Develop by: TopOnSeek Website: https://www.toponseek.com

Trang chủKinh tếKinh nghiệm quốc tế về xây dựng thuế gián thu hiệu quả

Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng thuế gián thu hiệu quả

author-image

Published 31/03/2023

0/5 - (0 bình chọn)
image-cover
icon-share-facebook
icon-share-twitter
icon-share-reddit
icon-share-linkedin
icon-share-pinterest

Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới. Việt Nam đã là thành viên của WTO, CPTPP và các Hiệp định song phương, đa phương với hầu hết các nước trên thế giới. Việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách thuế là một đòi hỏi tất yếu, mà một trong những cơ sở quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách thuế đó là tham khảo, học hỏi kinh nghiệm ở các quốc gia khác. Việc xem xét chính sách thuế gián thu ở các quốc gia đó cho phép rút ra những kinh nghiệm bổ ích cho Việt Nam trong việc hoàn thiện chính sách thuế gián thu. 

1. Kinh nghiệm thiết kế chính sách thuế gián thu của một số quốc gia

Luận án xem xét chính sách thuế gián thu trên các giác độ: (i) Xác định phạm vi áp dụng; (ii) Xác định mức thuế. Lựa chọn kinh nghiệm từ các nền kinh tế có cơ cấu kinh tế, trình độ phát triển tương đồng với Việt Nam, hoặc cao hơn. Một vài trường hợp là tại các nước công nghiệp phát triển, dù có cơ cấu kinh tế dù khác với Việt Nam, song bài học kinh nghiệm của các nước này có mục đích tham khảo trong tương lai.

1.1. Xây dựng cơ cấu biểu thuế suất đơn giản

Theo điều tra của Ngân hàng Thế giới, hiện nay có khoảng 54% số nước áp dụng thuế GTGT có biểu thuế suất gồm 1 mức (không tính mức thuế suất 0% cho XK); 23% số nước áp dụng biểu thuế suất thuế GTGT với hai mức thuế suất và số còn lại là nhiều hơn hai mức. Tuy nhiên mức thuế suất thuế GTGT có sự khác biệt khá lớn giữa các quốc gia,  các nước như Lào, In-đô-nê-xi-a, Campuchia áp dụng mức thuế suất phổ biến là 10%; Trung Quốc có mức thuế suất 17%; Phi-líp-pin có mức thuế suất 12%, Thái Lan là 7%, Nhật Bản là 8% (dự kiến tháng 10/2019 nâng mức thuế suất thuế GTGT lên 10%).

1.2. Tăng thuế suất thuế TTĐB với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ

1.2.1. Thuốc lá

Do tác hại đối với sức khỏe người sử dụng nên thuốc lá là loại hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB ở đại đa số nước với mức điều tiết rất cao. Theo nghiên cứu của Tổ chức y tế thế giới (WHO), tính trung bình, một mức tăng giá 10% trên một gói thuốc lá sẽ được dự kiến ​​sẽ giảm nhu cầu đối với thuốc lá tăng khoảng 4% ở các nước có thu nhập cao và khoảng 5% ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Theo WHO, khoảng 90% số nước (163 trên 182 nước tại thời điểm điều tra) áp dụng thuế TTĐB đối với thuốc lá điếu.

Để phòng chống tác hại của thuốc lá, WHO và WB khuyến nghị tỷ trọng thuế tiêu dùng nên từ 66% đến 80% (từ 2/3 đến 3/4) trong giá bán lẻ. Tuy nhiên, ở các khu vực khác nhau có sự khác biệt rõ rệt. Nhiều nước có tỷ trọng thuế thuốc lá trên giá bán khá cao (đạt chuẩn của WHO và WB) song ở nhiều nước tỷ trọng này khá thấp. Trong ASEAN, năm 2010, trung bình tỷ lệ phần trăm của thuế thuốc lá trên giá bán lẻ của mỗi bao thuốc lá ở Thái Lan là 70%; Singapore là 69%; In-đô-nê-xi-a: 52%; Myanmar: 50%; Ma-lai-xi-a: 45%..., thấp nhất là Campuchia (8,0%). Ở các nước phát triển thì tỷ trọng thuế trong giá bán lẻ rất cao như: Úc 62%, Đức 75%, Pháp 80%.

1.2.3. Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng 

Singapore: Áp thuế TTĐB với mức thuế suất 20% đối với xe vừa chở người, vừa chở hàng cũng giống như các dòng xe khác, không phân biệt giữa các chủng loại xe. 

Brunei: Áp thuế suất thuế TTĐB 20% đối với xe vừa chở người, vừa chở hàng tương tự như các dòng xe khác, ngoại trừ dòng xe trên 16 chỗ có mức thuế suất là 10%. 

In-đô-nê-xi-a: Mức thuế suất thuế TTĐB áp dụng đối với ô tô vừa chở người, vừa chở hàng nằm trong khoảng từ 30% đến 75%, chia theo dung tích xi-lanh. Trong đó, xe bán tải có dung tích xi-lanh từ 1.500 cc trở xuống, chịu mức thuế suất 30%; xe bán tải, có dung tích xi-lanh từ trên 2.500 cc đến 3.000 cc, chịu mức thuế suất 40%; xe bán tải có dung tích xi-lanh từ trên 1.500 cc đến 3.000 cc, chịu mức thuế suất 40%; xe bán tải có dung tích xi-lanh trên 3.000 cc, chịu mức thuế suất 75%.

Thái Lan: Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng thuộc nhóm được khuyến khích sản xuất nên có mức thuế suất thuế TTĐB thấp hơn. Trước 31/12/2015, đối với xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng có dung tích xi-lanh từ 2.000 cc trở xuống và công suất động cơ tối đa 220 mã lực, chịu mức thuế suất 30%; xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng có dung tích xi-lanh trên 2.000 cc đến 2.500 cc và công suất động cơ tối đa 220 mã lực, chịu mức thuế suất 35%; Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng có dung tích xi-lanh trên 2.500 cc đến 3.000 cc và công suất động cơ tối đa 220 mã lực, chịu mức thuế suất 40%; Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng có dung tích xi-lanh trên 3.000 cc hoặc công suất động cơ tối đa 220 mã lực, chịu mức thuế suất 50%. Từ 01/01/2016, Thái Lan chuyển sang áp dụng chính sách thuế TTĐB vừa dựa trên dung tích xi lanh vừa dựa trên mức độ phát thải khí CO2. Theo đó, mức thuế suất thuế TTĐB đối với xe ô tô vừa chở người vừa chở hàng có dung tích xi lanh từ 3.250cc trở xuống tùy mức độ phát thải khí CO2 từ 25% đến 30%; đối với xe ô tô vừa chở người vừa chở hàng có dung tích xi lanh trên 3.250cc có mức thuế suất 50% (không phân biệt mức phát thải CO2).

1.2.4. Xe ô tô vừa chạy bằng xăng kết hợp với năng lượng điện 

Nhằm góp phần sử dụng năng lượng hiệu quả, bảo vệ môi trường, thúc đẩy việc sử dụng các phương tiện giao thông sạch hơn, một số nước áp dụng chính sách ưu đãi về thuế TTĐB đối với các phương tiện sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường như xe ô tô lai (hybrid) hoặc xe ô tô điện. Cụ thể: 

Thái Lan áp dụng mức thuế suất thuế TTĐB đối với xe hybrid thấp hơn so với xe ô tô thông thường cùng dung tích xilanh và mức độ phát thải. Riêng đối với xe điện mức thuế suất áp dụng là 10% (thấp hơn mức thuế suất từ 30% đến 50% áp dụng đối với các loại xe chở người thông thường khác). 

1.2.5. Nước ngọt

Theo các nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì việc lạm dụng nước ngọt sẽ dẫn đến béo phì và tiểu đường. Theo Quỹ Nâng cao sức khỏe Victoria (Ốt-xờ-trây-lia), nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sử dụng nước ngọt gắn liền với tăng cân và béo phì, và nhiều ảnh hưởng xấu khác đến sức khỏe bao gồm tim mạch và tiểu đường. 

Theo kinh nghiệm quốc tế, nước giải khát không cồn (non alcoholic beverages) thường được hiểu là tên gọi chung của các sản phẩm nước uống không có cồn, bao gồm nước ngọt có ga, nước ngọt không có ga, nước ép trái cây, nước có hương vị trái cây, nước tinh khiết, nước khoáng có ga và không ga... Khảo sát kinh nghiệm quốc tế cho thấy đến nay đã có nhiều nước thực hiện thu thuế TTĐB đối với nước ngọt có ga không cồn vì cho rằng loại đồ uống này có chứa đường, hương liệu, chất bảo quản, các-bô-nát… có tác hại đối với sức khỏe con người (nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh về đường tiêu hóa, răng miệng, bệnh gút…). Cụ thể chính sách thuế TTĐB đối với nước ngọt ở một số nước như sau:  Thái Lan:  quy định nước ngọt có ga không cồn chịu mức thuế suất 25% hoặc 0,024 USD/chai 440cc. Mức thuế TTĐB đối với loại nước không có ga thấp hơn nước ngọt có ga, ở mức 20% hoặc 0,011 USD/chai 440cc. Lào: thu thuế TTĐB đối với nước ngọt có ga không cồn với mức thuế suất 5% và nước tăng lực với mức thuế suất 10%, Campuchia thu thuế TTĐB đối với nước ngọt có ga không cồn và các loại nước ngọt khác với mức thuế suất 10%.; Myanmar thu thuế TTĐB thuế suất 5% đối với nước soda, nước ngọt có ga và nước ngọt khác;  Philippines: thu thuế TTĐB mức tuyệt đối 10 Peso/lít. Hạ viện đã thông qua; Indonesia: thu thuế TTĐB mức tuyệt đối 3.000Rupi/lít nước ngọt có ga và nước ngọt khác.

Đối với thuế BVMT hầu hết các nước như Thụy Điển, Pháp đều áp dụng mức thuế suất cao, việc đánh mức thuế suất cao tập trung vào các mặt hàng như:  năng lượng là nguyên, nhiên liệu đầu vào cho tất cả các quá trình sản xuất và cũng là những mặt hàng thiết yếu dùng trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày trong đó mức thuế suất cao nhất là đánh vào than. Các nhà hoạch định chính sách thuế cho rằng chỉ tập trung vào các thuế trên không những giúp tạo ra hiệu ứng hiệu quả kép mà còn tác động nhanh và mạnh đến thói quen tiêu dùng và sản xuất của người dân: một mặt sẽ thực hiện được mục tiêu bảo vệ môi trường thông qua tăng cường nhận thức xã hội và khuyến khích các công ty sản xuất kinh doanh liên tục tìm kiếm và thay đổi những phương thức kinh doanh thân thiện với môi trường hơn để giảm số thuế môi trường phải nộp, mặt khác sẽ thu được phần ngân sách nhà nước lớn để giải quyết các vấn đề môi trường.

2. Bài học kinh nghiệm về thuế gián thu cho Việt Nam 

Việt Nam là một nước đang phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề rất được quan tâm và được xem xét như một định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mình. Chính vì vậy, chính sách thuế đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các chính sách đối nội và đối ngoại của đất nước. Mục tiêu của hệ thống thuế ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam thường đặt ra là:

- Huy động nguồn thu lớn, ổn định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu công cộng.

- Đảm bảo tính công bằng và hiệu quả của hệ thống thuế.

- Các sắc thuế phải đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.

Thông thường các nước đang phát triển quan tâm trước tiên tới vấn đề hiệu quả nhằm mục tiêu tăng thu để bù đắp bội chi và tài trợ cho các nhu cầu chi tiêu rất bức thiết trong nền kinh tế. Thuế gián thu, một bộ phận của hệ thống thuế với đặc điểm ổn định, dễ thụ…là loại thuế gánh vác sứ mệnh nặng nề này. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm về hoàn thiện chính sách thuế gián thu bao gồm: chính sách thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế XK, thuế NK và thuế BVMT ở một số quốc gia nêu trên, có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam trong việc hoàn thiện chính sách thuế gián thu. Cụ thể:

- Xây dựng hệ thống thuế gián thu đơn giản, bao gồm số lượng ít các trường hợp miễn, giảm thuế. 

- Mở rộng cơ sở tính thuế nhằm tạo điều kiện tăng nguồn thu cho NSNN đáp ứng nhu cầu chi tiêu công cộng.

- Xây dựng chính sách thuế gián thu phải đảm bảo tính trung lập giữa các sắc thuế. Bởi vì, hệ thống thuế có tính trung lập càng cao sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy đầu tư, từ đó tạo nguồn thu ngân sách bền vững.

- Xây dựng chính sách thuế gián thu đảm bảo phù hợp với kết cấu và những nội dung cơ bản của hệ thống thuế của một nước so với các nước khác trên thế giới và thể hiện được lợi thế so sánh (xét trên góc độ thuế) so với các nước khác trên thế giới trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.

Lãi suất tiết kiệm

(Từ cao đến thấp)
Tại quầyOnline
Kỳ hạn (tháng)
1
3
6
9
12
(Đơn vị: %/năm)Xem toàn bộ

Lãi suất vay

(Từ thấp đến cao)
Ngân hàng
Lãi suất
Thời gian ưu đãi
(Đơn vị: %)Xem toàn bộ

xosovietlott.net

Power 6/55

Mỗi 18h thứ 3,5,7

38.396.133.300 VNĐ

Mega 6/45

Mỗi 18h thứ 4,6 và chủ nhật

66.844.435.000 VNĐ

Max 3D

Mỗi 18h thứ 2,4,6

1.000.000.000 VNĐ

Max 4D

Mỗi 18h thứ 3,5,7

15.000.000 VNĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM