Develop by: TopOnSeek Website: https://www.toponseek.com

Trang chủMarketingSEO Marketing là gì? Vai trò của SEO trong chiến lược marketing?

SEO Marketing là gì? Vai trò của SEO trong chiến lược marketing?

author-image

Published 01/12/2022

0/5 - (0 bình chọn)
image-cover
icon-share-facebook
icon-share-twitter
icon-share-reddit
icon-share-linkedin
icon-share-pinterest

SEO Marketing có tiềm lực mạnh mẽ giúp mang các nội dung trực tuyến đến người dùng dễ dàng hơn. Để có cái nhìn sâu hơn về nội dung này, bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về nội dung SEO Marketing là gì?

Tìm hiểu thêm các bài đọc thú vị:

Hãy cùng Money24h phân tích vì sao đây lại là yếu tố quan trọng gia tăng lợi nhuận của việc kinh doanh bạn nhé!

Tìm hiểu khái niệm SEO Marketing là gì?
Tìm hiểu khái niệm SEO Marketing là gì? (Nguồn: Internet)

SEO Marketing là gì?

SEO mang định nghĩa của Search Engine Optimization (được dịch là tối ưu hoá công cụ tìm kiếm). Thuộc một nhánh nhỏ trong Digital Marketing nhưng đây là yếu tố tiên quyết để các doanh nghiệp tối ưu các trang web của mình trên các nền tảng tìm kiếm lớn như Google.

Tại sao SEO có vai trò quan trọng trong Digital Marketing?

Công nghệ đã có tác động mạnh mẽ lên đời sống của con người. Hiện tại, gần như mọi người đều tìm kiếm thông tin trên mạng Internet trước khi bắt tay vào làm một việc gì đó. Điều này được thể hiện rõ thông qua số liệu từ SEO Tribunal:

  • Có 67.000 lượt tìm kiếm trên Google mỗi giây.
  • 93% người dùng mở trang tìm kiếm sau khi khởi động thiết bị.
  • 80% người sử dụng công cụ tìm kiếm bỏ qua các kết quả quảng cáo có tính phí
  • Trong tất cả các ngành, SEO có đóng góp không dưới 40% tổng doanh thu qua website.

Trang tìm kiếm có thể đem lại những lợi nhuận bất ngờ nếu bạn biết cách vận dụng nguồn lực này. Khác với những cách quảng cáo truyền thống, doanh nghiệp có thể dễ dàng đo lường được hiệu quả từ các từ khoá SEO, cập nhật được tỷ lệ chuyển đổi mua hàng.

SEO là sự kết hợp từ nhiều yếu tố: nội dung, cấu trúc trang, social, domain, tốc độ tải trang,... Nhìn chung, SEO sẽ phân ra hai loại là: SEO On-pageSEO Off-page. Để hiểu rõ hơn về cách hoạt động của SEO Marketing, các bạn hãy tiếp tục tham khảo nội dung bên dưới.

Digital Marketing là mảng lớn bao gồm nhiều yếu tố, trong đó có SEO
Digital Marketing là mảng lớn bao gồm nhiều yếu tố, trong đó có SEO (Nguồn: Internet)

Tìm hiểu thêm các bài đọc thú vị:

SEO On-page là gì?

SEO On-page còn có tên khác là On-site SEO. Nói đơn giản, SEO On-page là công việc tối ưu các hiển thị trên trang web đến người đọc, ví dụ: Tiêu đề bài viết, nội dung, hình ảnh, từ khoá, HTML...

  1. Nội dung SEO

Nội dung trên một trang web được đánh giá tốt khi có thể thường xuyên đem đến những nội dung chất lượng cho người đọc. Doanh nghiệp phải chăm chút từ câu chữ, văn phong, đến cách trình bày.

Nội dung cung cấp đủ những thông tin người đọc cần sẽ được đánh giá cao và có khả năng được ưu tiên xuất hiện trên trang tìm kiếm hơn. Dưới đây là một số quy tắc bạn có thể tham khảo để tối ưu hoá nội dung:

  • Chất lượng bài viết là trên hết: Luôn tập trung xuất bản những nội dung đem lại giá trị cho người đọc. Công cụ tìm kiếm luôn sàng lọc những gì hữu dụng nhất ở trang tìm kiếm đầu tiên, và đó cũng nên là mục tiêu bạn nên hướng đến khi sáng tạo nội dung mới.
  • Xác định đúng mục đích của người đọc: Bài viết của bạn có thể gia tăng lượt xem nhờ vào đánh đúng vào ý muốn của người đọc. Bạn nên dành thời gian để nghiên cứu về nhu cầu của người đọc để xác định được yếu tố này.
  • Sản xuất nội dung kịp thời: “Nhanh tay” sẽ mang lại khác biệt cho doanh nghiệp của bạn. Khi có một đề tài đang nhận được nhiều sự chú ý, bạn nên bắt ngay cơ hội để kéo sự quan tâm của khán giả về phía mình.

Tìm hiểu thêm các bài đọc thú vị:

  1. Từ khoá chính (Key word)

Khi không biết một vấn đề gì đấy, chúng ta thường lên mạng và gõ từ khoá để tìm kiếm câu trả lời. Từ khoá bạn tìm lúc đấy chính là keyword của nội dung. Từ khoá chính sẽ là “kim chỉ nam” để khách hàng biết đến sản phẩm của bạn.

Doanh nghiệp nên nghiên cứu và lựa chọn kỹ càng từ khóa thích hợp, có tần suất tìm kiếm cao. Trong trường hợp đối thủ của bạn đã phủ sóng một từ khoá khắp nơi, bạn nên sử dụng từ khóa khác để giảm cạnh tranh trực diện và tăng khả năng được tìm kiếm.

Doanh nghiệp nên chú ý xây dựng keyword và nội dung để có chiến lược SEO tốt
Doanh nghiệp nên chú ý xây dựng keyword và nội dung để có chiến lược SEO tốt. (Nguồn: Internet)

Tìm hiểu thêm các bài đọc thú vị:

SEO Off-page là gì?

SEO Off-page là các phương pháp dùng để tối ưu trang web không hiển thị trên giao diện của người dùng. Phương thức SEO các yếu tố bên ngoài website có liên quan đến danh tiếng và mức độ phổ biến của trang.

Mục đích chính của SEO Off-page là tăng độ uy tín của website và tăng hệ thống liên kết có chất lượng trỏ về trang đích từ những website khác để đẩy mạnh keywords bên website chính lên thứ hạng cao. Một số hình thức SEO Off-page phổ biến là xây dựng backlinks, 

đặt link đến trang của mình ở nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau. 

Dưới đây là các yếu tố thường thấy trong SEO Off-page.

SEO Off-page giúp cải thiện độ uy tín của trang mạng
SEO Off-page giúp cải thiện độ uy tín của trang mạng (Nguồn: Internet)
  1. Đường dẫn (link)

Link là liên kết trỏ về trang của bạn, thông thường những link này sẽ được đặt ở nhiều website khác gồm trang blog, mạng xã hội,...để tăng lưu lượng truy cập vào trang. Đó gọi là external link

Internal link (liên kết nội bộ) cũng quan trọng không kém. Các đường link thay vì được để ở trang mạng khác, sẽ được chia sẻ ngay trong trang web nội bộ. Yếu tố này thể hiện mức độ tổ chức và sự kết nối của trang mạng doanh nghiệp  

Khi lựa chọn đường link, người làm SEO marketing sẽ chú trọng vào chất lượng hơn số lượng link. Trong trường hợp bạn trỏ về trang web chất lượng khác, bài đọc của bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm cao hơn. Trong trường hợp ngược lại, bạn có thể khiến nội dung của mình bị trừ điểm vì có liên kết đến những trang mạng không minh bạch hoặc không cung cấp thông tin hữu dụng.

Có một điểm mà các SEO Marketer nên nhớ là số lượng liên kết càng nhiều không tương đương với việc cải thiện thứ hạng tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm càng cao.

  1. Thẩm quyền (authority)

Bạn có thể hiểu thẩm quyền của trang là thước đo để đánh giá độ tin cậy của trang web đó. Những trang có độ tin cậy cao luôn được công cụ tìm kiếm ưu tiên đưa lên hàng đầu. Các khía cạnh quan trọng khác cần được chú ý trong việc tạo thẩm quyền cho một website:

  • Domain Authority (cơ quan quản lý tên miền): Là nơi dự đoán sắp xếp các trang web trên trang tìm kiếm. Domain Authority bị ảnh hưởng bởi backlinks, tên miền cấp cao và các yếu tố khác.
  • Domain age (tuổi miền): Tuổi miền đánh dấu “độ trưởng thành” của các trang mạng qua thời gian. Các trang web có tuổi miền cao sẽ được xếp hạng cao hơn những trang web mới.
  • Quyền của trang: Sẽ được thể hiện dưới dạng điểm số dự đoán xếp hạng trong kết quả của công cụ tìm kiếm. Quyền của trang được phân tích tương tự Domain Authority nhưng chỉ được thực hiện trên một website.
  • Bounce rate (tỷ lệ thoát trang): Đây là con số đề cập số lượng người dùng thoát trang. Dù người đọc thoát trang vì bất kỳ lý do gì, các trang web có bounce rate cao sẽ bị tước đi thẩm quyền và mất một số lợi ích từ SEO
  1. Địa lý

Việc phân chia nội dung theo vị trí địa lý còn liên quan đến nhân khẩu học. Với nhu cầu sử dụng công cụ tìm kiếm ở khắp mọi nơi, nội dung được người đọc truy cập sẽ chuyển trọng tâm sang kết quả địa phương.

Các doanh nghiệp lớn dần dần cũng xây dựng trang web dựa trên từng quốc gia, nhắm mục tiêu vào cá nhân cụ thể hơn. Điều này giúp họ triển khai những bản dịch phù hợp, đưa ra kết quả phù hợp nhất với từng đối tượng khách hàng tiềm năng. Từ đó thu hút được nhiều người biết đến hơn.

  1. Mạng xã hội

Doanh nghiệp tăng độ nhận biết hơn bằng cách xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội nổi tiếng. Công cụ tìm kiếm cũng sẽ đo lường hiệu quả của một trang web thông qua quan điểm chia sẻ của người dùng, hai yếu tố chính được đánh giá là:

  • Chất lượng: Được hình thành dựa trên nhận xét, xếp hạng của người tiêu dùng. Các chỉ số này thể hiện được ý kiến cá nhân và thái độ của người xem về một nội dung.
  • Số lượng: Chính là tổng số lượt chia sẻ nội dung. Số lượt chia sẻ không tỷ lệ với lượt khách mua hàng sẽ tăng lên. Nhưng nó sẽ giúp ta đo lường liệu nội dung có đủ thu hút để người đọc chia sẻ hay không.
Cần mở rộng hoạt động doanh nghiệp trên nhiều mạng xã hội khác nhau để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn
Cần mở rộng hoạt động doanh nghiệp trên nhiều mạng xã hội khác nhau để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn (Nguồn: Internet)

Cách tăng hiệu quả của SEO

Doanh nghiệp nên lên kế hoạch rõ ràng các bước cần làm để hoàn thành bản kế hoạch SEO On-page và SEO Off-page. Ngoài ra, phải thường xuyên theo dõi xu hướng của các bài viết của mình để ghi nhận hiệu quả hoạt động.

Dưới đây là một số cách giúp tối ưu kết quả của SEO:

  • Nghiên cứu từ khoá để tìm được những keyword phù hợp, thể hiện được nội dung cần truyền tải.
  • Luôn ưu tiên tạo ra nội dung có giá trị, cung cấp được thông tin cần thiết cho người đọc.
  • Các bài đăng nên có nội dung nhất quán với nhau và được đăng tải đều đặn vào các thời điểm nhất định.
  • Tối ưu hoá các yếu tố SEO Off-page để gắn nhãn và sắp xếp các phương diện kỹ thuật số.
  • Đảm bảo trang web thân thiện khi truy cập từ các thiết bị khác nhau.
Tối ưu SEO đem lại nhiều lợi ích doanh nghiệp hơn nhiều người được biết
Tối ưu SEO đem lại nhiều lợi ích doanh nghiệp hơn nhiều người được biết (Nguồn: Internet)

Tìm hiểu thêm các bài đọc thú vị:

Ưu điểm và nhược điểm SEO Marketing mang lại là gì?

SEO Marketing đóng vai trò quan trọng dù chỉ là một nhánh của Digital Marketing bởi vì những ưu điểm dưới đây:

  • Đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng
  • Hỗ trợ phân tích đúng nhu cầu của khách hàng
  • Tăng uy tín của doanh nghiệp
  • Phát triển tên tuổi thương hiệu
  • Tối ưu lợi nhuận thu được so với mức đầu tư
  • Cắt giảm chi phí hoạt động

Đi kèm với ưu điểm là những nhược điểm mà doanh nghiệp nên chú ý:

  • Yêu cầu thời gian dài để thu được kết quả
  • Tốc độ bắt kịp độ nổi tiếng của từ khoá chính
  • Đối thủ cạnh tranh linh hoạt
Bạn cần phải dành nhiều thời gian hơn để chăm chút trang web của mình để tối ưu SEO
Bạn cần phải dành nhiều thời gian hơn để chăm chút trang web của mình để tối ưu SEO (Nguồn: Internet)

Cơ hội Việc làm SEO Marketing tại CareerBuilder

Marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp hiện nay và tính đến thời điểm hiện tại ngành Marketing cũng thu hút khá nhiều sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ và những người làm trái ngành. Nếu có bằng cấp và những kỹ năng về Marketing, bạn có thể làm việc tại rất nhiều vị trí như chuyên viên quảng cáo, quan hệ công chúng, nghiên cứu thị trường

Nếu bạn vẫn còn đang phân vân chưa biết tìm kiếm công việc Marketing ở đâu thì có thể ghé qua CareerBuilder nhé. Nơi đây hiện tại đang có hàng trăm tin tuyển dụng đến từ các top Headhunter hàng đầu khắp cả nước. Tại đây bạn cũng sẽ tham khảo được đa dạng các vị trí tuyển dụng từ thực tập sinh đến những cấp bậc cao hơn với mức lương hấp dẫn nhất. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo mức lương của ngành Marketing tại VietnamSalary hay định hướng nghề nghiệp với CareerMap..

Qua bài đọc hữu ích này, hy vọng các bạn đã hiểu hơn về khái niệm SEO Marketing là gì và chi tiết nội dung của SEO. Tìm hiểu những bài viết có nội dung tương tự ở Money24h ngay.

Nguồn: SEO Marketing là gì? SEO đóng vai trò gì trong chiến lược marketing?

Lãi suất tiết kiệm

(Từ cao đến thấp)
Tại quầyOnline
Kỳ hạn (tháng)
1
3
6
9
12
(Đơn vị: %/năm)Xem toàn bộ

Lãi suất vay

(Từ thấp đến cao)
Ngân hàng
Lãi suất
Thời gian ưu đãi
(Đơn vị: %)Xem toàn bộ

xosovietlott.net

Power 6/55

Mỗi 18h thứ 3,5,7

38.396.133.300 VNĐ

Mega 6/45

Mỗi 18h thứ 4,6 và chủ nhật

66.844.435.000 VNĐ

Max 3D

Mỗi 18h thứ 2,4,6

1.000.000.000 VNĐ

Max 4D

Mỗi 18h thứ 3,5,7

15.000.000 VNĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM