Develop by: TopOnSeek Website: https://www.toponseek.com

Trang chủBảo hiểmTái bảo hiểm là gì? Vai trò của tái bảo hiểm

Tái bảo hiểm là gì? Vai trò của tái bảo hiểm

author-image

Published 28/05/2021

0/5 - (0 bình chọn)
image-cover
icon-share-facebook
icon-share-twitter
icon-share-reddit
icon-share-linkedin
icon-share-pinterest

Sự tồn tại của các rủi ro là nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của hoạt động tái bảo hiểm trên toàn thế giới. Ngành kinh doanh này tuy còn mới mẻ ở Việt Nam nhưng dần trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Vậy tái bảo hiểm là gì và gồm những hình thức nào? Đối tượng nào sẽ nhận được lợi từ tái bảo hiểm? Hãy cùng tìm hiểu tái bảo hiểm là gì và những vấn đề liên quan qua bài viết dưới đây từ Money24h.

>> Xem thêm: 5 Cách tra cứu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đầy đủ và chính xác nhất

Tái bảo hiểm là gì?

Khái niệm

Tái bảo hiểm (tiếng anh là Reinsurance) là một loại nghiệp vụ mà nhà bảo hiểm sử dụng để chuyển một phần trách nhiệm đã chấp nhận với người được bảo hiểm cho nhà bảo hiểm khác. Hiểu một cách đơn giản thì tái bảo hiểm chính là bảo hiểm cho các nhà bảo hiểm,  bởi những tổn thất mà các công ty bảo hiểm phải gánh chịu đã được dàn trải ra.

Tái bảo hiểm là gì?
Tái bảo hiểm là gì?

Tái bảo hiểm được hình thành trên cơ sở bảo hiểm gốc nên nó luôn gắn liền với nghiệp vụ bảo hiểm gốc. Nghĩa là, công ty bảo hiểm gốc vẫn có nghĩa vụ tự mình phải trả cho người được bảo hiểm quyền lợi theo hợp đồng bảo hiểm.

Pháp luật Việt Nam quy định, việc tái bảo hiểm phải ưu tiên thu xếp cho các doanh nghiệp bảo hiểm được phép hoạt động tại Việt Nam trước khi chuyển nhượng ra nước ngoài.

Ví dụ về tái bảo hiểm

Khách hàng Nguyễn Văn A mua gói bảo hiểm 100 triệu tại công ty bảo hiểm B. Công ty B tái bảo hiểm hợp đồng của khách hàng Nguyễn Văn A cho công ty bảo hiểm C theo thỏa thuận tỷ lệ 30% - 70%. Nếu không may khách hàng gặp phải rủi ro, công ty bảo hiểm B vẫn có trách nhiệm chi trả số tiền bảo hiểm 100 triệu, tuy nhiên theo thỏa thuận giữa 2 công ty, công ty C phải đóng góp 70 triệu (70%).

Hợp đồng tái bảo hiểm

Hợp đồng tái bảo hiểm là hợp đồng giữa doanh nghiệp bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm khác hoặc doanh nghiệp chuyên doanh tái bảo hiểm (bên nhận tái bảo hiểm).  Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm chuyển rủi ro mà họ chịu trách nhiệm cho bên nhận tái bảo hiểm tương ứng với số phí tái bảo hiểm đã nhận khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Hợp đồng tái bảo hiểm là một hợp đồng độc lập. Mối quan hệ hợp đồng giữa công ty bảo hiểm và người bảo hiểm không bị ảnh hưởng bởi hợp đồng tái bảo hiểm.Trong quan hệ hợp đồng tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ ký hợp đồng tái bảo hiểm với doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm sau khi đã ký hợp đồng với người tham gia bảo hiểm.

Các hình thức tái bảo hiểm

1. Tái bảo hiểm cố định

Tái bảo hiểm cố định hay còn gọi là tái bảo hiểm bắt buộc, là hình thức tái bảo hiểm mà theo đó công ty bảo hiểm phải nhượng cho nhà tái bảo hiểm tất cả các đơn vị rủi ro bảo hiểm gốc mà 2 bên đã thoả thuận và quy định trong hợp đồng. Ngược lại, nhà tái bảo hiểm cũng buộc phải chấp nhận bảo hiểm toàn bộ các rủi ro đó.

Với tái bảo hiểm bắt buộc, hợp đồng bảo hiểm nhanh chóng được ký kết, giúp doanh nghiệp bảo hiểm chủ động định phí cho rủi ro mà không mất thời gian tham khảo ý kiến từ các nhà tái bảo hiểm. Ngoài ra, doanh nghiệp tái bảo hiểm sẽ nhận được nhiều dịch vụ hơn theo hợp đồng cố định cho phép. Đồng thời có điều kiện để đẩy nhanh tiến bộ kỹ thuật bằng việc chấp nhận rủi ro mới thông qua thu phí lớn và đảm bảo phù hợp theo nguyên tắc số đông.

Tuy nhiên, hình thức này cũng tồn tại một số nhược điểm sau:

Thường có tính ổn định cho một giai đoạn nhất định, do đó thiếu tính linh hoạt trước những thay đổi của công ty chuyển nhượng.

Tái đi tất cả rủi ro, trong khi có những đơn vị rủi ro với số tiền bảo hiểm nhỏ nằm trong khả năng tài chính của DN bảo hiểm.

Nếu công ty nhượng bảo hiểm thiếu kinh nghiệm, đặc biệt sơ suất việc ký kết hợp đồng gốc thì hậu quả đối với các nhà tái bảo hiểm rất khó lường trước được.

2. Tái bảo hiểm tạm thời

Tái bảo hiểm tạm thời hay còn gọi là tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn, là hình thức mà công ty bảo hiểm gốc chuyển nhượng cho công ty tái bảo hiểm từng dịch vụ hay từng đơn bảo hiểm một cách riêng lẻ. Công ty bảo hiểm gốc có toàn quyền quyết định tái bảo hiểm cho dịch vụ nào, với tỷ lệ bao nhiêu và công ty nào sẽ tái bảo hiểm.

Công ty tái bảo hiểm có quyền nhận, từ chối hoặc chỉ nhận tái bảo hiểm với một tỷ lệ mà họ cho là thích hợp. Công ty bảo hiểm gốc có nghĩa vụ phải cung cấp cho công ty tái bảo hiểm mọi thông tin có liên quan đến dịch vụ được bảo hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, nhà tái bảo hiểm tiến hành đánh giá mức độ rủi ro của dịch vụ rồi quyết định có nhận tái bảo hiểm hay không mà không cần đầy đủ các chi tiết.

Đây là hình thức tái bảo hiểm thích hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm nhỏ, chưa có nhiều kinh nghiệm và sức cạnh tranh trên thị trường.

3. Tái bảo hiểm lựa chọn - bắt buộc

Là một hình thức bảo hiểm mà công ty bảo hiểm không bắt buộc phải nhượng tất cả những dịch vụ mà mình nhận bảo hiểm. Nhưng ngược lại nhà tái bảo hiểm bắt buộc phải chấp nhận các dịch vụ mà công ty nhượng đã đưa vào thỏa thuận với điều kiện là những dịch vụ đó phù hợp với nội dung và điều khoản đã quy ước của hợp đồng tái bảo hiểm. Các bên tham gia hợp đồng tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn - bắt buộc cần phải có sự trung thực tuyệt đối để đảm bảo lợi ích cho các nhà nhận tái bảo hiểm.

Công ty nhượng tái bảo hiểm không bắt buộc phải nhượng tất cả những dịch vụ mà mình nhận bảo hiểm. Thay cho việc phải đem phân chia tất cả phần thặng dư so với khả năng tự giữ lại của mình cho các nhà tái bảo hiểm. Công ty nhượng tái bảo hiểm có điều kiện đem chào tái bảo hiểm bảo hiểm từng phần trách nhiệm thặng dư so với khả năng tự giữ lại của mình cho một nhà tái bảo hiểm duy nhất hay cho một số nhà tái bảo hiểm mà họ lựa chọn. Vì vậy, nhà tái bảo hiểm phải nắm được ý đồ của công ty nhượng, xem xét kỹ các rủi ro mà công ty nhượng đem tái bảo hiểm và thường xuyên canh chừng diễn biến của thoả ước mà mình đã ký kết.

Tái bảo hiểm số thành

Tái bảo hiểm số thành (quota share reinsurance) hay tái bảo hiểm phân ngạch ( quota share treaty) là hình thức tái bảo hiểm chia tỷ lệ giữa công ty bảo hiểm và công ty tái bảo hiểm. Trong đó, công ty bảo hiểm có thể tăng cường và bảo toàn một phần vốn của mình bằng cách giữ lại một phần rủi ro và phí bảo hiểm. Số còn lại đem chia cho công ty tái bảo hiểm với mức bảo hiểm tối đa do 2 bên thỏa thuận trước đó.

Tái bảo hiểm mức dôi

Tái bảo hiểm mức dôi hay tái bảo hiểm vượt mức là trường hợp số tiền bảo hiểm vượt mức giá trị bảo hiểm nhất định nào đó. Trong loại hợp đồng này, phí bảo hiểm và tổn thất sẽ được chia theo tỷ lệ thỏa thuận giữa công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm, công ty tái bảo hiểm được quyền ấn định mức giữ lại. Tuy nhiên công ty tái bảo hiểm sẽ hỗ trợ bồi thường cho công ty bảo hiểm nếu số tiền vượt mức giữ lại theo thỏa thuận giữa 2 bên.

Đối tượng tái bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm gốc cần phải nhượng tái bảo hiểm, cũng là chủ thể được bảo hiểm trong hợp đồng tái bảo hiểm. Trong hoạt động tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có mối quan hệ pháp lý với 2 đối tượng là người tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm. Theo đó, công ty bảo hiểm gốc đứng ra ký hợp đồng bảo hiểm với người tham gia bảo hiểm và sau đó phân chia trách nhiệm cho các công ty tái bảo hiểm theo sự thỏa thuận giữa họ và các công ty tái bảo hiểm.

Vai trò của tái bảo hiểm

Sau khi đã tìm hiểu về tái bảo hiểm là gì, các hình tái bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, tiếp sau đây Money24h sẽ giới thiệu đến bạn những vai trò của tái bảo hiểm.

Tái bảo hiểm là gì?
Tái bảo hiểm là gì?

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm

  • Là một công cụ quản trị rủi ro hữu hiệu của những nhà bảo hiểm trong việc dàn trải những rủi ro và tổn thất. Giúp phòng ngừa các rủi ro bất thường hay mang tính thảm họa xảy ra (bão, động đất, khủng bố, dịch bệnh…) mà có thể ảnh hưởng đến khả năng bồi thường của công ty bảo hiểm gốc.
  • Tái bảo hiểm cho phép các công ty bảo hiểm gốc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với khách hàng bất chấp các rủi ro.
  • Nâng cao khả năng nhận bảo hiểm của công ty bảo hiểm gốc đối với những rủi ro vượt quá khả năng tài chính của nó. Thường xảy ra đối với các hợp đồng bảo hiểm có số tiền bảo hiểm lớn, mức trách nhiệm cao liên quan đến khả năng nhận bảo hiểm của công ty bảo hiểm gốc với người tham gia bảo hiểm.
  • Nhận được những hợp đồng bảo hiểm lớn. Điều này giúp công ty bảo hiểm đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về biên khả năng thanh toán đồng thời không phải từ chối khách hàng.
  • Công ty bảo hiểm gốc được hỗ trợ về mặt tài chính nhờ khoản hoa hồng tái bảo hiểm, hỗ trợ về mặt kỹ thuật…thông qua hoạt động tái bảo hiểm.

Đối với hệ thống tài chính của quốc gia

Đối với các nước có nền kinh tế tập trung như Việt Nam, tái bảo hiểm là một lĩnh vực đặc biệt của hệ thống bảo hiểm nhà nước và đồng thời cũng là một bộ phận của ngành kinh tế đối ngoại.  Những chức năng chủ yếu của hoạt động tái bảo hiểm đối với hoạt động tài chính quốc gia  là: .

  • Đảm bảo tính ổn định và sự chắc chắn cho quá trình sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế, từ đó tạo điều kiện tốt cho họ phát triển kinh doanh.
  • Giúp giảm sự chênh lệch về kết quả trong hoạt động kinh doanh của các công ty bảo hiểm khi tỷ lệ phí và chi phí bồi thường vẫn được giữ nguyên.
  • Đảm bảo tính ổn định của ngân sách ngoại tệ nhà nước, bao gồm kế hoạch chi tiêu ngoại tệ nhằm phát triển sản xuất một cách đồng bộ.
  • Tăng thu nhập quốc dân và nâng cao đời sống của nhân dân.
  • Đồng thời, tái bảo hiểm không chỉ là sự phân tán rủi ro cho những nhà bảo hiểm mà còn là sự phân tán rủi ro giữa các quốc gia với nhau. Khi những tổn thất, thiệt hại lớn xảy ra hoàn toàn có thể được phép san sẻ với số lượng đông những người đã tham gia đóng bảo hiểm ở các quốc gia.

Đồng bảo hiểm là gì?

Đồng bảo hiểm là hình thức nhiều doanh nghiệp tập hợp với nhau cùng tham gia bảo hiểm cho một đối tượng. Trong trường hợp đối tượng gặp phải vấn đề, rủi ro tổn thất sẽ được chia đều cho các doanh nghiệp tham gia theo tỷ lệ thỏa thuận trước giữa các bên.

Đồng bảo hiểm là gì?
Đồng bảo hiểm là gì?

So sánh tái bảo hiểm và đồng bảo hiểm

1. Giống nhau:

  • Đều có nhiều doanh nghiệp tham gia bảo hiểm cho 1 đối tượng
  • Đều là nghiệp vụ phân tán rủi ro với tỷ lệ phần trăm thỏa thuận giữa các bên
  • Đều giúp tăng thu nhập, khả năng nhận hợp đồng bảo hiểm cho các doanh nghiệp
  • Đều hỗ trợ các công ty bảo hiểm quy mô nhỏ hoặc mới thành lập

2. Khác nhau:

 Tái bảo hiểmĐồng bảo hiểm
Phương thức phân tán rủi roTheo chiều dọcTheo chiều ngang
Hợp đồng bảo hiểmNhiều hợp đồng được ký kết (giữa người được bảo hiểm và các công ty bảo hiểm, giữa các công ty bảo hiểm với nhau)01 hợp đồng được ký kết (giữa người được bảo hiểm và công ty bảo hiểm chịu trách nhiệm cao nhất)
Pháp lýNgười được bảo hiểm chỉ được yêu cầu bồi thường đối với công ty bảo hiểm gốcNgười được bảo hiểm có quyền yêu cầu tất cả các doanh nghiệp tham gia giải quyết bồi thường
Đối tượng được bảo hiểmCông ty bảo hiểm gốcNgười được bảo hiểm (người mua bảo hiểm)

Với những thông tin bổ ích trên đây, “tái bảo hiểm là gì?” hẳn không còn là khái niệm xa lạ. Qua đó, có thể thấy được những lợi ích lớn lao mà tái bảo hiểm mang lại cho doanh nghiệp bảo hiểm và cho nền kinh tế quốc dân và ngày một phát triển trong tương lai.

Lãi suất tiết kiệm

(Từ cao đến thấp)
Tại quầyOnline
Kỳ hạn (tháng)
1
3
6
9
12
(Đơn vị: %/năm)Xem toàn bộ

Lãi suất vay

(Từ thấp đến cao)
Ngân hàng
Lãi suất
Thời gian ưu đãi
(Đơn vị: %)Xem toàn bộ

xosovietlott.net

Power 6/55

Mỗi 18h thứ 3,5,7

38.396.133.300 VNĐ

Mega 6/45

Mỗi 18h thứ 4,6 và chủ nhật

66.844.435.000 VNĐ

Max 3D

Mỗi 18h thứ 2,4,6

1.000.000.000 VNĐ

Max 4D

Mỗi 18h thứ 3,5,7

15.000.000 VNĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM