Develop by: TopOnSeek Website: https://www.toponseek.com

Trang chủBảo hiểmLịch sử hình thành bảo hiểm ô tô

Lịch sử hình thành bảo hiểm ô tô

author-image

Published 07/06/2021

0/5 - (0 bình chọn)
image-cover
icon-share-facebook
icon-share-twitter
icon-share-reddit
icon-share-linkedin
icon-share-pinterest

Việc mua bảo hiểm cho ô tô là một hình thức bảo vệ tài sản được khá nhiều khách hàng lựa chọn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có khá nhiều khách hàng thắc mắc tại sao mình phải mua bảo hiểm ô tô? Quá trình hình thành của loại hình bảo hiểm này như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Money24H sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về lịch sử hình thành của bảo hiểm ô tô.

Lịch sử hình thành bảo hiểm ô tô

Bất kỳ một loại hình dịch vụ nào ra đời cũng dựa trên nhu cầu phát sinh trong cuộc sống của khách hàng. Bảo hiểm ô tô cũng không ngoại lệ.

“Hạt giống” bảo hiểm đã ươm mầm từ những năm 1600. Trong bối cảnh giao thương hàng hải phát triển đem lại nguồn thu nhập lớn cho các thương gia, đồng thời cũng kèm theo những rủi ro như cướp biển, thiên tai. Vì thế, các thương gia đã mua bảo hiểm cho con tàu và hàng hóa. Tiếp đó, một thuyền trưởng ở Anh đã yêu cầu công ty bảo hiểm bán thêm bảo hiểm cho sinh mạng của mình. Từ đó cho thấy con người đã có ý thức về việc mua bảo hiểm cho sinh mạng, cho tài sản mà mình sở hữu.

Hợp đồng bảo hiểm ô tô đầu tiên trên thế giới được viết vào năm 1897 ở Ohio. Một cư dân ở đây đã mua hợp động bảo hiểm cho xe ô tô của anh với giá $1000 để đề phòng trường hợp xe của anh bị hư hại hoặc anh vô tình làm bị thương ai đó khi lái xe.

Nhìn chung, khi mọi người sở hữu nhiều tài sản giá trị, họ càng mong muốn được bảo vệ tài sản của mình một cách toàn diện. Đặc biệt là khi chi phí cho một chiếc xe ô tô không hề rẻ. Vì thế, nhu cầu mua bảo hiểm ô tô ngày càng phổ biến và cần thiết trong cuộc sống.

Thực tế ra đời của bảo hiểm xe cơ giới, nhất là bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trên thế giới cũng cho thấy hiệu quả kinh tế và lợi ích xã hội của bảo hiểm xe cơ giới.

Tại Nhật Bản, trước khi Luật đảm bảo trách nhiệm chủ xe cơ giới được ban hành, trách nhiệm về lỗi liên quan đến tai nạn giao thông chủ yếu được quy định trong Luật dân sự. Theo các quy định này, nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông có thể đòi bồi thường thiệt hại chỉ khi họ chứng minh được hành vi cố ý của người gây ra tai nạn cho mình. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng dễ dàng chứng minh được điều này. Thêm vào đó, sự thiếu nguồn lực tài chính của bên thứ ba làm cho các nạn nhân khó có thể được bồi thường thỏa đáng.

Để đảm bảo tài chính cho nạn nhân của các vụ tai nạn, Luật đảm bảo trách nhiệm chủ xe cơ giới được ban hành vào năm 1955, có hiệu lực vào tháng 2 năm 1956, trong đó quy định tất cả các chủ xe ô tô phải có trách nhiệm với các vụ tai nạn gây ra chết hoặc thương tật đối với bên thứ ba. Luật này cũng bắt buộc người sử dụng ô tô mua bảo hiểm bắt buộc để đảm bảo bồi thường khi xảy ra tai nạn.

Theo luật bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới, các xe ô tô không được phép hoạt động nếu không mua bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới như đã được quy định trong Luật. Mục đích của Luật là bảo vệ các nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông thông qua cơ chế bắt buộc bên có lỗi phải đền bù tài chính cho bên bị thiệt hại. Vì thế, mọi chủ xe ô tô có nghĩa vụ mua bảo hiểm CALI. Nếu vi phạm nghĩa vụ này có thể dẫn đến ngồi tù không quá 1 năm hoặc bị phạt không quá 500.000 Yên.

Một giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới có hiệu lực phải thể hiện đầy đủ thời gian đăng ký xe và thời gian đăng kiểm định kỳ. Thời hạn bảo hiểm phải bảo hiểm đầy đủ thời gian trước khi đến thời điểm đăng kiểm tiếp theo. Hệ thống này là phương án chắc chắn nhất để ngăn chặn những xe ô tô chưa được bảo hiểm tham gia giao thông trên đường phố và đảm bảo rằng tất cả các xe đã qua đăng kiểm đều đã mua bảo hiểm CALI.

Từ khi ra đời và hoạt động cho đến nay, bảo hiêm xe cơ giới đã góp phần đáng kể trong việc bồi thường thiệt hại, chia sẻ thiệt thòi đối với bên thứ ba, đó là ích lợi xã hội mà không một cơ quan hay tổ chức từ thiện nào đủ tiềm lực kinh tế để hỗ trợ các nạn nhân, đó đơn giản là “lấy của nhiều người chia sẻ cho số ít người bị rủi ro”. Với phương châm ấy mà bảo hiểm xe cơ giới tại Nhật Bản hay các nước trên thế giới ngày càng phát triển và thể hiện được tiến bộ xã hội.

Trở lại Việt Nam, trên cơ sở tinh hoa của các nước văn minh trên thế giới, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới hiện nay rất phát triển và đã đem lại bộ mặt tươi sáng cho các doanh nghiệp bảo hiểm, người dân cũng như toàn xã hội. Gần như không còn những vụ việc thương tâm, bất công cho người bị tai nạn khi bản thân họ hoàn toàn không có lỗi. Nếu như trong vụ tai nạn, người gây tai nạn bỏ chạy, hay bị thương tật, hoặc bị chết thì người bị thiệt hại (bên thứ ba) hoàn toàn yên tâm bởi doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có trách nhiệm bồi thường cho họ. Điều đó tạo tâm lý yên tâm cho người tham gia giao thông và cũng thể hiện tinh thần nhân văn của xã hội văn minh.

Chúng ta thấy rằng, khi tai nạn giao thông xảy ra, người có lỗi phải có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại do chính mình gây ra bao gồm:

Thiệt hại về người và tài sản của người thứ ba và hành khách vận chuyển trên xe;

Thiệt hại về hàng hoá vận chuyển trên xe;

Thiệt hại về người và tài sản cũng như thiệt hại do gián đoạn kinh doanh của chính chủ xe.

Trên thực tế việc giải quyết hậu quả của những vụ tai nạn giao thông thường rất phức tạp và mất nhiều thời gian vì một số lý do:

Sau khi gây tai nạn một phần do hoảng sợ, một phần do thiếu trách nhiệm, lái xe đã bỏ trốn để mặc cho nạn nhân phải chịu hậu quả;

Lái xe quá nghèo, không đủ khả năng tài chính để bồi thường thiệt hại cho người thứ ba cũng như cho chủ xe và hàng hoá trên xe;

Sau tai nạn lái xe bị thiệt mạng không thể bồi thường cho nạn nhân được.

Do đó, để đảm bảo bù đắp những thiệt hại sau những vụ tai nạn, thì việc tham gia bảo hiểm xe cơ giới là hoàn toàn cần thiết. Nhà bảo hiểm sẽ bù đắp các thiệt hại của chính chủ xe cũng như thay mặt chủ xe bồi thường cho người thứ ba, giúp họ nhanh chóng khắc phục hậu quả tai nạn và sớm ổn định sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống.

Hiện nay, tại Việt Nam, các nghiệp vụ bảo hiểm bao gồm: Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới; bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển trên xe; bảo hiểm thiệt hại về vật chất cho xe cơ giới và bảo hiểm người ngồi trên xe cùng tai nạn lái phụ xe. Trong đó, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới là bắt buộc, các loại hình bảo hiểm còn lại tuy không mang tính bắt buộc, khách hàng có thể tự nguyện tham gia với các công ty bảo hiểm cùng với bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba nhưng lại có giá trị kinh tế to lớn trong việc bù đắp những thiệt hại gây ra cho chủ xe vì những nguyên nhân như thiên tai, hỏa hoạn…

Thực tế cũng ghi nhận, nếu như trước đây người dân vẫn còn nghi ngại, thờ ơ với bảo hiểm xe cơ giới thì hiện nay tình trạng này đã được cải thiện đáng kể, người dân tham gia bảo hiểm xe cơ giới là tự nguyện. Tình trạng mua để “phòng chống” việc bị lực lượng chức năng kiểm tra khi tham gia giao thông trên đường vẫn còn tồn tại, tuy nhiên chủ yếu ở các vùng sâu, vùng xa, nơi mà thông tin còn hạn chế, người dân chưa hiểu được tác dụng của bảo hiểm xe cơ giới đối với chính mình.

Mặt khác, chúng ta cũng nhận thấy bởi lợi ích của bảo hiểm xe cơ giới đã được chứng minh rõ ràng qua các vụ việc bồi thường thiệt hại về tai nạn. Thậm chí, do những ích lợi to lớn của bảo hiểm đem lại mà hiện nay chúng ta còn đang phải đối mặt với tình trạng trục lợi bảo hiểm xe cơ giới. Các cơ quan chức năng cũng đang tích cực thực hiện các biện pháp để phòng tránh tình trạng này.

Hiện nay, bảo hiểm ô tô ở nước ta được chia thành 4 loại hình chính:

  • Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển
  • Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
  • Bảo hiểm tài, phụ xe và người ngồi trên xe.

Trong 4 loại hình bảo hiểm ô tô trên, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là loại hình mà tất cả các cá nhân, tổ chức (gồm cả cá nhân người nước ngoài) sở hữu xe ô tô tại Việt Nam bắt buộc phải tham gia theo quy định của Nhà nước.

Loại hình bảo hiểm ô tô này được ghi nhận là 1 phần của Bảo hiểm xã hội, do Nhà nước tổ chức thực hiện nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi của người dân trước những rủi ro không may trong quá trình tham gia giao thông.

Thông tư 22/2016/TT-BTC đã quy định rõ ràng các đối tượng sau đây nếu sở hữu xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tham gia bảo hiểm ô tô bắt buộc theo quy định:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Chủ xe cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  2. Doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định của pháp luật.
  3. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Mức phạt khi không có bảo hiểm ô tô bắt buộc

Khi tham gia giao thông ở nước ta, ngoài các giấy tờ cần thiết như giấy đăng ký xe (cavet xe), giấy phép lái xe,...thì chủ xe ô tô cần phải có giấy bảo hiểm ô tô bắt buộc. Trong trường hợp bạn không có giấy bảo hiểm ô tô bắt buộc hoặc giấy bảo hiểm đã hết hạn thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng.

Phí bảo hiểm bắt buộc xe ô tô

Mức phí tham gia bảo hiểm ô tô bắt buộc sẽ phụ thuộc vào từng loại xe ô tô cụ thể:

  • Phân ra theo chỗ ngồi và trọng tải khác nhau, hoặc các xe tập lái, xe taxi cũng được phân biệt và quy định chi tiết
  • Xe ô tô vận tải kinh doanh, xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe ô tô chở hàng

Phạm vi bảo hiểm ô tô

  • Thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới (xe ô tô, xe máy,...) gây ra.
  • Thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra.
  • Chỉ áp dụng cho những tai nạn xe cơ giới xảy ra trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Mức trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm ô tô

  • Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người do phương tiện gây ra là 100 triệu đồng/1 người/1 vụ tai nạn.
  • Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô gây ra là 100 triệu đồng/1 vụ tai nạn.

Tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới ở đâu?

Hiện nay, việc tham gia các gói bảo hiểm ô tô, bảo hiểm xe máy rất dễ dàng thông qua nhiều hình thức đa dạng:

  • Mua trực tiếp từ đơn vị bảo hiểm, công ty bảo hiểm uy tín
  • Mua trực tuyến qua ví điện tử Momo,...

Dù tham gia bảo hiểm ô tô theo hình thức nào, bạn cũng nên tìm hiểu và lựa chọn những địa chỉ uy tín để tránh mua phải bảo hiểm giả, không đúng quy chuẩn của pháp luật.

Như vậy, bạn đã hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành bảo hiểm ô tô cũng như những thông tin liên quan đến việc tham gia bảo hiểm. Đây là một giải pháp bảo vệ tính mạng cho bạn và cả tài sản giá trị của mình một cách thiết thực, giúp bạn an tâm hơn khi tham gia giao thông.

Lãi suất tiết kiệm

(Từ cao đến thấp)
Tại quầyOnline
Kỳ hạn (tháng)
1
3
6
9
12
(Đơn vị: %/năm)Xem toàn bộ

Lãi suất vay

(Từ thấp đến cao)
Ngân hàng
Lãi suất
Thời gian ưu đãi
(Đơn vị: %)Xem toàn bộ

xosovietlott.net

Power 6/55

Mỗi 18h thứ 3,5,7

38.396.133.300 VNĐ

Mega 6/45

Mỗi 18h thứ 4,6 và chủ nhật

66.844.435.000 VNĐ

Max 3D

Mỗi 18h thứ 2,4,6

1.000.000.000 VNĐ

Max 4D

Mỗi 18h thứ 3,5,7

15.000.000 VNĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM