Develop by: TopOnSeek Website: https://www.toponseek.com

Trang chủBảo hiểmKhi nào công ty bảo hiểm nhân thọ phá sản?

Khi nào công ty bảo hiểm nhân thọ phá sản?

author-image

Published 16/06/2021

0/5 - (0 bình chọn)
image-cover
icon-share-facebook
icon-share-twitter
icon-share-reddit
icon-share-linkedin
icon-share-pinterest
Việc công ty bảo hiểm tuyên bố phá sản có tỷ lệ rất thấp. Tuy nhiên, khi tuyên bố phá sản thì công ty bảo hiểm vẫn phải đảm bảo thực hiện các hoạt động theo pháp luật quy định nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng đã tham gia bảo hiểm. Vậy bảo hiểm nhân thọ là gì và công ty bảo hiểm khi nào phá sản?

Khi không có thị trường (không có khách hàng)

Thị trường kinh doanh cho lĩnh vực này có rất nhiều công ty bảo hiểm cùng tham gia
Thị trường kinh doanh cho lĩnh vực này có rất nhiều công ty bảo hiểm cùng tham gia.  Tại Việt Nam ghi nhận đến thời điểm hiện tại đã có đến 18 công ty bảo hiểm nhân thọ bao gồm trong và ngoài nước. Điều này cho thấy, Việt Nam là thị trường bảo hiểm tiềm năng nhưng đi cùng cũng là những cạnh tranh, thách thức lớn. Nguyên nhân được cho là dẫn đến tình trạng phá sản của công ty bảo hiểm tại Việt Nam nếu là không có thị trường, không có khách hàng thì thật chưa chính xác. Với dân số hơn 98 triệu dân thì có khoảng 10% tham gia bảo hiểm. Con số này còn khiêm tốn rất nhiều. Cùng với việc đánh giá sức tăng trưởng thì thị trường bảo hiểm Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ so với các nước trong cùng khu vực. Các chỉ tiêu quan trọng trong kinh doanh bảo hiểm đều ghi nhận tăng với mức bình quân là 20%/năm. Điều này chứng tỏ, nhu cầu của thị trường bảo hiểm còn bị bỏ ngõ rất nhiều. Công ty bảo hiểm không có thị trường, không có khách hàng thì do chính năng lực của công ty bảo hiểm mà thôi. Một số nguyên nhân được đánh giá là sâu sát cho việc công ty bảo hiểm không có thị trường, không có khách hàng có thể tập trung do:
  • Chính sách hoạt động của công ty chưa thật sự nổi trội so với các công ty khác.
  • Sản phẩm bảo hiểm của công ty chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, của chính người tham gia bảo hiểm.
  • Đội ngũ đại lý nhân sự chưa có cách tiếp cận khách hàng, thị trường hiệu quả.
  • Hệ thống hành chính không chuyên nghiệp, còn nhiều vấn đề hạn chế.
Về bản chất, bảo hiểm bảo vệ con người và tài sản trước những rủi ro của cuộc sống. Cuộc sống còn vận hành thì rủi ro vẫn còn tiềm tàng. Điều này là quy luật không thể thay đổi. Trong khi đó, hoạt động của bảo hiểm gắn liền với quy luật này. Thì không thể nói rằng không có thị trường, không có khách hàng, không có nhu cầu… nên công ty bảo hiểm phải tuyên bố phá sản mà là công ty bảo hiểm chưa có chính sách phát triển đúng đắn và phù hợp với thị trường mình hoạt động. >>>Xem thêm: Bảo hiểm sinh kỳ là gì? Những điều cần lưu ý trước khi mua

Khi đầu tư thua lỗ

Công ty bảo hiểm có thể tuyên bố phá sản vì đầu tư thua lỗ hay không? 
Công ty bảo hiểm có thể tuyên bố phá sản vì đầu tư thua lỗ hay không? Cần phải hiểu rằng, hoạt động đầu tư là một hoạt động trọng yếu của kinh doanh bảo hiểm. Bạn có thể hiểu đơn giản và đầy đủ về hoạt động này như sau:
  • Công ty bảo hiểm bán các sản phẩm bảo hiểm để thu về một số tiền .
  • Số tiền này được chia làm các phần bao gồm tiền quản lý khách hàng, tiền chi trả quyền lợi khách hàng và tiền đầu tư.
Khoản tiền đầu tư này sẽ mang về cho công ty bảo hiểm một khoản lợi nhuận tương ứng với hoạt động đầu tư. Lợi nhuận này công ty bảo hiểm hưởng một phần và một phần thì chia lại cho khách hàng theo các điều khoản, điều kiện đã quy định. Từ góc nhìn chuyên gia, số tiền đầu tư của công ty bảo hiểm là số tiền huy động không phải trả lãi. Kết thúc 1 năm tài chính, thống kê tỷ lệ% lãi suất đầu tư sẽ cho biết được mức độ lợi nhuận đầu tư của công ty bảo hiểm. Lợi nhuận này là có nhiều hoặc ít chứ không có trường hợp không có. Vì vậy, trường hợp công ty bảo hiểm phá sản vì đầu tư thua lỗ rất khó có thể xảy ra. Tuy nhiên, không thể nói trước điều gì khi tham gia đầu tư vào thị trường. Ngay cả công ty bảo hiểm cũng như vậy. Việc đầu tư tài chính sẽ phải đối diện những rủi ro thị trường mang lại. Do đó, giải pháp mà được hầu hết các công ty bảo hiểm lựa chọn cho hoạt động đầu tư của công ty là đầu tư vào trái phiếu do chính phủ phát hành. Thống kê cho thấy có khoảng 65% tổng tiền đầu tư của các công ty bảo hiểm đều chọn tham gia đầu tư trái phiếu của chính phủ. Điều này đảm bảo nguyên tắc đầu tư: sinh lãi ổn định và an toàn. Công ty bảo hiểm sẽ luôn có khả năng chi trả quyền lợi cho khách hàng lâu dài. Chúng ta cũng không phải lo lắng quá nhiều về hoạt động đầu tư của công ty bảo hiểm có gặp rủi ro hay không khi đã có những pháp tài cho hoạt động này. Nhà nước Việt Nam quản lý công ty bảo hiểm ở tầm vĩ mô để những rủi ro không thể xảy ra hoặc nếu xảy ra thì quyền lợi của người dân luôn được bảo đảm ở mức cao nhất. Đây chính là mục đích an sinh xã hội mà nhà nước hướng đến thông qua hoạt động bảo hiểm. Đầu tư không thu lợi nhuận hay đầu tư rủi ro tại công ty bảo hiểm là khó có thể xảy ra với những chính sách hỗ trợ tại nước Việt Nam. Nếu công ty bảo hiểm nào tuyên bố phá sản vì nguyên nhân này thì dường như chưa đủ tính thuyết phục.

Công ty bảo hiểm thoái vốn khỏi Việt Nam có được không?

Với các công ty bảo hiểm có nguồn vốn từ nước ngoài thì có thể tuyên bố phá sản khi thoái vốn tại Việt Nam
Với các công ty bảo hiểm có nguồn vốn từ nước ngoài thì có thể tuyên bố phá sản khi thoái vốn tại Việt Nam. Điều này được phép theo quy định nhưng phải đảm bảo thực hiện các điều kiện điều khoản kèm theo. Chúng ta biết được rằng, với trường hợp công ty bảo hiểm nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thì buộc tuân thủ nguyên tắc đầu tư của luật kinh doanh bảo hiểm. Đó là toàn bộ số tiền mà công ty bảo hiểm thu được thông qua hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam phải đầu tư tại Việt Nam. Số tiền này không được đem đi đầu tư nơi khác. Trong trường hợp, công ty bảo hiểm kinh doanh không thuận lợi muốn rút vốn không hoạt động nữa thì buộc tuân thủ quy định: chuyển giao các quyền lợi, các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho một công ty bảo hiểm nhân thọ khác vẫn còn hoạt động. Và phải đảm bảo giữ nguyên các quyền lợi cho khách hàng đã tham gia bảo hiểm. Quy định về chuyển giao hợp đồng phải thực hiện theo điều 74 luật kinh doanh bảo hiểm: “1. Việc chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm giữa các doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện trong những trường hợp sau đây: a) Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán; b) Doanh nghiệp bảo hiểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể; c) Theo thoả thuận giữa các doanh nghiệp bảo hiểm. 2. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán, giải thể mà không thoả thuận được việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác thì Bộ Tài chính chỉ định doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao.” Trong trường hợp, công ty bảo hiểm tuyên bố phá sản mất khả năng thanh toán thì quỹ bảo vệ người được bảo hiểm sẽ được sử dụng. Quyền lợi của người tham gia bảo hiểm sẽ được chi trả đầy đủ. Hoạt động này được thực hiện theo điểm 1 Điều 107 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP của Chính phủ. “Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, Quỹ chi trả tối đa 90% mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, nhưng không quá 200 triệu đồng/người được bảo hiểm/hợp đồng. Mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tương ứng với từng trường hợp được quy định như sau: a) Đối với các hợp đồng đã xảy ra sự kiện bảo hiểm nhưng chưa được chi trả quyền lợi bảo hiểm, mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm là quyền lợi bảo hiểm được hưởng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm; b) Đối với các hợp đồng mang tính tiết kiệm, có giá trị hoàn lại và đang còn hiệu lực, mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm tương ứng với giá trị hoàn lại của hợp đồng tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán hoặc phá sản; c) Đối với các hợp đồng chỉ mang tính bảo vệ, không có giá trị hoàn lại và đang còn hiệu lực, mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm tương ứng phần phí bảo hiểm đã đóng cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm; d) Đối với các hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư đang còn hiệu lực, mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm tương ứng với giá trị tài khoản của khách hàng tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán hoặc phá sản; đ) Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có nhiều người được bảo hiểm, hạn mức chi trả tối đa của Quỹ quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều này được áp dụng đối với từng người được bảo hiểm, trừ trường hợp giữa những người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thỏa thuận khác tại hợp đồng bảo hiểm.” Trường hợp công ty bảo hiểm phá sản là điều mà người tham gia bảo hiểm không mong muốn. Loại trừ những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng phá sản đã được nhà nước kiểm soát thì nguyên nhân còn lại, nếu có xảy ra cũng đã có luật kinh doanh bảo hiểm bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm ở mức cao nhất. Vì vậy, người dân có thể an tâm khi tham gia bảo hiểm cho bản thân và gia đình.

Lãi suất tiết kiệm

(Từ cao đến thấp)
Tại quầyOnline
Kỳ hạn (tháng)
1
3
6
9
12
(Đơn vị: %/năm)Xem toàn bộ

Lãi suất vay

(Từ thấp đến cao)
Ngân hàng
Lãi suất
Thời gian ưu đãi
(Đơn vị: %)Xem toàn bộ

xosovietlott.net

Power 6/55

Mỗi 18h thứ 3,5,7

38.396.133.300 VNĐ

Mega 6/45

Mỗi 18h thứ 4,6 và chủ nhật

66.844.435.000 VNĐ

Max 3D

Mỗi 18h thứ 2,4,6

1.000.000.000 VNĐ

Max 4D

Mỗi 18h thứ 3,5,7

15.000.000 VNĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM