Trang chủMoney 24hScam là gì? Cách nhận biết và phòng tránh Scam và Scammer
Trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay thì tình trạng scam trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Vậy scam là gì? Có các loại scam phổ biến nào? Cách nhận biết và phòng tránh để không trở thành mục tiêu của scam là gì? Để tìm câu trả lời, hãy tham khảo ngay những chia sẻ của Money24h qua bài viết dưới đây.
>> Xem thêm: Mô hình Ponzi là gì và lừa đảo như thế nào?
Scam nghĩa là gì? scam mang ý nghĩa tiếng Việt là “lừa đảo”. Đây là thuật ngữ dùng để ám chỉ hành vi, thủ thuật lừa gạt được thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau có thể là trực tiếp hoặc trên internet. Mục tiêu của scam là chiếm đoạt tài sản và xâm phạm thông tin cá nhân người khác để trục lợi. Với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội, hệ thống mạng internet nên các hành vi scam càng tinh vi hơn với nhiều chiêu trò đa dạng.
Theo đó, scammer chính là một cá nhân hay một tổ chức thực hiện hành vi lừa đảo. Những đối tượng này không chỉ ở Việt Nam mà có thể sống ở nước ngoài. Scammer tận dụng lợi thế của mạng viễn thông và kết nối xuyên quốc gia của internet để thực hiện chiêu trò lừa đảo.
Tìm Việc Làm Uy Tín Tại CareerBuilder
Qua phần trên, bạn đã hiểu được scam là gì? Để tránh bị scam bạn phải biết chúng có những hình thức nào để từ đó có sự phòng ngừa cho bản thân mình. Có một số loại scam phổ biến như sau:
Nếu bạn nhận được email với nội dung như xác thực danh tính từ ngân hàng mà trước đó bạn không có yêu cầu xác thực nào với ngân hàng thì khả năng bạn đang là đối tượng bị scam đấy. Tuyệt đối không nhấn vào các đường link có trong mail nhé. Trong trường hợp này, bạn hãy gọi hotline của ngân hàng để trình bày và xác nhận việc ngân hàng có thực sự gửi mail này cho bạn không. Rất nhiều người là nạn nhân của hình thức scam này vì chúng rất tinh vi, scammer sẽ định dạng email với tên miền của ngân hàng, ví dụ: noreply@paypal.com, noreply@vietinbank.vn… rất khó để phát hiện.
Khi facebook trở thành một trong những mạng xã hội được nhiều người sử dụng nhất thì việc tài khoản facebook bị hack cũng không còn quá xa lạ. Bạn sẽ nhận được tin nhắn vay tiền hoặc các liên kết có chứa mã độc nếu không tỉnh táo bạn dễ dàng rơi vào bẫy mà scammer đã giăng sẵn.
Với phương thức này, scammer sẽ tạo ra một trang web giả mạo giống hệt trang web chính thức. Sau đó, kẻ lừa đảo sẽ tối ưu SEO để đẩy thứ hạng trang web lên top đầu tìm kiếm của Google. Nạn nhân nếu không chú ý, đăng nhập vào trang web giả bằng thông tin tài khoản mà họ đã đăng ký trên website thật. Lúc này, các thông tin của bạn sẽ bị đánh cắp và scammer dùng nó để tiến hành thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của bạn.
Không ai phủ nhận sự tiện lợi của việc mua hàng online nhưng mặt hạn chế là dễ bị scam thông tin cá nhân hoặc bị lừa đảo. Chắc chắn bạn cũng đã nghe báo đài thông tin về việc đặt mua điện thoại IPhone nhưng người mua lại nhận được cục gạch. Đấy chính là một hình thức scam qua kênh bán hàng online.
Đã bao giờ bạn trò chuyện với một người qua mạng và sau đó bạn phát hiện danh tính, kể cả hình ảnh của họ đều là giả? Nếu có thì bạn là mục tiêu của scam catfish rồi đấy. Thông thường các ứng dụng hẹn hò là nơi hoạt động của hình thức lừa đảo này. Các scammer lừa đảo sẽ tự “xây dựng” mình thành một con người hoàn hảo cả về ngoại hình lẫn điều kiện tài chính từ đó, nạn nhân dễ tin tưởng và mắc bẫy.
Xem thêm: Cách nhận biết các hình thức lừa đảo qua tin tuyển dụng cho người tìm việc
Lợi dụng lòng tốt của nhiều người trên mạng xã hội để trục lợi cho bản thân là hình thức scam quyên góp. Khi lướt Facebook bạn không khó để bắt gặp những hoàn cảnh khó khăn như ốm đau, túng thiếu… kêu gọi trợ giúp từ cư dân mạng. Gặp trường hợp này, bạn hãy tỉnh táo tìm hiểu và xác nhận thông tin trước khi muốn giúp đỡ nhé.
Loại hình scam này xuất hiện trước thời đại công nghệ số bùng nổ. Không cần thông qua một thiết bị kết nối internet gì cả, kẻ lừa đảo hiện diện trước bạn nhưng bạn vẫn không nhận ra. Hình thức này chủ yếu đánh vào sự tin tưởng của nạn nhân để kẻ đảo thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và sau đó biến mất không liên lạc được.
Scam là gì, có các hình cơ bản của scam nào đã được Money24h làm rõ ở phần trên. Vậy bạn cần làm gì để nhận biết dấu hiệu của scam? Hãy theo dõi phần tiếp theo nhé.
Đối với hình thức scam online, bạn lưu ý những dấu hiệu sau:
Xem thêm: Những chiêu lừa đảo về "việc làm tại gia"
Dấu hiệu nhận biết của scam offline có thể sẽ mất thời gian nhiều hơn do bạn phải tiếp xúc và tìm hiểu thông tin về scammer để xác định có phải lừa đảo hay không. Thông thường những kẻ lừa đảo dạng này có sự đầu tư khá công phu. Họ luôn xuất hiện với vẻ ngoài sang trọng, lịch sự mục tiêu là lấy lòng tin của nạn nhân. Tiếp đến, họ kêu gọi đầu tư hoặc cho vay tiền. Sau đó thì kẻ lừa đảo biến mất không để lại bất kỳ dấu vết hay thông tin để bạn truy tìm được.
5 Điều Lưu Ý Để Tránh Bị Lừa Khi Đi Tìm Việc
Cách tốt nhất để không phải là nạn nhân của scam bạn cần biết cách tự bảo vệ mình bằng những biện pháp như sau:
Bạn rất dễ tìm bản dịch của scam là gì trong tiếng Anh chỉ cần Google là có ngay đáp án. Scam tiếng anh nghĩa là lừa gạt, có mưu đồ bất chính. Khái niệm này dùng để chỉ cả hình thức lừa đảo trực tiếp và trên nền tảng online.
Phishing scams cũng là hình thức lừa đảo nhưng chỉ gói gọn trong phạm vi online. Kẻ lừa đảo sẽ gửi email mạo danh ngân hàng, công ty cho vay,... để yêu cầu người dùng cung cấp thông tin cá nhân. Sau đó, scammer sẽ dùng thông tin đánh cắp để hack tài khoản và thực hiện các hành vi chiếm đoạt tài sản của người dùng.
Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã thực sự hiểu rõ scam là gì? Từ đó tự trang bị cho mình những biện pháp phòng tránh hiệu quả. Hãy tỉnh táo để nhận biết và ngăn chặn những hành vi scam tinh vi hiện nay. Đừng quên theo dõi blog Money24h để cập nhật những kiến thức hữu ích khác nhé.
Nguồn: Scam Là Gì? Loại Scam Chính Thường Gặp, Cách Nhận Biết, Phòng Tránh
Power 6/55 Mỗi 18h thứ 3,5,7 | 38.396.133.300 VNĐ |
Mega 6/45 Mỗi 18h thứ 4,6 và chủ nhật | 66.844.435.000 VNĐ |
Max 3D Mỗi 18h thứ 2,4,6 | 1.000.000.000 VNĐ |
Max 4D Mỗi 18h thứ 3,5,7 | 15.000.000 VNĐ |
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM