Develop by: TopOnSeek Website: https://www.toponseek.com

Trang chủNgân hàngNgân hàng Silicon Valley tuyên bố phá sản, giói tài chính Mỹ liệu có chao đảo?

Ngân hàng Silicon Valley tuyên bố phá sản, giói tài chính Mỹ liệu có chao đảo?

author-image

Published 13/03/2023

5/5 - (1 bình chọn)
image-cover
icon-share-facebook
icon-share-twitter
icon-share-reddit
icon-share-linkedin
icon-share-pinterest

Sáng 10/3 (theo giờ Mỹ), Silicon Valley Bank (SVB) đã dừng hoạt động. Ngân hàng Silicon Valley phá sản đánh dấu vụ phá sản lớn thứ hai của một tổ chức tài chính trong lịch sử Mỹ, kể từ năm 2008.

Ngân hàng Silicon Valley tuyên bố phá sản

SVB là ngân hàng thương mại hoạt động trên toàn nước Mỹ, có vài chi nhánh ở nước ngoài (Israel, Đan Mạch, Đức, Trung Quốc...), được thành lập năm 1983, với mục đích chuyên cho vay các doanh nghiệp công nghệ, sức khỏe, khởi nghiệp (startups)..., và phương châm hoạt động là "đối tác tài chính của nền kinh tế đổi mới sáng tạo".

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trên nền tảng đổi mới sáng tạo, lượng tiền gửi tại ngân hàng này tăng nhanh, từ 60 tỷ USD vào quý 1/2020 lên đến 175 tỷ USD cuối năm 2022. Tổng tài sản của SVB cuối năm 2022 là 212 tỷ USD (bằng một nửa quy mô nền kinh tế Việt Nam).

Ngân hàng Silicon Valley tuyên bố

Sự cố diễn ra rất nhanh, điển hình của trường hợp phá sản ngân hàng do mất thanh khoản.

Sự việc bắt đầu bùng nổ ngày 8/3 khi Tập đoàn Tài chính SVB - công ty mẹ của SVB - thông báo lỗ 1,8 tỷ USD sau khi phải bán các khoản chứng khoán trị giá 21 tỷ USD và dự kiến phát hành thêm 2,25 tỷ USD cổ phiếu mới để tăng năng lực tài chính, bù đắp các khoản lỗ. Sự việc không đến mức tồi tệ nếu như hôm đó, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm không đánh tụt hạng SVB, dẫn đến giá cổ phiếu giảm 60% ngày 9/3, cùng với việc một số Quỹ đầu tư mạo hiểm lớn khuyến nghị các doanh nghiệp trong danh mục đầu tư của các Quỹ này rút tiền khỏi SVB. Ngay trong 9/3, khách hàng ồ ạt rút tiền (khoảng 42 tỷ USD tính đến cuối ngày), bất chấp các cuộc điện thoại hay phát ngôn trấn an của lãnh đạo SVB. Sang sáng 10/3, cổ phiếu SVB tiếp tục mất giá thêm 60% và bị buộc rơi vào trạng thái chấm dứt giao dịch.

Điều này đã khiến Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC) ra quyết định chấm dứt hoạt động của SVB ngay trong phiên giao dịch 10/3 và thông báo khách hàng có bảo hiểm tiền gửi (chỉ chiếm khoảng 13% trong tổng lượng tiền gửi 175 tỷ USD) sẽ được chi trả bồi thường trực tuyến trong ngày 13. Các trường hợp còn lại sẽ được tạm ứng một phần tiền đền bù cho khoản tiền gửi của họ vào tuần tới. Các khoản tiền vay vẫn thực hiện thanh toán bình thường theo hợp đồng. Doanh nghiệp và cá nhân không có bảo hiểm tiền gửi cho phần tiền vượt hạn mức của FDIC có thể mất một lượng tiền đáng kể nếu việc thanh lý tài sản không diễn ra suôn sẻ.

Nguyên nhân khiến Silicon Valley - ông lớn ngân hàng tại Mỹ phải đóng cửa

Có bốn nguyên nhân chính dẫn đến việc SVB phá sản. Một là, mô hình hoạt động có vấn đề. SVB tập trung quá nhiều vào một số ít lĩnh vực, đó là công nghệ, đổi mới sáng tạo, dịch vụ sức khỏe trong khi đây là những lĩnh vực rủi ro, có nhiều biến động nhanh khi nền kinh tế có sự điều chỉnh, suy giảm tăng trưởng từ đầu 2022 đến nay.

Hai là, hoạt động thiếu bền vững. Chức năng chính của một ngân hàng thương mại là huy động vốn (phần lớn là từ tiền gửi dân cư, thường chiếm khoảng 60-65%, còn lại là tiền gửi tổ chức, doanh nghiệp) để cho vay (hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề). Trong khi đó, SVB chủ yếu nhận tiền gửi từ doanh nghiệp công nghệ, từ các quỹ đầu tư mạo hiểm. Những nguồn vốn này không ổn định, nên khi cần, các doanh nghiệp, quỹ đầu tư rút ra để thanh toán nghĩa vụ đáo hạn. Lượng tiền gửi này thường ít được mua bảo hiểm tiền gửi (do đa số là của tổ chức, không phải của cá nhân), và khi được bồi thường cũng khá khiêm tốn (tối đa 250.000 USD theo luật hiện hành của Mỹ) so với lượng tiền gửi của mỗi khách hàng (lên đến hàng triệu USD). Đây cũng là lý do chỉ khoảng 13% lượng tiền gửi của ngân hàng này là có bảo hiểm.

Ngân hàng Silicon Valley tuyên bố

Ba là, khả năng phân tích, dự báo và quản lý rủi ro có vấn đề. Nguồn gốc sự kiện phá sản của SVB được nhìn nhận là do hoạt động kinh doanh, chủ yếu là kinh doanh trái phiếu, thua lỗ. Theo đó, trong năm 2020-2022, với lượng tiền gửi của khách hàng tăng mạnh, SVB đã mang đi đầu tư trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu được thế chấp bằng các khoản vay mua nhà với hy vọng lãi suất còn ở mức thấp lâu dài. Tuy nhiên, với việc Fed tăng lãi suất nhanh để đối phó với lạm phát từ đầu 2022, giá trị những khoản đầu tư này giảm mạnh, bị chiết khấu nhiều hơn và gây thua lỗ. Theo báo cáo thường niên cuối 2022, SVB đang nắm giữ hơn 90 tỷ USD trái phiếu, tuy không phải định giá lại thường niên nhưng theo ước tính thì giá trị chỉ còn khoảng 76 tỷ USD và khoản lỗ chưa ghi nhận là 15 tỷ USD. Việc dùng nhiều vốn ngắn hạn (từ tiền gửi của khách hàng) để đầu tư dài hạn cũng cho thấy rủi ro chênh lệch kỳ hạn, rủi ro thanh khoản lớn như thế nào.

Đồng thời, việc lãi suất tăng nhanh khiến dòng tiền đầu tư vào các công ty công nghệ và startups giảm dần, khiến họ phải sử dụng tiền gửi tại SVB để trang trải chi phí gia tăng. SVB buộc phải bán các trái phiếu này để có tiền chi trả, nhưng càng bán, càng lỗ, phải lên phương án phát hành thêm cổ phiếu để bù đắp. Nhu cầu huy động vốn cổ phiếu tăng bất thường gây lo ngại cho các quỹ đầu tư mạo hiểm, các doanh nghiệp gửi tiền, và họ đã đồng loạt rút tiền.

Bốn là, khâu truyền thông và xử lý rủi ro thanh khoản không tốt, dẫn đến không những không thuyết phục được khách hàng giữ lại tiền mà còn gây thêm bất an, khiến họ càng rút tiền nhanh, còn nhà đầu tư thì xả bán cổ phiếu, khiến giá cổ phiếu tụt không phanh.

Ngoài ra, việc một số quỹ đầu tư lớn khuyến nghị khách rút tiền và Tổ chức định hạng tín nhiệm Moody’s hạ tín nhiệm SVB cũng đổ dầu vào lửa.

Tác động từ việc ngân hàng Silicon Valley tuyên bố phá sản

SVB phá sản có ít nhất bốn tác động chính. Thứ nhất, với người gửi tiền của SVB: những khách hàng có bảo hiểm tiền gửi, sẽ sớm nhận bồi thường tối đa 250.000 USD từ 13/3; những khoản không có bảo hiểm tiền gửi sẽ phải chờ FDIC bán tài sản và trả lại sau (một dự báo cho biết, khả năng cao sẽ lấy lại được khoảng 80-85%). Tuy nhiên, nhiều khách hàng là công ty công nghệ sẽ không có tiền trả lương nhân viên trong khi chờ đợi, đây là điều mà các cơ quan chức năng Mỹ đang tính đến khả năng "giải cứu" bằng cách hỗ trợ số tiền lương này. Khó khăn về dòng tiền, sa thải nhân viên trong ngắn và trung hạn mà lĩnh vực này gặp phải càng lớn hơn. Đây cũng là vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế Mỹ năm 2023.

Thứ hai, với thị trường tài chính Mỹ, việc đóng cửa SVB có thể sẽ khó gây ra hậu quả lan truyền trên thị trường tài chính khi đã được can thiệp sớm từ FDIC và do SVB là ngân hàng đặc thù, với nhóm khách hàng ngách, hoạt động chủ yếu trong nước Mỹ (ngoài một vài chi nhánh tại Anh, Đức, Đan Mạch, Israel...). Nhưng một số ngân hàng có quy mô nhỏ, có mô hình hoạt động tương tự đã và đang chịu ảnh hưởng với giá cổ phiếu giảm, khách hàng rút tiền, chất lượng tín dụng có vấn đề hơn... đang là vấn đề mà các cơ quan chức năng của Mỹ quan tâm xử lý. Sự cố này cũng có thể sẽ khiến Fed xem xét và điều chỉnh nhẹ kế hoạch điều hành lãi suất thời gian tới.

Ngân hàng Silicon Valley tuyên bố

Thứ ba, đối với thị trường tài chính toàn cầu và Việt Nam: sự việc có tác động nhưng không nhiều, chỉ số chứng khoán toàn cầu đã và đang giảm nhẹ, còn biến động trong ngắn hạn. Tuy nhiên, việc huy động vốn của các công ty công nghệ, startups toàn cầu sẽ khó khăn hơn và bị đánh giá rủi ro hơn, nên có thể sẽ phải trả lãi suất cao hơn.

Thứ tư, sự cố SVB có thể gây ảnh hưởng về tâm lý cho người gửi tiền, nhà đầu tư... khiến họ trở nên thận trọng hơn, đa dạng hóa hơn, điều này cũng có điểm tích cực là thị trường trở nên an toàn, lành mạnh hơn và bớt bong bóng hơn. Mặc dù vậy, tác động như thế nào sẽ còn phụ thuộc vào quyết sách, hành động và giải pháp của của giới chức Mỹ thời gian tới.

Vụ ngân hàng Silicon Valley phá sản có ảnh hưởng đến Việt Nam?

TS Bùi Kiến Thành cho rằng, việc ngân hàng SVB (Mỹ) đóng cửa không ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng cũng như các hoạt động kinh tế tài chính khác ở Việt Nam.

Tuy nhiên, sự việc này có thể tạo ra tâm lý lo lắng cho một số người có tiền gửi ở các ngân hàng chưa thực sự vững chắc. "Người gửi sẽ đi rút tiền ở các ngân hàng và ngân hàng đó phải đối mặt với khó khăn về tiền mặt khi thanh khoản", TS Bùi Kiến Thành bày tỏ.

Ông Thành chia sẻ từ 2014 đến nay, Ngân hàng Nhà nước quản lý tốt hoạt động của các ngân hàng, trong đó cả những ngân hàng chưa thật sự bền vững. Các ngân hàng này chưa có sự quản lý chặt chẽ cho nên có thể dẫn đến nợ xấu và đến một lúc nào đó sẽ ảnh hưởng dư luận, từ đó việc quản lý trở nên khó hơn. Khi đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục quản lý và đưa vào danh sách các ngân hàng cần được theo dõi, kiểm soát. 

Cũng có cùng nhận định này, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng khẳng định, ngân hàng SVB (Mỹ) đóng cửa không ảnh hưởng đến Việt Nam, mà chỉ ảnh hưởng về mặt tâm lý.

“Lỗi của ngân hàng này là cho vay quá nhiều, trong khi tiền vốn và tiền người dân gửi tiết kiệm qua kỳ dịch COVID-19 vừa rồi giảm sút. Vì thế họ không có tiền trả lại cho khách. Theo Luật phá sản của Mỹ, khi đơn vị không chi trả được các khoản nợ tới hạn ở một thời gian nhất định thì đơn vị đó phải làm thủ tục phá sản”, chuyên gia Lê Đăng Doanh phân tích.

Thuật ngữ phá sản có vẻ nặng nề, kinh khủng, nhưng trong Kinh tế học được cho đó là sự “tàn phá sáng tạo”, tức là đơn vị hỏng thì đơn vị giải thể, sau đó nhà đầu tư khác vào đầu tư và vực dậy. Như vậy là "từ đống tro tàn sẽ có một ngôi nhà mới được dựng lên".

Vì vậy, vụ đóng cửa của ngân hàng SVB không mang tầm cỡ quốc tế, không gây phản ứng dây chuyền trong hệ thống tài chính, ngân hàng của Việt Nam, mà nó chỉ là ảnh hưởng về tâm lý.

Bài viết tham khảo nguồn:

https://vnexpress.net/su-co-silicon-valley-bank-4580453.html

https://vtc.vn/chuyen-gia-svb-pha-san-khong-anh-huong-den-tai-chinh-ngan-hang-viet-nam-ar747515.html

Lãi suất tiết kiệm

(Từ cao đến thấp)
Tại quầyOnline
Kỳ hạn (tháng)
1
3
6
9
12
(Đơn vị: %/năm)Xem toàn bộ

Lãi suất vay

(Từ thấp đến cao)
Ngân hàng
Lãi suất
Thời gian ưu đãi
(Đơn vị: %)Xem toàn bộ

xosovietlott.net

Power 6/55

Mỗi 18h thứ 3,5,7

38.396.133.300 VNĐ

Mega 6/45

Mỗi 18h thứ 4,6 và chủ nhật

66.844.435.000 VNĐ

Max 3D

Mỗi 18h thứ 2,4,6

1.000.000.000 VNĐ

Max 4D

Mỗi 18h thứ 3,5,7

15.000.000 VNĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM