Develop by: TopOnSeek Website: https://www.toponseek.com

Trang chủCông nghiệpNhà thép tiền chế là gì: Ưu điểm và ứng dụng

Nhà thép tiền chế là gì: Ưu điểm và ứng dụng

author-image

Published 13/06/2022

0/5 - (0 bình chọn)
image-cover
icon-share-facebook
icon-share-twitter
icon-share-reddit
icon-share-linkedin
icon-share-pinterest

Nhà thép tiền chế đang là loại hình xây dựng nổi bật và quen thuộc đối với kiến trúc sư và cộng đồng xây dựng. Nhà khung thép tiền chế không chỉ đẹp, có độ bền cao, mang phong cách tối giản mà còn sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội khác. Cùng tìm hiểu nhà thép tiền chế là gì, các loại, ưu điểm và các ứng dụng của nhà tiền chế trong xây dựng.

1. Khái niệm nhà thép tiền chế là gì?

Nhà thép tiền chế là gì hiện đang dần phổ biến và không còn xa lạ trong lĩnh vực xây dựng. Đây là dạng công trình sử dụng các cấu kiện thép được sản xuất, gia công sẵn tại nhà máy kết cấu thép với số lượng, kích thước chính xác dựa vào bản vẽ kỹ thuật và được vận chuyển đến công trường và tiến hành lắp dựng và thi công. Nhờ đó tiến độ công trình có thể diễn ra nhanh chóng hơn so với việc xây dựng bằng bê tông thông thường.

2. Các loại nhà thép tiền chế thông dụng

  • Trung tâm kho vận, nhà xưởng, nhà máy,...
  • Công trình thương mại: rạp chiếu phim, nhà hàng, trung tâm mua sắm, siêu thị, trung tâm hội nghị, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, tòa nhà văn phòng,...
  • Các công trình dân dụng: nhà ở.
  • Công trình công cộng khác: sân bay, sân vận động, chuồng trại, xưởng đóng tàu,..

3. Ưu điểm của nhà khung thép tiền chế 

  • Trọng lượng nhẹ và tiết kiệm hơn: Nhà khung thép tiền chế thường có trọng lượng nhẹ hơn so nhà bằng bê tông cốt thép. Nhờ đó làm giảm tải trọng lên phần móng nhà, giúp chủ đầu tư tiết kiệm được các chi phí xây dựng nhà khung thép tiền chế cho nguyên vật liệu gia cố móng nhà, đặc biệt với các mảnh đất có nền yếu.
  • Tính thẩm mỹ cao: Với công trình dân dụng bằng khung thép tiền chế, khách hàng có thể ân tâm đạt được hiệu quả thẩm mỹ mà mình mong muốn bằng cách kết hợp linh hoạt các vật liệu khác và trang bị các kết cấu phụ như sàn gỗ, vách kính, tường bê tông, các chi tiết trang trí ngoại và nội thất nhằm tạo ra không gian vừa vững chắc, vừa hiện đại bắt mắt.
  • Có độ bền cao, dễ mở rộng sửa chữa: Nhà khung thép tiền chế thường được lắp dựng từ các thành phần cấu kiện được sản xuất chính xác. Nhờ đó chủ đầu tư có thể bảo trì và mở rộng khung nhà thép tiền chế dễ dàng. Bên cạnh đó, bằng công nghệ sản xuất tiên tiến như hiện nay, tuổi thọ của nhà khung thép tiền chế có thể lên đến hàng chục năm.
  • Giảm chi phí nhân công, rút ngắn thời gian thi công: Nhờ các cấu kiện thép đã được sản xuất với kích thước, số lượng chính xác dựa theo bản vẽ nên việc xây dựng nhà tiền chế được diễn ra nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó nhờ không phải thực hiện các công đoạn như cắt, hàn, khoan,... tại công trường nên sẽ tiết kiệm chi phí nhân công hơn so với loại hình xây dựng khác.

4. Nhược điểm của nhà khung thép tiền chế

  • Khả năng kháng lửa kém: Nếu gặp nhiệt độ khoảng 500-600 độ C thì thép sẽ bị biến thành nhựa, do đó làm giảm độ bền của công trình. Vì vậy các công trình khung thép phải được sơn một lớp chống cháy
  • Chi phí bảo dưỡng cao: Các công trình khung thép thường phải được bảo dưỡng để tăng khả năng chống gỉ, chống cháy và chi phí này tương đối cao.
  • Độ bề tương đối: Nếu so với loại nhà bê tông truyền thống thì nhà khung thép giải quyết được nhiều bài toán khó hơn nhưng nếu so sánh về độ bền thì nhà khung thép sẽ không bền bằng nhà bê tông.

5. Ứng dụng nhà thép tiền chế trong xây dựng

Hiện nay kết cấu thép thường được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như xây dựng chuồng trại, xây chung cư, tòa nhà văn phòng, nhà ở. Một số ứng dụng kết cấu khung thép trong xây dựng như:

Nhà thép tiền chế là gì? Các loại nhà tiền chế thông dụng
Công trình dân dụng: siêu thị, showroom, cafe, nhà hàng, nhà ở,...
Nhà thép tiền chế là gì? Ứng dụng nhà tiền chế trong xây dựng chung cư
Các dự án chung cư cao tầng, tòa nhà văn phòng
Nhà thép tiền chế là gì, Ứng dụng kết cấu thép trong xây dựng nhà xưởng công nghiệp
Ứng dụng kết cấu thép trong xây dựng nhà xưởng công nghiệp

6. Chi phí xây dựng nhà thép tiền chế

Mỗi công ty sẽ có cách tính giá xây dựng nhà thep tiền chế khác nhau, nhưng nhìn chung, chi phí sẽ rơi vào các yếu tố như

Chi phí vật tư xây dựng: bao gồm chi phí mua thép nguyên liệu, chi phí cho vật liệu xây dựng, chi phí phụ liệu và chi phí hoàn thiện.

Chi phí nhân công: bao gồm thợ chính, thợ phụ, nhân viên vệ sinh.

Chi phí cho máy móc: bao gồm máy lắp dựng kết cấu thép, máy đào, máy lấp và một số loại máy khác…..

Dưới đây là khoảng giá dao động mà bạn có thể tham khảo qua:

– Nhà xưởng công nghiệp, nhà kho, nhà dân cư, nhà ở, nhà để xe có diện tích khoảng 150m2 – 200m2, chiều cao dưới 8m, sử dụng cột bê tông/cốt lõi thép, lợp mái tôn dao động khoảng 1.300.000 – 2.100.000 đồng/m2.

– Đã có nền bê tông sẵn mà chỉ mở rộng quy mô xưởng dao động khoảng 700.000 – 1.200.000 đồng/m2.

– Nhà bê tông cốt thép: 1 tầng trệt, 1 tầng lầu hoặc lớn hơn dao động khoảng 2.000.000 – 3.000.000 đồng/m2.

– Nhà có khẩu độ lớn tùy vào diện tích sẽ dao động dao động khoảng 1.500.000 – 2.500.000 đồng/m2.

Xem thêm: Kết cấu thép là gì? Các loại hình kết cấu thép trong xây dựng

Lãi suất tiết kiệm

(Từ cao đến thấp)
Tại quầyOnline
Kỳ hạn (tháng)
1
3
6
9
12
(Đơn vị: %/năm)Xem toàn bộ

Lãi suất vay

(Từ thấp đến cao)
Ngân hàng
Lãi suất
Thời gian ưu đãi
(Đơn vị: %)Xem toàn bộ

xosovietlott.net

Power 6/55

Mỗi 18h thứ 3,5,7

38.396.133.300 VNĐ

Mega 6/45

Mỗi 18h thứ 4,6 và chủ nhật

66.844.435.000 VNĐ

Max 3D

Mỗi 18h thứ 2,4,6

1.000.000.000 VNĐ

Max 4D

Mỗi 18h thứ 3,5,7

15.000.000 VNĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM