đó, các Block xếp sau sẽ liên kết với mã Hash của Block trước để tạo thành một chuỗi khối (Blockchain). 

Khối đầu tiên với mã Hash là chuỗi số 0 do không có  khối nào đứng trước và thường được gọi là khối nguyên thuỷ hay Genesis Block.

Một số tính chất cơ bản của công nghệ Blockchain

Tính phi tập trung

Công nghệ Blockchain hoạt động độc lập dựa trên các thuật toán máy tính nên hoàn toàn không bị bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào nắm quyền kiểm soát. 

Tính phân tán

Các Block chứa dữ liệu giống nhau sẽ được phân tán ở nhiều nơi khác nhau nên nếu 1 nơi lưu trữ bị mất hoặc hư hỏng thì dữ liệu vẫn còn tồn tại trên Blockchain.

Việc không thể thay đổi dữ liệu Blockchain (Tính ổn định)

Nhờ đặc tính của thuật toán đồng thuận và mã hash của công nghệ Blockchain thì một khi dữ liệu đã được ghi vào hệ thống thì sẽ không có cách nào thay đổi hay sửa chữa nữa.

Tính minh bạch

Tất cả giao dịch trong Blockchain đều được lưu lại và bất kỳ ai cũng có thể kiểm tra các giao dịch này. Nhờ vậy mà bạn có thể truy xuất lịch sử giao dịch, thậm chí là được phép phân quyền cho người khác truy cập một phần thông tin trên Blockchain.

Tích hợp Smart Contract

Dựa vào điều khoản được ghi trong hợp đồng thông minh (smart contract) thì giao dịch sẽ được tự động thực thi một khi các điều kiện trước đó được thỏa mãn và không ai có thể sửa đổi hay hủy bỏ. Nhờ vậy mà bạn có thể giảm thiểu phí giao dịch và không cần đến sự xác thực của bên thứ 3.

Công nghệ Blockchain có những ưu và nhược điểm nào?

Ưu điểm

Công nghệ Blockchain sở hữu rất nhiều ưu điểm tuyệt vời như:

  • Gia tăng độ chính xác của giao dịch: Bởi vì một giao dịch blockchain phải được xác minh bởi nhiều node nên giúp giảm thiểu lỗi.
  • Không cần trung gian: Với công nghệ Blockchain, hai bên có thể trực tiếp giao dịch với nhau mà không cần thông qua bên thư ba. Điều này giúp tiết kiệm chi phí và thời gian giao dịch cho các đơn vị trung gian.
  • Tăng cường bảo mật: Về mặt lý thuyết, một mạng lưới phi tập trung như Blockchain khiến việc gian lận gần như bị hạn chế bởi để giả mạo các giao dịch thì hacker sẽ cần phải hack mọi node với một chi phí cực khủng.
  • Chuyển tiền hiệu quả hơn: Vì Blockchain hoạt động 24/7 nên người dùng có thể thực hiện chuyển tiền và tài sản hiệu quả hơn, trên cả phạm vi quốc tế.
Người dùng có thể thực hiện chuyển tiền và tài sản hiệu quả hơn, trên cả phạm vi quốc tế nhờ vào Blockchain

Nhược điểm

Mặc dù gần như hoàn hảo nhưng công nghệ Blockchain vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm mà bạn cần lưu ý:

  • Dễ bị hacker nhòm ngó: Dù được bảo vệ bởi các thuật toán đồng thuận và mã Hash nhưng các ứng dụng phát triển trên Blockchain vẫn là “con mồi” béo bở của hơn 50% cuộc tấn công mạng.
  • Việc sửa đổi dữ liệu cực kỳ khó khăn: Một khi dữ liệu được ghi vào Blockchain thì rất khó để sửa chữa nên tính ổn định cũng chính là ưu lẫn nhược điểm của công nghệ Blockchain. 
  • Sự bất tiện của khóa riêng tư (private key): Mỗi tài khoản Blockchain sẽ được cấp khóa chung (public key) có thể chia sẻ và private key cần giữ bí mật. Người dùng sử dụng private key để truy cập vào ví và nếu bị mất khóa này thì không có cách nào cấp lại nên rủi ro mất mát tài sản sẽ tăng cao.
Hiện nay có hơn 51% cuộc tấn công mạng nhằm vào các ứng dụng được xây dựng trên công nghệ Blockchain
Hiện nay có hơn 51% cuộc tấn công mạng nhằm vào các ứng dụng được xây dựng trên Blockchain

Một số loại Blockchain thông dụng hiện nay

Blockchain hiện được chia làm 4 loại chính: 

Blockchain công khai (Public Blockchain)

Với Blockchain công khai, tất cả người dùng có tài khoản đều có thể ghi chép, chỉnh sửa dữ liệu để đưa vào khối. Tuy nhiên, quá trình xác thực giao dịch của loại Blockchain này sẽ diễn ra rất lâu bởi chúng cần nhiều node tham gia.

Ưu điểm

  • Nhờ vào tính phi tập trung mà Public Blockchain không bị chi phối bởi bất kỳ bên thứ ba.
  • Vì là Blockchain công khai nên mang tính minh bạch cao, thông tin có thể được tự do kiểm chứng.

Nhược điểm

  • Tốc độ giao dịch khá chậm.
  • Có khả năng bị tấn công bởi hacker.

Ứng dụng

  • Public Blockchain với tính chất mở, không phụ thuộc và ngang hàng nên được ứng dụng hiệu quả trong tài chính phi tập trung, chuyển tiền xuyên biên giới hay là lưu trữ đồng tiền điện tử có giá trị như Bitcoin,...
  • Loại công nghệ Blockchain này lý tưởng cho các tổ chức muốn xây dựng một mạng lưới dựa trên sự minh bạch và đáng tin cậy.

Blockchain riêng tư (Private Blockchain)

Ở loại Blockchain chế độ riêng tư, người dùng chỉ được phép đọc thông tin nhờ vậy các giao dịch diễn ra nhanh hơn bởi hệ thống chỉ đòi hỏi 1 số ít node tham gia. 

Ưu điểm

  • Gia tăng bảo mật.
  • Ít sử dụng năng lượng và tốn phí giao dịch hơn so với việc xác minh bởi nhiều node.
  • Xây dựng Blockchain riêng để phù hợp với doanh nghiệp.
  • Không yêu cầu phí gas để duy trì mạng lưới của doanh nghiệp hay tổ chức.

Nhược điểm

  • Việc bảo mật kém do số lượng node tham gia xác thực nhỏ. 
  • Dễ bị tấn công nếu một vài node trong mạng lưới gặp trục trặc.

Ứng dụng

  • Tính đóng của Private Blockchain giúp giữ được tính toàn vẹn thông tin và giúp các công ty có thể sử dụng các Blockchain riêng để quản lý hồ sơ, bí mật thương mại và kiểm toán lại các thông tin.

Blockchain doanh nghiệp (Hybrid Blockchain)

Đây là loại Blockchain lai giữa Public và Private Blockchain, cho phép doanh nghiệp sử dụng những tính năng ưu việt nhất của cả hai loại công nghệ Blockchain. 

Với loại Blockchain này, các tổ chức có thể thiết lập một mạng lưới riêng tư cũng như công khai. Từ đó, họ toàn quyền kiểm soát dữ liệu nào cần được sự cho phép truy cập và dữ liệu nào sẽ được mở công khai. Các giao dịch riêng tư sẽ được xác minh khi cần bằng cách cho phép truy cập thông qua smart contract. Thông tin bí mật được lưu giữ trong Blockchain nhưng vẫn có thể xác minh được. 

Ưu điểm

  • Cho phép doanh nghiệp hoạt động trong một hệ sinh thái khép kín, các hacker bên ngoài không thể tấn công vào mạng lưới. 
  • Vừa bảo vệ được sự riêng tư của tổ chức vừa cho phép giao tiếp với các bên thứ ba. 
  • Cung cấp khả năng mở rộng tốt hơn Public Blockchain. 
  • Phí rẻ và thời gian giao dịch nhanh chóng.

Nhược điểm

  • Không hoàn toàn minh bạch bởi thông tin có thể bị kiểm soát bởi tổ chức tạo ra Hybrid Blockchain.

Ứng dụng

  • Công nghệ Blockchain Hybrid ứng dụng hiệu quả trong lĩnh vực bất động sản, chính phủ và dịch vụ y tế.

Blockchain hỗn hợp (Consortium Blockchain)

Đây là một dạng Private Blockchain nhưng người dùng sẽ được cung cấp một số tính năng đặc quyền khác tùy thuộc vào bên cung cấp thứ ba.

Ưu điểm

  • Có xu hướng an toàn hơn và khả năng mở rộng hiệu quả hơn so với Public Blockchain.
  • Cung cấp quyền truy cập, kiểm soát với các thực thể khác nhau.

Nhược điểm

  • Kém minh bạch và dễ dàng bị sửa đổi nếu một node trong mạng mạng lưới có trục trặc.

Ứng dụng

  • Công nghệ Blockchain Consortium ứng dụng hiệu quả trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.
Hiện nay, có 4 loại công nghệ Blockchain là Public, Private, Hybrid và Consortium Blockchain
Hiện nay, có 4 loại công nghệ Blockchain là Public, Private, Hybrid và Consortium Blockchain

Ứng dụng công nghệ Blockchain trong cuộc sống hiện nay

Truyền thông và viễn thông

Phòng chống gian lận: Các node được chỉ định có thể đóng vai trò xác minh từng giao dịch được phát trên mạng, giúp thỏa thuận chuyển vùng giữa các nhà khai thác trở nên minh bạch.

Quá trình chuyển đổi 5G: Các quy tắc và thỏa thuận giữa các nhà mạng khác nhau sẽ được triển khai dưới dạng smart contract để tự thực hiện kết nối thiết bị với nhà cung cấp dịch vụ gần nhất. Từ đó, giúp đánh giá sự liên tục của kết nối và tính phí dịch vụ.

Kết nối vạn vật với Internet: Công nghệ Blockchain có thể tạo ra các mạng lưới tự quản lý ngang hàng bảo mật tốt nên sẽ mang lại một môi trường internet an toàn để truyền tải dữ liệu.

Sản xuất 

Đối với doanh nghiệp: Ứng dụng công nghệ Blockchain vào sản xuất sẽ giúp thay thế các thiết bị thông minh để cấp quyền quản lý hiệu quả để giúp gia tăng năng suất cho quy trình quản lý chuỗi công ứng.

Đối với người tiêu dùng: Họ có thể truy xuất được nguồn gốc, lịch sử vận chuyển của sản phẩm,... để kiểm tra được sản phẩm đó có phải hàng chính hãng hay không và hạn chế mua trúng hàng kém chất lượng trên thị trường.

Lĩnh vực y tế chăm sóc sức khỏe

Các số liệu trong y tế rất nhạy cảm và luôn cần được kiểm soát một cách chặt chẽ. Khi ứng dụng công nghệ Blockchain vào lĩnh vực y tế thì tất cả các bên được ủy quyền đều có thể truy cập và xác minh cùng một thông tin chính xác chỉ trong vài giây.  Đồng thời, giúp bệnh nhân có thể kiểm soát dữ liệu về tình trạng sức khỏe, thông tin cá nhân,... của họ mọi lúc và chia sẻ quyền truy cập này đến người khác.

Lĩnh vực giáo dục

Ứng dụng công nghệ Blockchain trong giáo dục giúp lưu trữ các dữ liệu quan trọng của cá nhân như bảng điểm, kinh nghiệm giảng dạy,... Từ đó, sẽ ngăn chặn được tình trạng gian lận trong việc xin cấp học học bổng, tăng lương, thăng chức hoặc gian dối về kinh nghiệm làm việc hay trình độ học vấn,...

Đặc biệt, thông qua chức năng smart contract, Blockchain còn cho phép tự động thực thi các điều khoản trong quy chế đào tạo, khen thưởng và xử lý vi phạm,…

Tài chính ngân hàng

Do đặc thù của ngành nghề nên lĩnh vực tài chính ngân hàng rất dễ xảy ra tình trạng xâm phạm dữ liệu cá nhân, tập trung quyền lực, phí giao dịch cao,... Với công nghệ Blockchain thì sẽ giúp giải quyết triệt để rất nhiều vấn đề như: 

  • Giúp xác thực thông tin khách hàng, khả năng tín dụng để giao dịch có thể được thực hiện ngay cả không có trung gian xác minh.
  • Mạng lưới sẽ tự động xác minh và thanh toán những giao dịch ngang hàng với sự liên tục nên dữ liệu trên sổ cái sẽ luôn được cập nhật.
  • Quản lý và hạn chế rủi ro trong thanh toán vì các lỗi trục trặc kỹ thuật.
  • Với hệ thống quản lý thông minh, Blockchain cho phép liên tục đổi mới, lặp lại và cải tiến dựa trên sự đồng thuận trong mạng lưới.
  • Loại bỏ trung gian nhờ vào chức năng smart contract, giao dịch có thể tự thực hiện khi thỏa mãn điều khoản trong hợp đồng, giúp tiết kiệm chi phí và tăng tốc độ giao dịch.

Nền tảng thương mại điện tử

Các vấn đề lớn nhất trong lĩnh vực thương mại điện tử chính là quản lý chuỗi cung ứng, quá trình vận chuyển hàng hoá và tính bảo mật,... Chính những vấn đề này đã tạo nên nhiều rào cản giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất.

Tuy nhiên, công nghệ Blockchain sẽ giúp giải quyết các vấn đề đó bằng smart contract, tiết kiệm chi phí và tạo điều kiện cho các bên ký kết dễ dàng hơn, nhờ lược bỏ được trung gian khi liên kết với các tổ chức xuyên quốc gia.

Logistics và vận tải

Công nghệ Blockchain chính là công cụ để quản lý kho dữ liệu khổng lồ liên quan đến vòng đời của sản phẩm. Blockchain giúp tăng tính hiệu quả trong việc chia sẻ thông tin về quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển, sự hao mòn,...của sản phẩm tới các bên liên quan. Đồng thời, giúp giải quyết những thách thức trong logistics như độ trễ trong giao nhận hàng, mất giấy tờ, nguồn gốc sản phẩm không rõ ràng và vô số lỗi khác trong quá trình chuyển giao giữa các thành viên trong chuỗi logistics.

Công nghệ Blockchain đã được ứng dụng vô cùng hiệu quả vào trong nhiều lĩnh vực của đời sống
Công nghệ Blockchain đã được ứng dụng vô cùng hiệu quả vào trong nhiều lĩnh vực của đời sống

Hy vọng, bài viết trên đã giới thiệu cho bạn các ứng dụng của công nghệ Blockchain trong thực tiễn và các thông tin quan trọng liên quan đến công nghệ này. Hãy ghé thăm Money24h thường xuyên để có thu thập thật nhiều các thông tin hữu ích liên quan đến thị trường tiền điện tử và giúp việc đầu tư của bạn thêm phần hiệu quả.

Lãi suất tiết kiệm

(Từ cao đến thấp)
Tại quầyOnline
Kỳ hạn (tháng)
1
3
6
9
12
(Đơn vị: %/năm)Xem toàn bộ

Lãi suất vay

(Từ thấp đến cao)
Ngân hàng
Lãi suất
Thời gian ưu đãi
(Đơn vị: %)Xem toàn bộ

xosovietlott.net

Power 6/55

Mỗi 18h thứ 3,5,7

38.396.133.300 VNĐ

Mega 6/45

Mỗi 18h thứ 4,6 và chủ nhật

66.844.435.000 VNĐ

Max 3D

Mỗi 18h thứ 2,4,6

1.000.000.000 VNĐ

Max 4D

Mỗi 18h thứ 3,5,7

15.000.000 VNĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM