Develop by: TopOnSeek Website: https://www.toponseek.com

Trang chủBảo hiểmMua bảo hiểm y tế hộ gia đình như thế nào?

Mua bảo hiểm y tế hộ gia đình như thế nào?

author-image

Published 13/06/2021

0/5 - (0 bình chọn)
image-cover
icon-share-facebook
icon-share-twitter
icon-share-reddit
icon-share-linkedin
icon-share-pinterest
Việc mua BHYT hộ gia đình là một trong những cách giúp người dân chăm sóc sức khỏe của bản thân. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách mua loại hình bảo hiểm này. Vậy mua BHYT hộ gia đình ở đâu? Thủ tục như thế nào? Trong bài viết sau, Money24H sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

Bảo hiểm y tế hộ gia đình là gì?

Việc hiểu rõ khái niệm BHYT hộ gia đình là gì sẽ giúp người dân chủ động hơn quá trình tham gia bảo hiểm. Tại Khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 đã quy định rõ bảo hiểm y tế (BHYT) là một hình thức bảo hiểm bắt buộc mà các đối tượng theo Luật định phải tham gia để chăm sóc sức khỏe. Loại hình bảo hiểm này hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện. Theo đó, hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế (gọi chung là hộ gia đình) sẽ bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú. Do đó, BHYT hộ gia đình hiểu một cách đơn là hình thức bảo hiểm y tế bắt buộc đối với các thành viên có tên trong sổ hộ khẩu thường trú hoặc sổ tạm trú phải tham gia, nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe. >>>Xem thêm: Bảo hiểm thân thể là gì? Quyền lợi khi mua bảo hiểm thân thể học sinh

Ai sẽ được mua bảo hiểm y tế hộ gia đình?

Mặc dù đây là một hình thức được nhiều người lựa chọn để tham gia nhằm đảm bảo quá trình chăm sóc sức khỏe, nhưng không phải ai cũng có thể tham gia BHYT hộ gia đình. Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP đã nêu rõ các đối tượng mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình bao gồm:
  • Tất cả những người có tên trong cùng một sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú. Trừ những cá nhân thuộc nhóm đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng, được cơ quan bảo hiểm xã hội đóng, được Nhà nước đóng hoặc được hỗ trợ mức đóng hoặc do người sử dụng lao động đóng.
  • Chức sắc, chức việc và nhà tu hành.
  • Người đang sinh sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội, trừ những đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc mà không được nhà nước hỗ trợ đóng.

Mua bảo hiểm y tế cá nhân cho 1 người có được không?

Khá nhiều khách hàng thắc mắc không biết có được mua bảo hiểm y tế cá nhân cho một người không. Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần xem xét Điều 12 của Luật bảo hiểm y tế. Tại đây đã chỉ rõ 5 nhóm đối tượng được tham gia bảo hiểm y tế bao gồm:
  • Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng (công chức, viên chức, người lao động ký hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn ở các doanh nghiệp…)
  • Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng (người đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng, người đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp…)
  • Nhóm do ngân sách nhà nước đóng (sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, đối tượng chính sách, trẻ em dưới 6 tuổi, hộ nghèo…)
  • Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng (gồm người thuộc hộ gia đình cận nghèo, học sinh, sinh viên)
  • Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ các đối tượng thuộc các nhóm trên.
Như vậy, chúng ta có thể thấy so với trước đây người dân được mua bảo hiểm y tế tự nguyện, mỗi cá nhân trong gia đình có thể mua riêng thì bây giờ tất cả các thành viên trong hộ phải mua. Nếu 1 người trong gia đình không mua thì tất cả các thành viên khác đều không được mua BHYT hộ gia đình. Lý do dẫn đến việc này là do bảo hiểm y tế mang tính chất cộng đồng. Một khi tham gia thì bạn cần tham gia với số lượng lớn, nhằm đảm bảo đúng nguyên tắc bù trừ rủi ro cho Quỹ bảo hiểm. Do đó, câu trả lời cho thắc mắc trên là bạn KHÔNG ĐƯỢC mua bảo hiểm y tế cá nhân 1 mình.

Mua bảo hiểm y tế hộ gia đình ở đâu?

Hiện nay, nếu bạn muốn tham gia BHYT hộ gia đình thì có thể mua chúng tại các địa điểm sau:
  • Đại lý thu bảo hiểm xã hội
  • Cơ quan bảo hiểm xã hội xã, phường, thị trấn nơi bạn và gia đình cư trú

Phương thức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình như thế nào?

Theo quy định của Khoản 6 Điều 15 Luật Bảo hiểm y tế 2014 thì người dân khi tham gia BHYT hộ gia đình sẽ có các phương thức đóng như sau:
  • “Điều 15. Phương thức đóng bảo hiểm y tế
6. Định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng, đại diện hộ gia đình, tổ chức, cá nhân đóng đủ số tiền thuộc trách nhiệm phải đóng vào quỹ bảo hiểm y tế.”

Giá mua bảo hiểm y tế hộ gia đình

Vậy hiện nay giá mua BHYT hộ gia đình là bao nhiêu? Điều 7, Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định mức đóng bảo hiểm hằng tháng sẽ bằng 4.5% mức lương cơ sở. Chính vì thế, giá mua bảo hiểm hộ gia đình sẽ thay đổi, phụ thuộc vào mức lương cơ bản được điều chỉnh cũng như số lượng thành viên trong gia đình.

Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình

Điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146 năm 2018 của Chính phủ quy định mức đóng BHYT hộ gia đình như sau: - Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; - Người thứ 2, 3, 4 đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; - Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Theo đó, mức lương cơ sở năm 2021 dự kiến là 1,49 triệu đồng/tháng. Căn cứ theo mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình của năm này là:
  • Người thứ 1: 67.050 đồng/tháng
  • Người thứ 2: 46.935 đồng/tháng
  • Người thứ 3: 40.230 đồng/tháng
  • Người thứ 4: 33.525 đồng/tháng
  • Từ người thứ 5 trở đi: 26.820 đồng/tháng

Mức hưởng bảo hiểm y tế hộ gia đình

Trong trường hợp người dân khám chữa bệnh đúng tuyến, mức hưởng BHYT hộ gia đình sẽ được thanh toán theo tỷ lệ như sau:
  • 100% chi phí KCB đối với trường hợp chi phí cho một lần KCB thấp hơn mức do Chính phủ quy định và KCB tại tuyến xã;
  • 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở ( thấp hơn 223.500 đồng/lần);
  • 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở (lớn hơn 8.940.000 đồng), trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
  • 80% chi phí KCB đối với những trường hợp khác.
Trường hợp tự đi KCB không đúng tuyến được thanh toán theo tỷ lệ như sau:
  • Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
  • Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 trong phạm vi cả nước (hiện nay chỉ được thanh toán 60% chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng của thẻ BHYT).
  • Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí KCB.

Hồ sơ, thủ tục mua bảo hiểm y tế hộ gia đình

Hồ sơ

Bạn cần chuẩn bị các giấy tờ dưới đây khi có nhu cầu tham gia BHYT hộ gia đình:
  • Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế theo đúng mẫu có sẵn.  Bạn có thể lấy mẫu tờ khai này tại nơi đăng ký mua bảo hiểm y tế cá nhân.
  • Bản sao sổ hộ khẩu.
  • Bản chụp hoặc bản chính của thẻ bảo hiểm y tế của các thành viên trong hộ khẩu để làm căn cứ giảm trừ mức đóng.

Thủ tục

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn tiến hành thực hiện theo các bước dưới đây để làm thủ tục mua bảo hiểm:
  • Bước 1: Kê khai thông tin theo mẫu tờ khai bảo hiểm y tế
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đã chuẩn bị hoàn chỉnh cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi người dân cư trú
  • Bước 3: Đóng phí tham gia bảo hiểm y tế và nhận giấy hẹn trả kết quả
  • Bước 4: Nhận thẻ bảo hiểm y tế tại cơ quan bảo hiểm xã hội

Cách tra cứu bảo hiểm y tế hộ gia đình

Nếu bạn không nhớ mã hộ gia đình của mình hoặc các thông tin liên quan đến thẻ bảo hiểm y tế của mình, bạn có thể tiến hành tra cứu BHYT hộ gia đình theo quy trình đơn giản sau đây:
  • Bước 1: Truy cập vào website BHXH Việt Nam https://baohiemxahoi.gov.vn => chọn “Tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT”.
  • Bước 2: Nhập chính xác và đầy đủ các thông tin theo yêu cầu: mã thẻ bảo hiểm y tế, ngày tháng năm sinh, họ và tên.
  • Bước 3: Sau khi đã nhập xong thông tin, bạn Click vào phần “Tôi không phải là người máy” và chọn “Tra cứu”.
  • Bước 4: Chờ kết quả trả về thông tin người tham gia bảo hiểm y tế từ hệ thống.

Thủ tục cắt bảo hiểm y tế hộ gia đình

Trong trường hợp sau khi bạn mua BHYT hộ gia đình, bạn đi làm và được doanh nghiệp mua BHYT. Khi DN yêu cầu cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT cho người lao động thì cơ quan BHXH cho biết đã trùng mã số nên không thể cấp thêm thẻ BHYT. Lúc này bạn có thể thực hiện thủ tục cắt thẻ BHYT hộ gia đình. Bạn cần xuất trình mã số thẻ BHYT của mình và hợp đồng lao động (tùy địa phương) và gửi hồ sơ yêu cầu cắt thẻ về cơ quan BHXH địa phương. Sau khi cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ, họ sẽ tiến hành xét duyệt yêu cầu của bạn. Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn “tất tần tật” các thông tin chi tiết về BHYT hộ gia đình. Hy vọng qua đây, bạn sẽ hiểu rõ hơn về hình thức bảo hiểm này cũng như các hồ sơ, thủ tục tham gia.

Lãi suất tiết kiệm

(Từ cao đến thấp)
Tại quầyOnline
Kỳ hạn (tháng)
1
3
6
9
12
(Đơn vị: %/năm)Xem toàn bộ

Lãi suất vay

(Từ thấp đến cao)
Ngân hàng
Lãi suất
Thời gian ưu đãi
(Đơn vị: %)Xem toàn bộ

xosovietlott.net

Power 6/55

Mỗi 18h thứ 3,5,7

38.396.133.300 VNĐ

Mega 6/45

Mỗi 18h thứ 4,6 và chủ nhật

66.844.435.000 VNĐ

Max 3D

Mỗi 18h thứ 2,4,6

1.000.000.000 VNĐ

Max 4D

Mỗi 18h thứ 3,5,7

15.000.000 VNĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM