Trang chủTài chínhStop loss là gì? Cách đặt stop loss hiệu quả trong giao dịch forex
Trong đầu tư Forex, stop loss là một trong những nguyên tắc quản lý rủi ro cơ bản mà nhà đầu tư nào cũng cần biết. Nói là thế nhưng trên thực tế thì lại có nhiều nhà đầu tư xem nhẹ hoặc bỏ qua lệnh stop loss. Hãy cùng Money24h tìm hiểu chi tiết hơn về stop loss qua bài viết dưới đây.
Stop loss là lệnh “cắt lỗ” tự động khi khoản đầu tư của bạn đạt đến một mức thua lỗ nhất định nào đó được đặt sẵn từ trước. Stop loss giúp ta có thể tự động thoát khỏi giao dịch và thu về số vốn còn lại trước khi nó đi quá xa so với dự tính. Điều này sẽ giúp cho khoản đầu tư không thiệt hại nhiều hơn mức cho phép.
Trong quá trình giao dịch, đối với những giao dịch mua vào thì stop loss sẽ được đặt tại một mức giá thấp hơn (trong sự cho phép) so với giá khớp lệnh. Ngược lại, đối với những giao dịch bán ra thì stop loss sẽ được đặt tại mức giá cao hơn (mức giá kỳ vọng) so với giá khớp lệnh.
Ví dụ: Với một giao dịch mua vào 1 lot cặp EUR/USD khớp lệnh tại mức giá 1.23800 và thiết lập mức dừng lỗ của lệnh stop loss là 50 pips tại mức giá 1.23300. Điều đó có nghĩa là khi giá thị trường của 1 lot cặp EUR/USD không tăng lên theo kỳ vọng mà giảm xuống đến 1.23300, lệnh stop loss sẽ giúp chúng ta tự động thoát khỏi giao dịch. Trong khoản đầu tư này, bạn lỗ 50 pips, tương đương với 500 đô bị trừ từ tài khoản của bạn.
Bởi vì đầu tư mang một số rủi ro, ngay cả khi bạn là một nhà đầu tư chuyên nghiệp và đang mua các khoản đầu tư an toàn. Thậm chí ngay cả khi bạn có một chiến lược đầu tư tuyệt vời, sự cố luôn luôn có khả năng xảy ra, có thể là suy thoái kinh tế hay bất kỳ một thông tin mới không có lợi về một trong những cổ phiếu của bạn cũng làm thay đổi hướng đi của nó.
Mọi thứ trong đầu tư tài chính đặc biệt là với forex đều có thể xảy ra ngoài tầm kiểm soát của bạn. Các lệnh stop loss được thiết kế để cung cấp cho nhà đầu tư nhiều quyền kiểm soát hơn đối với danh mục đầu tư của họ và hạn chế thua lỗ tiềm ẩn trong trường hợp xảy ra sự cố đi sai.
Sử dụng stop loss trong giao dịch forex có lợi trong việc quản lý cảm xúc trong quá trình đầu tư. Thông thường với những nhà đầu tư mới, chưa có nhiều kinh nghiệm, khi thị trường đi ngược so với dự đoán kỳ vọng, phần lớn trong số họ sẽ chưa cắt ỗ ngay mà có suy nghĩ chờ đợi, “nhỡ đâu nó sẽ hồi lại”. Nhưng thực tế là thị trường sẽ lại càng giảm sâu hơn, dẫn tới thua lỗ nhiều hơn mức cho phép.
Trong trường hợp này, stop loss là cơ sở để bạn nhận thấy rằng dự đoán đầu tư của bạn đã sai. Lúc này bạn nên dừng lại và chấp nhận một khoản thua lỗ là điều đúng đắn nhất.
Ta thấy rằng lệnh stop loss rất quan trọng vì chúng có thể giúp bạn tránh để cổ phiếu giảm giá quá nhiều, có thể gây bất lợi cho danh mục đầu tư của bạn. Điều quan trọng cần nhớ là mặc dù lệnh stop loss hữu ích trong việc ngăn chặn các khoản lỗ lớn, nhưng chúng cũng có những hạn chế. Ví dụ: nếu thị trường đột ngột giảm nhiều điểm trong một ngày, cổ phiếu của bạn có thể sẽ bị tự động bán trước khi giá của cổ phiếu hồi lại vào cuối ngày đó.
Trong đầu tư Forex, lệnh stop loss giúp các nhà giao dịch có thể hạn chế rủi ro của họ. Khi mua hoặc bán một cặp tiền tệ, bạn có thể đặt lệnh stop loss, lệnh này sẽ tự động bán nếu giá trị giao dịch của bạn giảm một lượng nhất định.
Chúng đơn giản, dễ sử dụng và cài đặt. Chỉ với một vài thao tác cài đặt cơ bản là chúng ta đã có thể đặt lệnh stop loss cho khoản đầu tư của mình.
Lệnh stop loss sẽ giúp cho các nhà đầu tư có thể tiết kiệm được thời gian và công sức để theo dõi thị trường. stop loss không cần trader phải theo dõi lệnh giao dịch mọi lúc mọi nơi chỉ với những giới hạn về giá được đặt ra từ đầu.
Đối với những nhà đầu tư mới hoặc chưa có kinh nghiệm kiểm soát tâm lý trong quá trình đầu tư. Thì stop Loss là một công cụ tối ưu nhất, nó giúp nhà đầu tư kiểm soát tâm lý giao dịch của mình trước những biến động không như dự đoán của thị trường.
Mặc dù lệnh stop loss có thể giúp chúng ta tránh nguy hiểm trong một số trường hợp như khi thị trường thay đổi bất ngờ. Có thể thị trường ban đầu có thể chệch hướng một chút so với dự báo của bạn, nhưng sau đó sẽ chuyển sang mức giá cao hơn. Trong trường hợp này, nếu bạn áp dụng lệnh stop loss, giao dịch của bạn sẽ bị chấm dứt và bạn sẽ không nhận được khoản lợi nhuận này.
Xem thêm: https://money24h.vn/blog/6-nguyen-tac-ban-can-lam-truoc-khi-dau-tu-tai-chinh
Như đã đề cập ở trên là cho dù biết việc đặt lệnh stop loss trong quá trình đầu tư là vô cùng quan trọng. Nhưng trên trên thực tế rất nhiều các nhà đầu tư xem nhẹ và bỏ qua nó. Nguyên nhân của hiện hiện tượng này có thể kể đến như:
Chưa biết đến lệnh stop loss có lẽ là lý do khó chấp nhận nhất khiến một nhà giao dịch bỏ qua lệnh stop loss trong quá trình đầu tư. Cho dù bạn là một nhà giao dịch mới tham gia đầu tư hay một người có kinh nghiệm lâu năm. Thì bạn cũng không thể không biết tới lệnh stop loss. Bởi khi bắt đầu tìm hiểu về Forex, lệnh stop loss luôn đứng đầu trong số các thuật ngữ cơ bản cần nắm rõ khi đầu tư.
Điều này chỉ đúng đối với các nhà giao dịch mới bắt đầu chưa nghiên cứu nghiêm túc về thị trường, các chiến lược giao dịch ngoại hối hoặc phân tích kỹ thuật. Bất kỳ chiến lược giao dịch nào được đề xuất bởi các nhà giao dịch chuyên nghiệp, các nhà giao dịch có kinh nghiệm hay trên các diễn đàn, trang web và blog về ngoại hối đều phải bao gồm tất cả các bước để thực hiện chiến lược: bao gồm cắt lỗ hoặc chốt lời.
Bên cạnh đó cách đặt stop loss không quá phức tạp hay đòi hỏi những kiến thức cao siêu. Trong quá trình đầu tư, bạn chỉ cần thực hiện một vài thao tác cài đặt cơ bản là chúng ta đã có thể đặt lệnh Stop loss cho khoản đầu tư của mình. Chính vì vậy nếu bạn không có kinh nghiệm gì cả, hãy đừng vội vàng giao dịch mà không biết đặt lệnh stop loss ở đâu.
Bạn phải tự trả lời câu hỏi tại sao lệnh Stop loss của bạn bị quét. Có thể bạn đã dự đoán xu hướng sai hướng ngay từ đầu hoặc xác định sai điểm dừng và lệnh của bạn đã được kích hoạt trước khi đi đúng hướng như bạn dự đoán. Bị quét một hoặc hai lần sẽ không khiến bạn sợ hãi tuy nhiên việc liên tục bị dừng lại sẽ làm giảm sự tự tin của bạn đối với giao dịch. Bạn cần xem xét lại hệ thống giao dịch của mình cũng như khả năng phân tích thị trường.
Điều cần nhớ là đừng bao giờ quá lo lắng, sa sút tinh thần về việc bị quét stop loss; nó chỉ đơn giản là một rủi ro bạn nên chấp nhận khi giao dịch Forex. Nếu bạn không muốn mất tiền, có rất nhiều sự lựa chọn khác ngoài forex như gửi sổ tiết kiệm hoặc mua trái phiếu ... đừng lãng phí thời gian vào forex.
Trên thực tế, trong quá trình đầu tư việc đóng lệnh kịp thời để chốt mức thua lỗ trong phạm vi cho phép một cách thủ công là rất khó để các nhà đầu tư làm được. Nó đòi hỏi bạn phải có ý chí kiên định cùng với thời gian hàng giờ liên tục ngồi canh trên máy tính.
Giả sử bạn mở một lệnh mua 1 lot EUR/USD mà không đặt lệnh stop loss, thay vào đó là sẽ dừng lệnh thủ công với giới hạn lỗ là 50 pips. Có nghĩa là bạn sẽ phải liên tục theo dõi màn hình máy tính của mình để tham gia giao dịch khi giá giảm 50 pips. Điều này khó có thể thực hiện được, bên cạnh đó nó sẽ làm mất rất nhiều thời gian và công sức cho bạn.
Có ba lý do tại sao điều này không hiệu quả: Đầu tiên, bạn có sẵn sàng mạo hiểm có bất kỳ công việc đột xuất nào trong giờ giao dịch không? Hai, khi khoản lỗ sắp chạm mốc 50 pip, liệu bạn có chắc chắn rằng mình sẽ bạn có đủ can đảm để thoát khỏi giao dịch theo kế hoạch? Thứ ba, ngay cả khi bạn đã nhập chính xác 50 pips như dự đoán, giá vẫn có thể di chuyển vượt ngưỡng này do độ trễ của lệnh hoặc spread cao, vấn đề này phụ thuộc rất lớn vào sàn forex của bạn.
Nếu những vấn đề này không được giải quyết, rất ít người có thể giao dịch Forex thành công. Trên thực tế, các nhà giao dịch chuyên nghiệp luôn tuân theo quy tắc đặt lệnh stop loss trong mọi giao dịch và coi đó là một phần không thể thiếu của bất kỳ kế hoạch giao dịch nào. Mặt khác, các nhà giao dịch mới thường bỏ qua quy tắc này, đây là một trong những lý do chính khiến hầu hết các nhà giao dịch mới bị mất tiền khi họ bắt đầu giao dịch Forex.
Biết cách tính toán stop loss (điểm đặt cắt lỗ) sao cho hợp lý sẽ giúp cho nhà đầu tư có được những giao dịch hiệu quả, hạn chế tổn thất thấp nhất có thể. Những cách để tính stop loss là:
– Đối với những nhà đầu tư giao dịch theo phân tích kỹ thuật: Để tìm ra điểm chốt lời, dừng lỗ hợp lý nhất, nhà đầu tư có thể sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật như mô hình giá, mô hình nến, chỉ báo kỹ thuật…
– Trường hợp nhà đầu tư giao dịch theo tin tức thị trường, để tìm ra điểm chốt lời, dừng lỗ hợp lý thì có thể dựa vào một trong 2 cách:
Có 2 cách thông thường để các nhà giao dịch có thể đặt lệnh stop loss trong Forex: Đặt lệnh stop loss trước khi xác định được khối lượng giao dịch và đặt lệnh stop loss sau khi đã xác định khối lượng giao dịch.
Khi đặt lệnh đặt lệnh stop loss sau khi đã xác định khối lượng giao dịch, nhà giao dịch sẽ cần dựa vào tổng giá trị giao dịch là bao nhiêu để từ đó tính ra được điểm đặt lệnh stop loss thích hợp. Tuy nhiên đây không phải là cách đặt lệnh stop loss lý tưởng bởi nó sẽ khiến cho việc đặt stop loss không còn mang đúng ý nghĩa của nó.
Ví dụ: Khi bạn mua 1 lot EUR / USD ở mức 1.22800, bạn có thể chấp nhận mức lỗ tối đa là 100 đô la, có nghĩa là mức lỗ của số pip là 10 pips. Từ mức lỗ pip này, bạn có thể suy ra rằng nơi tốt nhất để đặt lệnh dừng lỗ của bạn sẽ là 1.22700.
Nhưng sau đó hệ thống giao dịch của bạn thông báo cho bạn rằng giá sẽ không thể cao hơn 1.22500 vì đây là mức hỗ trợ mạnh; nếu nó vượt lên trên nó sẽ chỉ rơi xuống và không tiếp tục tăng lên như bạn đã hy vọng. Trong trường hợp này, với những phân tích này, lệnh dừng lỗ của bạn nên được đặt ở 1.22500, nhưng bằng cách đặt nó ở 1.22700 theo số tiền được giao dịch và số tiền bạn chấp nhận lỗ trước đó, lệnh của bạn có nguy cơ bị quét stop loss sớm
Trong trường hợp này, stop loss không còn mang đúng ý nghĩa của nó.Trong tình trường hợp này đó không phải là lỗi của hệ thống mà là do chính bạn đã đặt
Vậy thì, trước khi đặt lệnh stop loss, bạn phải xác định điểm stop loss trước theo hệ thống giao dịch, sau đó mới tính toán khối lượng giao dịch dựa trên điểm stop loss và số tiền thua lỗ tối đa chấp nhận của lệnh.
Bước 1: Xác định vị thế giao dịch
Bước 2: Xác định điểm stop loss và take profit trên giao dịch.
Bước 3: Xác định số tiền thua lỗ tối đa có nằm trong phạm vi cho phép hay không. Nếu nó vượt quá mức cho phép hãy thực hiện một giao dịch mới.
Bước 4: Tính toán khối lượng đặt lệnh giao dịch.
Bước 5: Vào lệnh theo các chỉ tiêu đã đặt ra như trên.
Nếu hệ thống giao dịch chỉ cung cấp cho bạn một điểm cắt lỗ, nhưng nó có vẻ quá gần với điểm vào lệnh của bạn, thì bạn có thể nên suy nghĩ lại hoặc nới lỏng mức cắt lỗ của mình bởi vì đặt nó quá gần sẽ khiến lệnh của bạn bị dừng sớm trước đó. Nhiều trường hợp giá vừa đóng do stop loss lại chuyển hướng ngược lại ngay sau đó làm nhà đầu tư mất một khoảng lợi nhuận đáng kể.
Ngược lại với trường hợp đặt điểm stop loss quá gần, đặt lệnh stop loss ở xa mức giá có thể khiến bạn cảm thấy an tâm hơn, vì bạn nghĩ rằng lệnh sẽ được kích hoạt ít thường xuyên hơn. Tuy nhiên, nếu dự đoán của bạn sai hoặc hệ thống giao dịch có lỗi, lệnh Stop loss có độ dài bao nhiêu đi nữa thì cũng sẽ bị quét.
Nhiều nhà giao dịch thường di chuyển điểm cắt lỗ của họ trong khi lệnh của họ đang chạy. Khi họ nhìn thấy xu hướng thị trường đi ngược lại với kỳ vọng của họ và gần đến điểm cắt lỗ, họ có xu hướng nới điểm cắt lỗ ra một chút với hy vọng rằng thị trường sẽ quay đầu, việc di chuyển điểm cắt lỗ càng xa điểm vào lệnh sẽ chỉ dẫn đến tổn thất lớn hơn.
Hoặc khi họ thấy thị trường đang có xu hướng đúng với kỳ vọng của họ, họ có xu hướng di chuyển điểm cắt lỗ của mình gần hơn điểm vào để giảm thiểu thua lỗ, hoặc thậm chí vượt qua điểm vào (trailing stop) để chốt một số lợi nhuận. Việc dời Stop loss như vậy sẽ có lợi khi bạn dự đoán đúng. Nếu dự đoán của bạn sai, nó sẽ làm giảm lợi nhuận.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản nhất để bạn dễ dàng hiểu được stop loss là gì. Hi vọng qua bài viết sẽ giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về lệnh stop loss qua đó biết cách đặt lệnh stop loss sao cho hiệu quả nhất. Hãy luôn nhớ rằng nếu bạn muốn thành công trong forex, bạn phải luôn sử dụng lệnh stop loss để quản lý các giao dịch của mình và giảm thiểu rủi ro cho bản thân.
Xem thêm: https://money24h.vn/blog/kinh-doanh-ngoai-hoi-co-ban
Đơn vị
Tiền Ảo | Giá (VND) | %(24H) | Vốn hóa |
CAJ | 23,327.46 VNĐ | 49.23 % | 31,547,799,453.666,218 |
REP | 206,520.33 VNĐ | 26.95 % | 2,271,723,624,718.433 |
LAND | 25,549.67 VNĐ | 20.2 % | 59,044,100,057.42,642 |
GFI | 39,890.51 VNĐ | 19.14 % | 274,748,062,975.96,054 |
ASR | 58,021.81 VNĐ | 19.89 % | 125,550,731,989.71,207 |
XCAD | 86,864.99 VNĐ | 16.98 % | 2,111,534,636,920.0,796 |
SBD | 63,834.69 VNĐ | 14.97 % | 721,391,165,300.0,901 |
NRG | 37,695.98 VNĐ | 14.76 % | 2,016,421,912,782.9,536 |
GTC | 66,407.51 VNĐ | 13.95 % | 942,867,274,730.4,808 |
UNFI | 58,226.2 VNĐ | 13.84 % | 249,522,892,442.06,943 |
(Cập nhật mới nhất ngày 22/5/2022)
Ngoại tệ | Mã ngoại tệ | Tỷ giá mua | Tỷ giá bán | |
Tiền mặt | Chuyển khoản |
Power 6/55 Mỗi 18h thứ 3,5,7 | 3.838.654.600 VNĐ |
Mega 6/45 Mỗi 18h thứ 4,6 và chủ nhật | 33.635.682.500 VNĐ |
Max 3D Mỗi 18h thứ 2,4,6 | 1.000.000.000 VNĐ |
Max 4D Mỗi 18h thứ 3,5,7 | 15.000.000 VNĐ |
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM