Develop by: TopOnSeek Website: https://www.toponseek.com

Trang chủKinh tếThuế gián thu là gì, đặc điểm, phân loại và vai trò

Thuế gián thu là gì, đặc điểm, phân loại và vai trò

author-image

Published 31/03/2023

0/5 - (0 bình chọn)
image-cover
icon-share-facebook
icon-share-twitter
icon-share-reddit
icon-share-linkedin
icon-share-pinterest

1. Khái niệm thuế gián thu là gì

Có nhiều cách hiểu khác nhau về thuế gián thu như:

Theo Christopher Pass và Bryan Lowes cho rằng: “Thuế gián thu là một biện pháp của Chính phủ đánh trên việc chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ và trên tài sản”.

Trong cuốn Từ điển kinh tế học, Nguyễn Văn Ngọc cho rằng: Thuế gián thu là khoản thuế mà Chính phủ đánh vào hàng hóa và dịch vụ để tạo nguồn thu và sử dụng làm công cụ cho chính sách tài chính’’. 

Theo Wattpad: “Thuế gián thu là loại thuế mà người trực tiếp nộp thuế không phải là người chịu thuế. Thuế gián thu là loại thuế được cộng vào giá, là một bộ phận cấu thành trong giá mua hàng hoá, nhằm động viên sự đóng góp của người tiêu dùng. Thực chất người tiêu dùng phải trả khoản thuế đó nhưng lại nộp thông qua nhà kinh doanh, nhà sản xuất”. 

Như vậy, đứng trên nhiều góc độ khác nhau để nhìn nhận thì thuế gián thu có thể được diễn đạt dưới các hình thức khác nhau, song các khái niệm, các quan điểm đều tựu chung về bản chất của thuế gián thu, đó là: “Thuế gián thu là loại thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập và tài sản của người nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ”.

2. Đặc điểm của thuế gián thu

2.1. Thuế gián thu là loại thuế ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả thị trường

Do thuế gián thu là một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hóa và dịch vụ. Người sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ cộng thêm phần thuế vào trong giá bán hàng hóa và dịch vụ của mình, khi hàng hóa dịch vụ được bán người sản xuất thay mặt người tiêu dùng nộp khoản thuế gián thu cho Nhà nước.

2.2. Thuế gián thu dễ thu hơn thuế trực thu vì tránh được quan hệ trực tiếp giữa người chịu thuế với cơ quan thu

Trên thực tế, người trả thuế gián thu là người mua hàng hóa, dịch vụ, người nộp thuế gián thu là người bán hàng hóa hoặc người cung cấp dịch vụ. Việc thu thuế gián thu sẽ đơn giản, tiết kiệm chi phí hơn thu thuế trực thu do đối tượng phải quản lý là người bán sẽ ít hơn người mua. Hơn nữa số thuế sẽ được tập trung đầy đủ, kịp thời hơn bởi lẽ khi người bán bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế thì người bán tính thêm phần thuế vào trong giá hàng hóa, dịch vụ, người mua hàng xong rồi người bán nộp thuế vào NSNN.

2.3. Thuế gián thu dễ điều chỉnh hơn thuế trực thu vì những người chịu thuế thường không cảm nhận đầy đủ gánh nặng của loại thuế này

Thuế gián thu được cấu thành giá bán hàng hóa, dịch vụ. Hơn nữa, thuế gián thu đánh vào hầu hết các loại hàng hóa, dịch vụ trong đó có những mặt hàng thiết yếu như: gạo, nước, xăng, dầu... những mặt hàng thiết yếu này mọi tầng lớp dân cư đều sử dụng. Người tiêu dùng nếu trình độ dân trí chưa cao thì không thấy được. Vì vậy, hầu hết các nước nghèo, chậm phát triển thường coi thuế gián thu là nguồn thu chủ yếu. Trong lúc các nước phát triển lại lấy thuế trực thu là nguồn thu chính của ngân sách.

3. Phân loại thuế gián thu

Việc xác định phạm vi áp dụng của một sắc thuế, thông thường dựa trên hai tiêu chí cơ bản là: đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế. Quá trình cải cách chính sách thuế gián thu của các quốc gia đều theo xu hướng mở rộng phạm vi áp dụng thuế gián thu bằng cách thu hẹp đối tượng không chịu thuế. Cụ thể:

3.1. Thuế GTGT

Các nước như Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc… khi thiết kế chính sách thuế GTGT đều có quy định về các nhóm hàng hóa và dịch vụ không chịu thuế GTGT. Theo thông lệ quốc tế, các hàng hóa và dịch vụ không chịu thuế GTGT chủ yếu liên quan đến nhóm các hàng hóa mà nhà nước khuyến khích tiêu dùng hoặc nhà nước cần có chính sách hỗ trợ như: y tế cơ bản, giáo dục hay sản xuất nông nghiệp... và những loại dịch vụ mà việc đánh thuế GTGT trên thực tế khó thực hiện ví dụ như một số loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng…. Danh mục nhóm hàng hóa không chịu thuế GTGT bao gồm: sản phẩm nông nghiệp do nông dân tự sản xuất; dụng cụ và thuốc tránh thai; sách cổ; máy móc, dụng cụ nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho hoạt động khoa học và công nghệ; nhập khẩu máy móc, thiết bị từ các tổ chức, chính phủ nước ngoài thông qua hình thức viện trợ; hàng hóa do các tổ chức người tàn tật cho mục đích sử dụng của người tàn tật.

3.2. Thuế TTĐB

Nhiều nước như Trung Quốc, Thái Lan đã và đang mở rộng đối tượng chịu thuế TTĐB nhằm hạn chế việc tiêu dùng một số loại hàng hóa mà theo quan điểm của họ là có hại cho sức khỏe hoặc nhà nước cần có sự điều tiết về tiêu dùng. Nhìn chung, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB thường có các đặc điểm sau: (i) Là các hàng hóa, dịch vụ cao cấp, đắt tiền; (ii) Cầu của những hàng hóa, dịch vụ này ít co giãn so với giá cả (sự tăng giảm của giá không ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu tiêu thụ so với các nhóm hàng hóa, dịch vụ khác); (iii) Hàng hóa có hại cho sức khỏe, có ảnh hưởng không tốt đến môi trường hay gây lãng phí cho xã hội. Tuy nhiên, phạm vi hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB cũng có những đặc thù riêng, tùy thuộc vào mục tiêu mà chính sách thuế TTĐB các nước hướng tới. Hiện nay, Trung Quốc đang đánh thuế TTĐB với 14 nhóm hàng hóa bao gồm:  thuốc lá; đồ uống có cồn; mỹ phẩm; đồ trang sức và đá quý; pháo hoa; sản phẩm xăng dầu; lốp ô tô; xe máy; ô tô; bóng chơi gôn và dụng cụ chơi gôn; đồng hồ đeo tay cao cấp; thuyền sử dụng trong du thuyền, đũa gỗ dùng một lần; sàn gỗ.  Thái Lan đánh thuế TTĐB vào 20 nhóm hàng hóa, dịch vụ, bao gồm: Dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ; nước ngọt có ga, nước khoáng nhân tạo, nước hoa quả nhân tạo...; thiết bị điện tử; sản phẩm bằng pha lê; ô tô; du thuyền; nước hoa và mỹ phẩm; thảm sàn và vật liệu trải sàn làm bằng lông động vật….

3.3. Thuế BVMT

New Zealand, Thụy Điển và hầu hết các nước Châu Âu trong quá trình cải cách chính sách thuế BVMT đều thực hiện đẩy mạnh đánh thuế BVMT vào các mặt hàng mà cho các mặt hàng năng lượng quan trọng như than, dầu, các sản phẩm dầu khí, cacbon, nhiên liệu hóa thạch….

4. Vai trò của thuế gián thu

4.1. Thuế gián thu góp phần tạo số thu lớn, ổn định, thường xuyên cho NSNN

Việc tăng cường vai trò kinh tế xã hội của Nhà nước dẫn đến nhu cầu chi tiêu của Nhà nước ngày càng tăng lên và tất yếu là Nhà nước phải mở rộng quỹ tài chính Nhà nước, hình thành chủ yếu từ thu thuế. Các sắc thuế gián thu có mục tiêu trước hết là nhằm đảm bảo số thu lớn và ổn định, thường xuyên cho NSNN.

Thuế gián thu phụ thuộc chủ yếu vào quy mô tiêu dùng, tiêu dùng xã hội càng lớn thì thuế gián thu thu được càng nhiều. Nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên chính là yếu tố ảnh hưởng đến quy mô tiêu dùng xã hội: mở rộng hoạt động ngoại thương, cho phép tự do xuất, nhập khẩu hàng hóa cũng là nhằm mục tiêu động viên được nguồn thu lớn và ổn định về cho NSNN.

Thuế gián thu là nguồn thu được chú trọng vì đây là loại thuế dễ thu hơn so với các loại thuế khác. Nó nằm ngay trong giá cả của sản phẩm, hàng hóa nên về mặt tâm lý sẽ làm người tiêu dùng dễ chấp nhận hơn. Đối với người nộp thuế, người ta thấy rõ vai trò của mình là người thu hộ cho Nhà nước sau khi đã bán được sản phẩm của mình.

4.2. Thuế gián thu góp phần kiểm soát tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế

Với đặc điểm của thuế gián thu, là một yếu tố cấu thành trong giá cả, hàng hóa, dịch vụ, do vậy gánh nặng thuế chủ yếu do người tiêu dùng chịu. Vì vậy, khi Nhà nước điều chỉnh thuế suất sẽ tác động tức thời đến giá bán của các loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả của hàng hoá dịch vụ được quyết định bởi quan hệ cung cầu. Xét trên góc độ kinh tế học, nguyên nhân gây ra lạm phát có thể do cầu kéo hay do chi phí đẩy. Lạm phát quá cao sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Thuế là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước nhằm góp phần tạo ra sự ổn định tương đối của giá cả, kiểm soát lạm phát, cụ thể: 

- Nếu lạm phát do cầu tăng quá mức: Khi mà nhu cầu về một hay một số loại hàng hóa, dịch vụ nào đó tăng cao, kéo theo mức giá của hàng hóa, dịch vụ đó cũng tăng theo và khi tăng quá mức, dẫn đến lạm phát, Nhà nước có thể can thiệp giảm cầu bằng cách tăng mức thuế đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, từ đó làm giá cả tăng, hạn chế nhu cầu tiêu dùng, góp phần kìm hãm lạm phát. 

- Nếu lạm phát bị đẩy bởi chi phí: Khi mà yếu tố chi phí đầu vào của nhà sản xuất quá cao, dẫn đến giá thành sản phẩm cao, nhà sản xuất phải tăng giá bán để đảm bảo có lãi, khi giá tăng quá mức dẫn đến lạm phát, Nhà nước có thể dùng thuế để tác động vào phía cung bằng cách cắt giảm thuế đối với các yếu tố đầu vào để kích thích cung, giúp nhà sản xuất hạ giá thành sản phẩm, giá bán hàng hóa, góp phần kiểm soát lạm phát. 

4.3. Thuế gián thu kích thích tăng trưởng kinh tế

Vai trò điều tiết của thuế nói chung và thuế gián thu gồm hai mặt: kích thích và hạn chế. Khi nền kinh tế suy thoái, tức là khi đầu tư ngừng trệ, sản xuất và tiêu dùng đều giảm thì nhà nước dùng thuế gián thu để kích thích đầu tư và khuyến khích tiêu dùng. Trong đó, việc giảm thuế gián thu đánh vào sản xuất, giảm thuế đối với hàng sản xuất ra để một phần khuyến khích tạo lợi nhuận, kích thích việc đầu tư vào sản xuất. Bên cạnh đó, việc giảm thuế đánh vào tiêu dùng cũng khuyến khích tiêu dùng. Khi nền kinh tế hưng thịnh, để ngăn chặn nguy cơ một nền kinh tế “nóng” phát triển dẫn đến lạm phát và khủng hoảng thừa thì nhà nước dùng thuế gián thu để giảm tốc độ đầu tư ồ ạt và giảm bớt mức tiêu dùng của xã hội. 

4.4. Bảo hộ nền sản xuất trong nước  

Vai trò bảo hộ của thuế gián thu chủ yếu được đảm nhiệm bởi chức năng của thuế nhập khẩu. Thuế NK giúp cho Nhà nước định ra một mặt bằng giá mới cho hàng nhập khẩu trước khi nó được lưu thông, tiêu thụ trên thị trường nội địa nhằm hạn chế khả năng cạnh tranh của hàng nhập khẩu. Để thiết lập mặt bằng giá đó đòi hỏi phải xác định thuế suất khác nhau cho từng mặt hàng nhập khẩu. Giá nhập khẩu càng ở mức cạnh tranh thì càng phải đánh thuế NK cao. Việc áp dụng thuế nhập khẩu với thuế suất cao sẽ làm tăng giá của hàng nhập khẩu. Tác động gián tiếp là hàng hóa tiêu dùng cuối cùng của cùng chủng loại được sản xuất trong nước sẽ tăng sức cạnh tranh nhờ có thuế nhập khẩu. Chính sách thuế NK đã làm san bằng khả năng lựa chọn của người tiêu dùng đối với hàng cùng loại sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu.

Lãi suất tiết kiệm

(Từ cao đến thấp)
Tại quầyOnline
Kỳ hạn (tháng)
1
3
6
9
12
(Đơn vị: %/năm)Xem toàn bộ

Lãi suất vay

(Từ thấp đến cao)
Ngân hàng
Lãi suất
Thời gian ưu đãi
(Đơn vị: %)Xem toàn bộ

xosovietlott.net

Power 6/55

Mỗi 18h thứ 3,5,7

38.396.133.300 VNĐ

Mega 6/45

Mỗi 18h thứ 4,6 và chủ nhật

66.844.435.000 VNĐ

Max 3D

Mỗi 18h thứ 2,4,6

1.000.000.000 VNĐ

Max 4D

Mỗi 18h thứ 3,5,7

15.000.000 VNĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM