Develop by: TopOnSeek Website: https://www.toponseek.com

Trang chủBảo hiểmLịch sử hình thành bảo hiểm thất nghiệp

Lịch sử hình thành bảo hiểm thất nghiệp

author-image

Published 09/06/2021

0/5 - (0 bình chọn)
image-cover
icon-share-facebook
icon-share-twitter
icon-share-reddit
icon-share-linkedin
icon-share-pinterest

Bảo hiểm thất nghiệp được xem là một chiếc phao cứu sinh cho nhiều trường hợp người lao động. Không những thế, bảo hiểm thất nghiệp còn có nhiều ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế xã hội. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những ý nghĩa này cũng như sự hình thành và phát triển của bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Lịch sử hình thành bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp là gì ?

Theo khoản 4 Điều 3 Luật việc làm 2013, Bảo hiểm thất nghiệp là một chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm và hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Nhờ chế độ này mà những người lao động không may mất việc làm có thể trang trải cuộc sống đảm bảo an sinh xã hội.

Lịch sử phát triển của bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam ra đời khá muộn vào năm 2009. Trong khi, bảo hiểm thất nghiệp có mặt rất sớm ở nhiều quốc gia, có thể kể đến nước sớm nhất là Đan Mạch (1907), Canada (1940); Pháp (1958)….

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Việt Nam là 60%. Trợ cấp thất nghiệp cao nhất là ở Đan Mạch tới 90%, Argentina là 50% cho 4 tháng đầu tiên sau đó thấp hơn, tại Bahrain là 60% cho người kiếm việc làm lần đầu tiên,  55% ở Canada, cao nhất là Đan Mạch 90%; tại Pháp là 75% cho thu nhập thấp và 57% cho thu nhập cao, 50% cho người thất nghiệp ở Hàn Quốc và Thái Lan.

Tùy thuộc vào chính sách của mỗi quốc gia mà bảo hiểm thất nghiệp có hai loại là bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện. Tuy nhiên, bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam là một loại hình bảo hiểm bắt buộc.

Khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp, trong thời gian không có việc làm, người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi chính như sau:

  • Hưởng trợ cấp thất nghiệp.
  • Hỗ trợ tư vấn và giới thiệu việc làm.
  • Hỗ trợ học nghề.
  • Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm.

Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp:

  • Đối với người lao động:

+ Trợ cấp thất nghiệp chính là khoản được sử dụng để giúp người lao động có được một cuộc sống tương đối ổn định sau khi bị mất việc.

+ Bảo hiểm thất nghiệp kích thích người thất nghiệp tích cực tìm việc làm và sẵn sàng làm việc.

  • Đối với người sử dụng lao động: Khi thất nghiệp xảy ra, do có bảo hiểm thất nghiệp, người sử dụng lao động không phải tăng thêm chi phí để trả trợ cấp mất việc cho người lao động. Điều này khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lao động có hiệu quả hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định phát triển sản xuất.
Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp
  • Đối với xã hội: Mất việc làm tác động rất lớn đến tinh thần, tâm lý của người lao động. Với chính sách này người lao động cũng yên tâm phần nào về cuộc sống để dồn sức lo tìm kiếm một công việc mới, đảm bảo ổn định cuộc sống gia đình, góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội. Nếu thực hiện tốt chính sách này sẽ tạo ra sự ổn định về mặt xã hội lẫn kinh tế và ngược lại nó làm cho xã hội phát sinh nhiều tiêu cực, bất ổn. Có thể nói, bảo hiểm thất nghiệp vừa là công cụ góp phần giải quyết thất nghiệp, vừa là một chính sách xã hội rất quan trọng.
  • Đối với Nhà nước: Thất nghiệp là tình trạng mà không có bất kỳ bất kỳ một quốc gia nào muốn diễn ra. Bởi những ảnh hưởng. Nhưng nếu vào giai đoạn khủng hoảng, nếu có bảo hiểm thất nghiệp, gánh nặng ngân sách sẽ giảm hơn khi thất nghiệp xảy ra. Mặt khác, khi đã có trợ cấp thất nghiệp, Nhà nước không còn phải lo đối phó với các cuộc biểu tình, không phải chi nhiều ngân sách để giải quyết các tệ nạn xã hội.

Quá trình thành lập bảo hiểm xã hội Việt Nam

Luật bảo hiểm xã hội 2006 có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/01/2007 và hiện nay đã được thay thế bởi Luật BHXH năm 2014. Trong đó, khoản 1 Điều 140 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 đã quy định về thời gian thi hành của luật bảo hiểm thất nghiệp như sau:

“Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007; riêng đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện thì từ ngày 01 tháng 01 năm 2008, đối với bảo hiểm thất nghiệp thì từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.”

Trên cơ sở chia sẻ những gánh nặng tài chính với người lao động khi họ mất việc, đòi hỏi bảo hiểm thất nghiệp phải có nguồn vốn đủ lớn để thực hiện vai trò này.

Có phải bạn thắc mắc, nguồn vốn bảo hiểm thất nghiệp được hình thành như thế nào?

Có thể hiểu, quỹ bảo hiểm thất nghiệp là một quỹ tài chính độc lập tập trung nằm ngoài ngân sách nhà nước nhằm thực hiện mục đích của bảo hiểm thất nghiệp. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được hình thành chủ yếu từ ba nguồn: Người lao động, người sử dụng lao động và ngân sách nhà nước hỗ trợ.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm, cụ thể mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:

  • Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
  • Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
  • Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.
  • Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
  • Nguồn thu hợp pháp khác bao gồm: Tiền lãi chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định; Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Bảo hiểm thất nghiệp được ghi nhận là 1 phần của Bảo hiểm xã hội?

Giữa bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội có mối liên hệ gì không? Có phải bảo hiểm thất nghiệp là một phần của bảo hiểm xã hội? Để giải đáp, bạn cần phân biệt được chế độ của hai loại bảo hiểm hữu ích này.

Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Theo điều 49 Luật Việc Làm 2013, người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

Để được hưởng chi trả bảo hiểm thất nghiệp hay nói cách khác là được nhận trợ cấp thất nghiệp, người lao động cần có đủ các điều kiện sau:

  • Đã chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.
  • Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp:

+ Từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động  đối với trường hợp giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

+ Từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

  • Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

+ Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

+ Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

+ Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

+ Chết.

Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội

Theo khoản 1 điều 60 của luật BHXH năm 2014 và khoản điều 1 nghị quyết số 93/2015/QH13, người lao động được yêu cầu nhận BHXH 1 lần nếu thuộc 1 trong các trường hợp sau:

- Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tuy nhiên chưa đủ 20 năm đóng BHXH.

- Lao động nữ là cán bộ, công chức xã hoặc hoạt động không chuyên trách ở cấp xã từ đủ 55 tuổi 04 tháng (năm 2021) mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.

- Người lao động ra nước ngoài để định cư.

- Đang mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp. sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, học viên quân đội, công an,… khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

- Tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc hoặc tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.

Có thể thấy rằng, theo quy định của pháp luật thì điều kiện để hưởng hai chế độ này đã khác nhau và được chi trả bởi hai cơ quan khác nhau.

  • Tiền bảo hiểm thất nghiệp do Trung tâm dịch vụ việc làm chi trả.
  • Tiền bảo hiểm xã hội sẽ do Cơ quan bảo hiểm chi trả.

⇒ Do đó, sau khi nghỉ việc nếu đáp ứng đủ điều kiện người lao động sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp còn số tiền đóng bảo hiểm xã hội vẫn được tính như bình thường.

Trên đây là những thông tin bổ ích giúp bạn biết thêm về lịch sử hình thành bảo hiểm thất nghiệp và những ý nghĩa thiết thực của nó. Hiện loại hình bảo hiểm quan trọng này ảnh hưởng đến đối tượng tham gia mà hầu hết các bên, các cơ quan đều quan tâm nhằm góp phần củng cố tình hình kinh tế xã hội của đất nước. Tham khảo thêm các bài viết của Money 24h để biết thêm nhiều thông tin nhé!

Lãi suất tiết kiệm

(Từ cao đến thấp)
Tại quầyOnline
Kỳ hạn (tháng)
1
3
6
9
12
(Đơn vị: %/năm)Xem toàn bộ

Lãi suất vay

(Từ thấp đến cao)
Ngân hàng
Lãi suất
Thời gian ưu đãi
(Đơn vị: %)Xem toàn bộ

xosovietlott.net

Power 6/55

Mỗi 18h thứ 3,5,7

38.396.133.300 VNĐ

Mega 6/45

Mỗi 18h thứ 4,6 và chủ nhật

66.844.435.000 VNĐ

Max 3D

Mỗi 18h thứ 2,4,6

1.000.000.000 VNĐ

Max 4D

Mỗi 18h thứ 3,5,7

15.000.000 VNĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM