Develop by: TopOnSeek Website: https://www.toponseek.com

Trang chủTài chínhMô hình Ponzi là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh lừa đảo Ponzi

Mô hình Ponzi là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh lừa đảo Ponzi

author-image

Published 10/03/2023

3/5 - (2 bình chọn)
image-cover
icon-share-facebook
icon-share-twitter
icon-share-reddit
icon-share-linkedin
icon-share-pinterest

Mô hình Ponzi, hay còn gọi là mô hình đa cấp kim tự tháp, được tạo ra mới mục đích mang lại lợi ích cho một cá nhân hoặc một số người nhất định, nhưng đồng thời gây ra những thiệt hại nặng nề cho các nhà đầu tư khác khi bị lừa tham gia vào đấy. Có thể nói, mô hình Ponzi còn được biết đến là một đường dây lừa đảo khét tiếng với nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể, Ponzi là gì và cách thức hoạt động như thế nào? Cùng Money24h tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Tổng quan về mô hình Ponzi

Xem thêm:

Mô hình Ponzi là gì?

Mô hình Ponzi là hình thức kinh doanh huy động vốn của người này để trả lãi cho người khác. Các tổ chức thường mời gọi mua sản phẩm hoặc đầu tư, cam kết trả lợi tức cao, đồng thời quảng cáo nhiều tấm gương đã từng nhận được lợi nhuận cao trước đó để hấp dẫn các nhà đầu tư (người góp vốn). 

Các nhà đầu tư thường bị hấp dẫn bởi mức lợi tức cao chót vót qua lời dụ dỗ của những tổ chức này, đồng thời họ liên tục bơm tiền vào hệ thống với mong muốn kiếm được nhiều lợi nhuận hơn nữa. Ngoài ra, bản thân những người góp vốn cũng cần phải giới thiệu cho nhiều người mới tham gia vào mạng lưới này để lấy hoa hồng và kiếm được nhiều tiền hơn. Bằng hình thức này, các tổ chức Ponzi ngày càng kêu gọi được những khoản tiền lớn hơn từ nhiều người mới (nhằm duy trì và đánh bóng hình ảnh kinh doanh).

Trên thực tế, không hề có hoạt động kinh doanh hay đầu tư sinh lời nào diễn ra cả, hoạt động chỉ dựa trên việc lấy tiền của người đến sau trả cho người đến trước. Đặc biệt, xác suất nhận được lợi nhuận của những người đến sau là rất thấp. 

Điểm độc đáo của mô hình này chính là tác động một cách trực tiếp vào tâm lý của nhà đầu tư. Họ thường chọn các đối tượng ít kinh nghiệm, dễ dụ bởi những món lợi siêu hời để lôi kéo vào mô hình Ponzi. Có rất nhiều trường hợp nhà đầu tư tham gia Ponzi nhưng không hề phát giác ra dấu hiệu lừa đảo vì mức ROI (Return Of Investment) thực sự hấp dẫn, khiến họ bỏ qua những rủi ro có thể gặp phải.

Đến một lúc nào đó, mô hình Ponzi bị chững lại và không thể tiếp tục kêu gọi những người mới vào mạng lưới thêm nữa, nó sẽ sụp đổ vì không còn nguồn tiền mới bơm vào hệ thống để trả cho những nhà đầu tư trước đó.

Tại Việt Nam, việc huy động vốn dựa trên mô hình Ponzi ngày càng phát triển và biến tướng không ngừng đã khiến cho rất nhiều người bị lừa, dẫn đến nợ nần chồng chất.

Mô hình Ponzi là mô hình đa cấp kim tự tháp lừa đảo (Nguồn: Internet)

Cha đẻ của mô hình Ponzi là ai?

Mô hình Ponzi được đặt theo tên một người đàn ông khét tiếng trong giới tài chính - Charles Ponzi hay Carlo Ponzi (phát âm theo tiếng Ý), người đầu tiên áp dụng mô hình này vào năm 1920. Ý tưởng này xuất phát từ các tiểu thuyết của Charles Dickens (Martin Chuzzlewit năm 1844 và Little Dorrit năm 1857), sau đó đã được Ponzi hiện thực hóa và trở nên nổi tiếng trên toàn nước Mỹ bởi khối lợi nhuận khổng lồ mà nó mang lại cho cha đẻ của mình. 

Ban đầu, kế hoạch của Ponzi là dùng coupon thanh toán quốc tế để trả tiền tem, nhưng sau đó ông ta lại dùng tiền của những người đến sau trả lãi cho chính mình và những người đến trước. 

Cụ thể, dịch vụ bưu chính thời bấy giờ phổ biến phiếu trả lời giảm giá toàn cầu, nó cho phép người gửi thư trả trước tiền bưu phí bao gồm phí từ người trả lời thư. Người nhận thư có thể mang phiếu giảm giá đến bưu điện địa phương và đổi nó để lấy tem và gửi thư trả lời. 

Cùng lúc đó, khi nhận thấy giá tem IRC (một loại tem bắt buộc phải có để dán lên phong thư nếu bạn muốn gửi và nhận thư tại Mỹ) đang có giá cao gấp 6 lần tem IRC ở các quốc gia khác, Ponzi trực tiếp liên hệ với các đại lý thu mua IRC tại các nước có giá rẻ hơn (như Tây Ban Nha) để nhập trái phép số lượng lớn tem này vào nước Mỹ để bán. Vậy là phát sinh lợi nhuận.

Cách thức mua bán này trong chuyên môn được gọi là Arbitrage, là một dạng kinh doanh bất hợp pháp. Với lòng tham không đáy, Ponzi sau đó đã mở rộng thêm quy mô bằng cách hứa hẹn mức lợi nhuận hấp dẫn với 50% trong 45 ngày và 100% trong 90 ngày dưới danh nghĩa công ty mình - công ty giao dịch chứng khoán (Securities Exchange Company). 

Có thể bạn quan tâm:

Vì thấy Ponzi đã thành công trong lĩnh vực tem thư, các nhà đầu tư ngay lập tức bị thu hút. Tuy nhiên, thay vì đem tiền đi đầu tư sinh lời, Ponzi chỉ lấy nó để trả lãi cho người cũ và bỏ túi phần còn lại xem như lợi nhuận. 

Đến tận 1920, mô hình lừa đảo Ponzi mới sụp đổ khi cha đẻ của nó bị bắt với cáo buộc vi phạm 86 tội danh về lừa đảo. Tuy vậy, mô hình Ponzi cũng đã lừa được số tiền lên đến 15.000.000 USD từ các nhà đầu tư và làm cho 06 ngân hàng bị phá sản.

Charles Ponzi - cha đẻ của mô hình lừa đảo Ponzi (Nguồn: Internet)

Cơ cấu thành viên trong mô hình Ponzi

Có nhiều thành phần trong mô hình Ponzi, bao gồm: 

  • Schemer: Đây được xem là kẻ chủ mưu thiết lập nên hệ thống. Họ xây dựng hình ảnh cá nhân là những doanh nhân thành đạt, kỹ năng ăn nói, hùng biện và thuyết phục tốt, từ đó kêu gọi nhà đầu tư góp vốn. 
  • Investor: Đây là những “con gà” bị chăn dắt bởi Schemer. Họ sẵn sàng bơm tiền để tham gia vào hệ thống với mong muốn thu được lãi suất cao ngất ngưởng từ tiền đầu tư của người đến sau mà không cần phải làm gì. 
  • Ponzi Introducing Investor: Những thành viên này sẽ không bỏ vốn vào mô hình, hoặc bỏ rất ít, mà họ kiếm tiền bằng cách giới thiệu thêm thật nhiều người tham gia để nhận hoa hồng. 

 Phương thức hoạt động của mô hình Ponzi

Cách thức hoạt động chung của mô hình đa cấp Ponzi được diễn ra như sau: 

Các Schemer sẽ khởi xướng, quảng bá về một cơ hội đầu tư nào đó lãi suất hứa hẹn sẽ cực kỳ hấp dẫn. Họ đồng thời tổ chức liên tục các buổi hội thảo và truyền thông để có thể lấy được niềm tin từ các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư muốn tham gia vào thì phải góp vốn trước và được hứa hẹn sẽ trả lại cả vốn lẫn lời trong một thời gian cụ thể.

Sau khi kêu gọi được nhiều nhà đầu tư và có được một số tiền nhất định, những người khởi xướng sẽ trích tiền từ những nhà đầu tư đến sau để trả cho người đến trước. Những nhà đầu tư đến trước sẽ bị hấp dẫn bởi mức lợi nhuận cao ngất ngưởng nên lại tiếp tục bỏ tiền ra đầu tư. 

Bằng cách lấy tiền từ người mới, các Schemer có đủ khả năng để trả lãi cho người đến trước (ở tầng trên) và thuyết phục họ tiếp tục tái đầu tư, đồng thời khuyến khích kêu gọi thêm nhiều người khác tham gia. Khi hệ thống đã dần đi vào quỹ đạo, người khởi xướng bắt buộc phải tìm thêm nhà đầu tư mới để duy trì khả năng trả lãi. 

Nếu như hệ thống không thể duy trì được nữa, các Schemer sẽ đào tẩu và mang theo tất cả tiền bạc, cũng như khát vọng làm giàu của vô số người. Những nhà đầu tư lúc bấy giờ sẽ trắng tay, thua lỗ nhưng không biết lấy lại tiền ở đâu.

Dấu hiệu nhận biết mô hình Ponzi lừa đảo

Những năm gần đây, với sự phát triển không ngừng của đồng bitcoin, hàng ngàn những dự án tiền điện tử đã ra đời. Tuy nhiên, xuất hiện không ít các dự án tiền điện tử được hoạt động theo mô hình Ponzi. Như vậy, những dấu hiệu nào để có thể nhận biết được đâu là một dự án Ponzi lừa đảo? Cùng xem qua một số yếu tố dưới đây.

Xem thêm: 

Hứa hẹn mức lợi nhuận hấp dẫn 

Thông thường, việc đầu tư các dự án tiền điện tử đều phải đi kèm với những rủi ro nhất định, lợi nhuận càng cao thì rủi ro cũng càng cao. Tuy nhiên, các dự án tiền điện tử hoạt động dưới mô hình Ponzi thường sẽ cam kết trả lãi cao hơn rất nhiều so với mức trung bình trong khi rủi ro đi kèm lại rất thấp, thậm chí là không có. Điều này hoàn toàn mâu thuẫn và không thể. 

Các khoản đầu tư tiền điện tử cũng phản ánh những hoạt động trên thị trường. Vì vậy, khi thấy một dự án tuyên bố sẽ trả mức lợi nhuận cao nhưng rủi ro lại rất thấp, các nhà đầu tư cần phải cảnh giác bởi đây là một dấu hiệu rất phổ biến của những dự án Ponzi. 

Trong nhiều trường hợp, các nhà đầu tư có thể sẽ không được nhận lại bất kỳ lợi nhuận nào khi tham gia vào các dự án như vậy. Do đó, khi quyết định đầu tư vào một dự án tiền điện tử, bạn cần xem xét tính minh bạch và thực tế của những kết quả đầu tư mà dự án công bố. Nhà đầu tư cần kiểm tra lại các báo cáo, kết quả hoạt động kinh doanh trước đây của công ty, cũng như theo dõi những hoạt động giao dịch của công ty có thực sự hiệu quả như trong cam kết hay không. 

Không có hàng hóa lưu thông 

Trên thực tế, bất kỳ một mô hình kinh doanh nào cũng cần phải bắt đầu từ một loại sản phẩm cốt lõi hoặc dịch vụ nào đó. Chỉ khi nào sản phẩm hoặc dịch vụ đó tốt thì mô hình kinh doanh mới có khả năng phát triển và đi sâu vào thị trường, tiếp cận các khách hàng mới.

Tuy nhiên, phần lớn các dự án của mô hình Ponzi đều đi ngược lại xu hướng này. Nó không có sản phẩm lưu thông hoặc nếu có cũng chỉ là sản phẩm mang hình thức tượng trưng. Chất lượng rất thấp nhưng lại được phóng đại công dụng của sản phẩm lên. 

Giá của sản phẩm bị đội lên cao không giới hạn 

Đây được xem là dấu hiệu rõ ràng nhất để xác định đây có phải là mô hình bán hàng đa cấp biến tướng hay không. Theo bán hàng đa cấp chính thống, quy định về giá sản phẩm chỉ có hai mức giá, bao gồm: giá tiêu dùng không tham gia mạng lưới và giá nhà phân phối những người bán hàng đa cấp. Nếu bạn càng tìm hiểu về tần sâu mà giá lại càng tăng thì chứng tỏ đây chính xác là mô hình kim tự tháp, hoạt động Ponzi nhằm lừa đảo người tiêu dùng.

Sử dụng những chiến lược đầu tư phức tạp 

Rất nhiều dự án tiền điện tử theo mô hình Ponzi luôn sử dụng những chiến lược giao dịch phức tạp, không rõ ràng, thậm chí không có phương thức đầu tư được công bố. Ngoài ra, những người tham gia không được phép tiết lộ số tiền huy động sẽ được dùng cho mục đích gì, kinh doanh như thế nào. 

Các dự án đầu tư này thường viện cớ không thể công bố với nhà đầu tư vì muốn giữ kín bí mật kinh doanh lợi nhuận cao này khỏi đối thủ cạnh tranh. Những người tham gia chỉ được cung cấp thông tin qua một website hoặc ứng dụng đơn giản, chỉ với thông tin cơ bản về cấp bậc thành viên tham gia hệ thống, khoản tiền đầu tư khổng lồ và đặc biệt là các khoản lãi suất cao ngất ngưởng. 

Những dự án tinh vi hơn còn công bố rằng họ đang sử dụng những công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI) hay giao dịch tự động nhằm đánh lừa những nhà đầu tư chưa hiểu rõ về hình thức này. 

Có thể bạn quan tâm:

Hoạt động theo hình thức tiếp thị đa cấp 

Các chương trình được giới thiệu liên tục với lợi nhuận hấp dẫn, nhiều đội nhóm với đa dạng cấp độ,… đều là những dấu hiệu căn bản của một kế hoạch Ponzi. Có thể thấy, các dự án này thường tạo niềm tin cho nhà đầu tư bằng cách chi rất nhiều tiền cho việc quảng cáo, sử dụng người nổi tiếng, hay xây dựng hình ảnh hào nhoáng. 

Các nhà đầu tư thường sẽ nhận được hoa hồng, các hình thức khuyến mãi, hoặc quà tặng nếu giới thiệu được thêm nhiều thành viên mới. Những nhà đầu tư đến trước vô tình trở thành công cụ để lừa đảo theo hình thức đa cấp biến tướng. Đặc biệt, "hiệu ứng bầy đàn" cũng được mô hình Ponzi áp dụng khi tổ chức các sự kiện lớn, giới thiệu những nhà đầu tư thành công với lợi nhuận khổng lồ, cũng như đưa ra các cơ hội đầu tư nhằm thôi thúc mọi người tham gia vào hệ thống. 

Việc rút tiền ra khỏi tổ chức rất khó 

Thông thường, để rút tiền đầu tư về thì bạn phải quy đổi sang một đồng tiền điện tử vô danh mà chính chủ sàn là người tạo ra đồng tiền đó. Do đó, để có thể thanh toán được đồng tiền của mình, bạn cần phải tìm người khác tham gia mua lại. 

Vấn đề đặt ra ở đây là nếu không có ai mua đằng sau, thì giá trị của đồng coin đó cũng sẽ trở nên vô giá trị, mặc dù nó đang nằm trong tài khoản của bạn.

Xem thêm: 

Công ty không đăng ký với cơ quan quản lý 

Sự lỏng lẻo trong các quy định quản lý ngành công nghiệp điện tử cũng là một trong những lý do khiến mô hình Ponzi có thể phát triển ngày càng mạnh. Chính vì vậy, trước khi quyết định đầu tư vào bất kỳ dự án nào, các nhà đầu tư phải xác nhận xem công ty đó đã được đăng ký với các cơ quan, tổ chức quản lý hay chưa. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng nên tránh tham gia vào các dự án được đăng ký tại các khu vực pháp lý với sự thiếu chặt chẽ trong quy định về tiền điện tử. 

Để giải quyết tính bất cập trong quy định quản lý của thị trường tiền điện tử, các nhà lập pháp của Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định thông qua dự luật "Các thị trường trong ngành tiền mã hóa" (MiCA) với các quy định phức tạp, chặt chẽ về tiền điện tử nhằm bảo vệ các nhà đầu tư khỏi hình thức lừa đảo này. 

Theo một đề xuất gần đây nhất được Hội đồng châu Âu thông qua, các công ty tiền điện tử phải có nghĩa vụ tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc trong MiCA và bắt buộc phải có giấy phép hoạt động theo quy định. Điều này đồng nghĩa với việc các công ty phải tiết lộ thông tin chi tiết về mô hình kinh doanh cũng như hoạt động tài chính của họ nhằm hạn chế tối đa các hành vi lạm dụng hay thao túng thị trường. 

Tuy vậy, các dự án theo mô hình Ponzi được dự đoán vẫn sẽ phát triển tương đối mạnh mẽ bởi vì sự phổ biến của tiền điện tử và bản chất phi tập trung của công nghệ blockchain. Do đó, để giảm tối thiểu những rủi ro, các nhà đầu tư nên trang bị cho mình nền tảng kiến thức vững chắc, tìm hiểu kỹ trước khi quyết định đầu tư vào các dự án, và cẩn thận với những cơ hội lợi nhuận được chào mời hấp dẫn.

Xem thêm: Cá mập thao túng giá cổ phiếu

So sánh mô hình Ponzi với mô hình bán hàng đa cấp

Giống nhau: 

  • Là hình thức đa cấp 
  • Lừa đảo bằng cách thuyết phục nạn nhân tham gia đầu tư với lãi suất cao. 
  • Thu tiền từ nhà đầu tư mới để trả cho người cũ.
  • Người thành lập không mất vốn mà còn được nhiều tiền nhất. 
  • Những người bỏ tiền đầu tư càng lớn càng mất nhiều. 
  • Hệ thống sụp đổ khi Schemer ôm tiền bỏ trốn.

Khác nhau: 

Mô hình PonziBán hàng đa cấp
Hàng hóaKhông có hoặc có nhưng chất lượng sản phẩm rất thấp.Có sản phẩm thật, là sản phẩm hữu hình, đa số là thực phẩm chức năng.
Giá bán Rất cao so với giá trị thật của sản phẩm.Tương xứng với giá trị sản phẩm.
Lợi nhuậnTừ người sau trả cho người trước.Từ kinh doanh sản phẩm thực tế.
Phí tham gia Bắt buộc phải mua gói sản phẩm mới được tham gia. Không có phí tham gia hoặc phí tham gia rất thấp.
Pháp luậtKhông được pháp luật công nhận.Có hành lang pháp lý quản lý rõ ràng.
Sụp đổChậm hơn nếu các nhà đầu tư vẫn tiếp tục rót vốn.Rất nhanh.

Một số vụ lừa đảo nổi tiếng của mô hình Ponzi 

Bitconnect 

Ra mắt vào tháng 11/2016, Bitconnect được giới thiệu là nền tảng cho vay Lending áp dụng công nghệ Blockchain. Chỉ sau một năm, Bitconnect đã làm gia tăng tài sản lên đến 300.000 lần cho các nhà đầu tư và được xem là dự án ICO thành công bậc nhất lúc bấy giờ. 

Giá ban đầu chỉ có 0,12 USD, nhưng sau đó nó đã lên đến đỉnh điểm là 400 USD/coin. Mô hình này cam kết trả lãi lên đến 1%/ngày. Đến 17/1/2018, khi Bitconnect tuyên bố ngừng hoạt động thì người ta mới vỡ lẽ ra rằng thực chất chẳng có công nghệ Blockchain nào đứng đằng sau nó cả. Hậu quả, con số ước tính mà mô hình này lừa đảo lên tới 3 tỷ USD.

Có thể bạn quan tâm:

Hextracoin 

Giống như Bitconnect, Hextracoin cũng đi theo mô hình cho vay công nghệ Blockchain. Hextracoin hoạt động theo mô hình Ponzi, cam kết trả lãi lên đến 48%/tháng, một con số vô cùng hấp dẫn tại thời điểm đó mà các nhà đầu tư tiền ảo tin vào. Hextracoin tuyên bố ngừng hoạt động cùng thời điểm khi Bitconnect sụp đổ. Ước tính số tiền lừa đảo lên tới hơn 1 tỷ USD. 

IFan 

Vào tháng 4/2018, dư luận Việt Nam bất ngờ dậy sóng khi các nhà đầu tư ồ ạt kéo đến trụ sở công ty Modern Tech và tố cáo công ty đã lừa đảo 15.000 tỷ đồng. Với chiêu trò cũ là cam kết trả lãi suất khổng lồ, các nhà đầu tư đã lần lượt đổ tiền vào. 

Tuy vậy, đến thời điểm hiện tại, sự việc vẫn chưa bị đưa ra ánh sáng do hoạt động của mô hình IFan cực kỳ tinh vi và phần lớn là giao dịch tiền ảo. Hậu quả, khoảng 15.000 tỷ đồng của các nhà đầu tư dường như biến mất và không có khả năng thu hồi.

Liên Kết Việt 

Trong vòng hai năm từ 2014 đến 2015, công ty Liên Kết Việt đã lừa đảo hơn 68.000 người tham gia với số tiền lên tới hơn 1000 tỷ đồng. Ông Lê Xuân Giang - Chủ tịch của Liên Kết Việt đã cố tình đặt tên cho công ty là BQP để gây nhầm lẫn rằng công ty có sự liên với Bộ Quốc Phòng. 

Đến tận cuối năm 2020, vụ án này mới được đưa ra xét xử và ông Lê Xuân Giang bị tuyên án chung thân với tội danh lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người khác thông qua mô hình Ponzi.

Cách phòng tránh các dự án có mô hình Ponzi

Để tránh bị lừa đảo và tổn thất trước các dự án có mô hình Ponzi, bạn cần thận trọng và cân nhắc kỹ các cơ hội đầu tư quá dễ dàng. Hơn nữa, với một thị trường đầy biến động và rủi ro như tiền điện tử, những cơ hội vào đầu tư dài hạn có thể là một cái bẫy đã được đặt sẵn. Do đó, bạn nên: 

  • Tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan đến dự án: Liệu có dấu hiệu mập mờ, bí mật, không công khai lộ trình phát triển, công nghệ,… hay không?
  • Nguyên tắc cần nhớ: Lợi nhuận càng cao – rủi ro càng cao. 
  • Quan tâm đến số liệu thực tế qua số sách, báo cáo công khai, số liệu thông tin đầu tư, white paper,… 
  • Đưa ra quyết định dựa vào phân tích dữ liệu, cơ sở rõ ràng, không nên tin tưởng hay bị ảnh hưởng bởi lời mời gọi từ người khác. 
  • Đặt ra các nghi vấn đề cả lợi nhuận, chi phí và rủi ro. 
  • Hiểu rõ bản chất của khoản đầu tư để đưa ra quyết định đúng đắn.

Có thể bạn quan tâm:

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về mô hình Ponzi. Theo dõi Money24h để cập nhật thêm thông tin về tài chính.

Lãi suất tiết kiệm

(Từ cao đến thấp)
Tại quầyOnline
Kỳ hạn (tháng)
1
3
6
9
12
(Đơn vị: %/năm)Xem toàn bộ

Lãi suất vay

(Từ thấp đến cao)
Ngân hàng
Lãi suất
Thời gian ưu đãi
(Đơn vị: %)Xem toàn bộ

xosovietlott.net

Power 6/55

Mỗi 18h thứ 3,5,7

38.396.133.300 VNĐ

Mega 6/45

Mỗi 18h thứ 4,6 và chủ nhật

66.844.435.000 VNĐ

Max 3D

Mỗi 18h thứ 2,4,6

1.000.000.000 VNĐ

Max 4D

Mỗi 18h thứ 3,5,7

15.000.000 VNĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM