Develop by: TopOnSeek Website: https://www.toponseek.com

Trang chủNgân hàngNgân hàng BIDV: lịch sử, cơ cấu tổ chức, tình hình kinh doanh

Ngân hàng BIDV: lịch sử, cơ cấu tổ chức, tình hình kinh doanh

author-image

Published 01/04/2023

0/5 - (0 bình chọn)
image-cover
icon-share-facebook
icon-share-twitter
icon-share-reddit
icon-share-linkedin
icon-share-pinterest

1. Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng BIDV

Lịch sử xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử bảo vệ và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam. Chặng đường hình thành và phát triển của BIDV qua các giai đoạn như sau:

​- Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Từ 1981 đến 1989: mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Từ 1990 đến 27/04/2012: mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Từ 27/04/2012 đến nay: mang tên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Hoà mình trong dòng chảy của dân tộc, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 - 1965); Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1965- 1975); Xây dựng và phát triển kinh tế đất nước (1975-1989) và Thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (1990 - nay). Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ nhân viên BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình - là người lính xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư phát triển của đất nước...

- BIDV thực hiện cổ phần hóa thành công theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động. Từ 27/04/2012, BIDV chính thức chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần. Tháng 1-2014, cổ phiếu BIDV niêm yết thành công trên sàn chứng khoán đánh dấu mốc chính thức thành ngân hàng đại chúng.

- Đổi mới, hoàn thiện thể chế phù hợp với mô hình công ty cổ phần theo đúng quy định của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu thực tiễn hoạt động của BIDV, đồng thời hướng tới thông lệ quốc tế. Tháng 5-2012, BIDV chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, để phù hợp theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật các tổ chức tín dụng.

- Tích cực mở rộng mạng lưới, mở rộng phạm vi hoạt động. Trong thời kỳ này, thực hiện chỉ đạo của NHNN tại Thông tư số 21/2013/TT-NHNN - sắp xếp lại mô hình sở giao dịch, quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch với lộ trình 2 năm 2013-2015, BIDV một mặt nghiêm chỉnh chấp hành tái cơ cấu mạng lưới, mặt khác tăng cường mở rộng phạm vi hoạt động thông qua thành lập các điểm giao dịch mới trên cơ sở đáp ứng đầy đủ theo quy định của NHNN.

- Đến cuối năm 2014, BIDV có 127 CN, 584 PGD, 16 QTK/ĐGD đứng thứ ba trong hệ thống ngân hàng về số điểm mạng lưới truyền thống, ngoài ra cũng phát triển mạnh các kênh phân phối hiện đại như ATM, POS. Đến ngày 25/5/2915, thực hiện Đề án tái cơ cấu hoạt động Ngân hàng thương mại, BIDV đã nhận sáp nhập toàn bộ hệ thống Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) và có một bước phát triển mạnh mẽ về mạng lưới hoạt động với 180 chi nhánh, 798 phòng giao dịch, 1.822 máy ATM, 15.962 điểm giao dịch POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.

- Đến cuối 2015, BIDV đã thành lập hiện diện thương mại tại 06 quốc gia - vùng lãnh thổ: Lào, Campuchia, Myanmar, Cộng hòa Séc, Cộng hoà LB Nga và Đài Loan

- Đến thời điểm cuối năm 2018, mạng lưới hoạt động của BIDV không ngừng được mở rộng với 190 chi nhánh trong nước, 01 chi nhánh tại nước ngoài (Myanmar) và 815 phòng giao dịch đảm bảo phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Nền khách hàng cá nhân phát triển mạnh mẽ theo định hướng, chiến lược bán lẻ của BIDV, tăng trưởng 10% so với 2015, đạt trên 8,7 triệu khách hàng, tương ứng khoảng 9,5% dân số Việt Nam.

2. Cơ cấu tổ chức ngân hàng BIDV

Cơ cấu tổ chức của BIDV đến năm 2018 được thể hiện qua sơ đồ sau:

Cơ cấu tổ chức của BIDV tại Chi nhánh

- Ban giám đốc: Là đơn vị đứng đầu 1 Chi nhánh BIDV, bao gồm giám đốc Chi nhánh và các phó giám đốc: Trực tiếp điều hành các hoạt động thường ngày tại Chi nhánh.

- Cơ cấu tổ chức 1 Chi nhánh BIDV được chia thành 05 khối: 

Cơ cấu tổ chức của BIDV tại Hội sở chính

+ Khối quản lý khách hàng: Xử lý các công việc liên quan đến tìm kiếm khách hàng, quan hệ khách hàng, đề xuất tín dụng.

+ Khối quản lý rủi ro: Thực hiện thẩm định rủi ro các đề xuất liên quan đến tín dụng, định giá tài sản và thực hiện các công việc khác được giám đốc Chi nhánh giao.

+ Khối tác nghiệp: Trực tiếp xử lý các công việc liên quan đến tác nghiệp như giải ngân, chuyển tiền, xuất nhập kho…

+ Khối quản lý nội bộ: Xử lý các công tác liên quan đến công tác nhân sự, tổ chức tại Chi nhánh, giúp việc cho giám đốc trong công tác nhân sự và chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc Chi nhánh.

+ Khối trực thuộc: Đơn vị thực hiện các công việc khác liên quan đến hoạt động thường ngày của Chi nhánh như vệ sinh, lái xe.

- Đại hội đồng Cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của BIDV, bao gồm tất cả các Cổ đông có quyền biểu quyết, hoạt động thông qua cuộc họp Đại hội đồng Cổ đông thường niên, Đại hội đồng Cổ đông bất thường và thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản.

- Ban kiểm soát: Ban Kiểm soát là cơ quan do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, thay mặt các Cổ đông để kiểm soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành BIDV, thực trạng tài chính của BIDV và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng Cổ đông trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị BIDV, có toàn quyền nhân danh BIDV để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của BIDV không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng Cổ đông.

- Giúp việc cho hội đồng quản trị là các đơn vị: Ban kiểm tra và giám sát, Ban thư ký hội đồng quản trị, trung tâm nghiên cứu, ủy ban chiến lược và tổ chức, ủy ban quản lý rủi ro, ủy ban nhân sự, ủy ban công nghệ thông tin: mỗi đơn vị phụ trách một mảng hoạt động của BIDV.

- Ban điều hành: Là đơn vị trực tiếp điều hành các hoạt đồng thường ngày của BIDV, bao gồm Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và Trưởng Khối của BIDV được Hội đồng quản trị bổ nhiệm.

- Chịu sự trực tiếp chỉ đạo của Ban điều hành là các khối: Khối ngân hàng bán buôn, khối ngân hàng bán lẻ, khối kinh doanh vốn và tiền tệ, khối quản lý rủi ro, khối tác nghiệp, khối đầu tư, khối hỗ trợ, khối tài chính kế toán: trực tiếp xử lý các công việc phát sinh hàng ngày của BIDV.

- Hội đồng Alco, Hội đồng Tín dụng và các ủy ban/hội đồng khác: Là các hội đồng được thành lập để phê duyệt các công việc vượt thẩm quyền của các khối, do các khối đề xuất lên.

3. Tình hình kinh doanh và kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2014 - 2018

3.1. Hoạt động huy động vốn ngân hàng BIDV

Trong giai đoạn 2014 - 2018, kết quả huy động vốn của BIDV không ngừng tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn và đảm bảo khả năng thanh khoả. Tính đến hết năm 2018, tổng huy động vốn tổ chức, dân cư đạt 1.053.826 tỷ đồng, tăng trưởng 11% so với năm 2017, chiếm 12,3% quy mô huy động vốn toàn ngành ngân hàng, đáp ứng tốt cho nhu cầu sử dụng vốn; nâng tổng số nguồn vốn huy động của BIDV lên 1.226.454 tỷ đồng, tăng trưởng 9% so với năm 2017. 

Tăng trưởng huy động vốn của BIDV giai đoạn 2014 – 2018. Đơn vị: Tỷ đồng

Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế có sự biến động đáng kể trong các năm qua do sự tăng nhanh của nguồn vốn từ tổ chức kinh tế. Cụ thể, năm 2014 huy động từ dân cư chiếm 54% trong tổng vốn huy động, nguồn vốn huy động chủ yếu trong giai đoạn này là từ tổ chức kinh tế. Đến năm 2018 tỷ trọng vốn huy động từ tổ chức kinh tế đã giảm còn 42%, huy động vốn từ dân cư là 58%. Có được sự thay đổi này là do BIDV đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, thay đổi hình ảnh từ một ngân hàng chuyên bán buôn sang một ngân hàng đa dạng về sản phẩm dịch vụ.

Ngược lại với sự biến động của cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế, cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn và theo loại tiền không có nhiều biến động lớn. Cơ cấu vốn theo kỳ hạn vẫn duy trì ở mức trung bình 81% đối với tiền gửi có kỳ hạn và 19% với tiền gửi không kỳ hạn, loại tiền VND cũng chiếm trung bình 90% tổng nguồn vốn huy động, loại tiền là ngoại tệ khác chiếm trung bình 10% trong 05 năm gần nhất.                                                                                      

TTNăm20142015201620172018
Tổng vốn huy động tổ chức, dân cư440.472658.701797.689934.111
1.053.826
Phân theo KH (%)
1TCKT4642414041
2Dân cư5458596059
Phân theo kỳ hạn (%)
1KKH1718171920
2Có KH8382838180
Phân theo loại tiền (%)
1VND8691919090
2Ngoại tệ14991010
Tình hình huy động vốn của BIDV giai đoạn 2014 - 2018. Đơn vị: Tỷ đồng

3.2. Hoạt động tín dụng ngân hàng BIDV

Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn thì việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả là vấn đề mang tính sống còn của ngân hàng. Hoạt động tín dụng tại BIDV ngày càng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Nhằm tiếp tục đẩy mạnh đầu tư các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, BIDV đã xác định danh mục tín dụng ưu tiên để đầu tư vào các ngành năng lượng, công nghiệp tàu thủy, chế biến xuất khẩu thủy sản, xây lắp… Bám sát thế mạnh, đặc điểm kinh tế tại các vùng, BIDV đã đầu tư hỗ trợ có hiệu quả. Dư nợ tín dụng qua các năm đều tăng trưởng và được kiểm soát chặt chẽ trong phạm vi giới hạn theo quy định của NHTW, thể hiện qua các số liệu sau:                                                                       

Chỉ tiêu2014TT (%)2015TT (%)2016TT (%)2017TT (%)2018TT (%)2018/2014 (%)
Dư nợ NH256.60758340.81457396.85255502.43958611.21661238
Dư nợ TH62.1861481.6721486.3991281.578971.5387115
Dư nợ DH126.89928175.94629240.44433281.98133305.98330241
Tổng dư nợ 445.693100598.434100723.697100866100998.738100224
Dư nợ tín dụng của BIDV giai đoạn 2014 - 2018. Đơn vị: Tỷ đồng, %

Trong giai đoạn 2014 - 2018, dư nợ tín dụng của BIDV có sự tăng trưởng vượt bậc. Trong đó, tổng dư nợ tín dụng năm 2014 là 445.693 tỷ đồng, bao gồm dư nợ ngắn hạn 256.697 tỷ đồng, dư nợ tín dụng trung dài hạn đạt 251.271 tỷ đồng thì đến thời điểm năm 2018 tổng dư nợ tín dụng đạt 998.738 tỷ đồng, bao gồm dư nợ ngắn hạn 611.216 tỷ đồng, dư nợ trung dài hạn 387.522 tỷ đồng. Tổng dư nợ tín dụng năm 2018 tăng 121% so với năm 2014.  Về cơ cấu dư nợ, nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ.

Đến thời điểm 2018, tình hình dư nợ của BIDV đạt được những điểm chính sau:

- Hoạt động bán lẻ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của hệ thống: nền khách hàng cá nhân đạt trên 9 triệu khách hàng, tăng 16%; Tín dụng bán lẻ đạt 238.526 tỷ, tăng trưởng 33%, chiếm 27,6% tổng dư nợ tín dụng (tăng 3,3% so với năm 2016) và tăng trưởng theo hướng thực chất, bền vững hơn, dư nợ tín dụng bán lẻ (không gồm dư nợ cầm cố, thấu chi) đạt 205.105 tỷ đồng, tăng trưởng 32,5%.  Quy mô tín dụng bán lẻ của BIDV vẫn đứng đầu thị trường, tuy nhiên đang gặp thách thức lớn từ các Ngân hàng bạn, đặc biệt là VCB.

- Ghi nhận mức tăng khá của phân khúc SME: dư nợ tín dụng SME đạt 220.561 tỷ, tăng trưởng 31%, chiếm 25,6% tổng dư nợ BIDV và 16% dư nợ SME của nền kinh tế.

- Nhóm các khách hàng tổ chức khác có tốc độ tăng trưởng phù hợp: 

+ Khách hàng doanh nghiệp lớn: Dư nợ tín dụng đạt 381.548 tỷ, tăng trưởng 3,05% so với năm 2017.

+ Khách hàng định chế tài chính: Dư nợ đạt 6.301 tỷ đồng, tăng 1.500 tỷ so với năm 2017 (trong đó dư nợ cho vay các dự án của Chính phủ Lào tăng 700 tỷ đồng).

+ Khách hàng FDI: Dư nợ FDI đạt 15.668 tỷ đồng.

- Kiểm soát cấp tín dụng lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản: Tỷ trọng cho vay kinh doanh BĐS là 5,34%, giảm 1,06% so với năm 2017.

- Kiểm soát cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông theo chỉ đạo của NHNN tại Công văn số 3241/TTGSNH4: Tỷ trọng cho vay BOT giao thông/tổng dư nợ là 3,2%, giảm 0,5% so với năm 2018.

Cơ cấu tín dụng của BIDV năm 2014
Cơ cấu tín dụng của BIDV năm 2018

- Về cơ cấu tín dụng phân theo ngành, có thể thấy năm 2017 BIDV đã đẩy mạnh đa dạng hóa lĩnh vực cho vay, đa dạng hóa ngành nghề cho vay để phân tán rủi ro cũng nhưng chiếm lĩnh thị trường, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tốt hơn thời điểm năm 2014. Cụ thể, thời điểm 2014 dư nợ tín dụng của BIDV tập trung vào 6 nhóm ngành chính thì đến thời điểm năm 2018 đã tăng lên 12 nhóm ngành chính.

3.3. Hoạt động dịch vụ ngân hàng BIDV

- Thu dịch vụ ròng (gồm thu phí dịch vụ bảo lãnh) đạt 5.284 tỷ đồng, tăng trưởng 193% so với năm 2014, tiếp tục duy trì là Ngân hàng có tổng thu dịch vụ ròng cao nhất hệ thống ngân hàng. 

- Cơ cấu thu dịch vụ năm 2018 chuyển dịch tích cực với mức tăng trưởng tốt từ các dòng dịch vụ bán lẻ, dịch vụ hiện đại (thu dịch vụ bán lẻ tăng tốt trên 25%, chiếm tỷ trọng 29% tổng thu dịch vụ ròng; một số dòng dịch vụ đạt kết quả nổi bật như sau:

+ Dịch vụ thanh toán phát triển mạnh mẽ, đi đầu trong việc cung ứng các giải pháp thanh toán đồng bộ cho các đối tượng khách hàng, là nền tảng trong chiến lược kinh doanh với tổng thu dịch vụ thanh toán tăng trưởng 234% so với năm 2014, doanh số thanh toán đạt 18,8 triệu tỷ đồng, số lượng giao dịch tăng trưởng 165% so với năm 2014.

+ Thu phí dịch vụ tài trợ thương mại tăng trưởng 127% so với 2014, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tăng trưởng 125%, duy trì thị phần 6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

+ Thu dịch vụ ngân hàng điện tử đạt mức tăng ấn tượng 50%; số lượng giao dịch tăng trưởng 287% so với năm 2014. Tổng lượt khách hàng đăng ký mới dịch vụ Ngân hàng điện tử trong năm 2018 đạt 1,92 triệu lượt. 

+ Tổng quy mô thẻ đang lưu hành đạt hơn 7 triệu thẻ, tăng trưởng 421% so với năm 2014; doanh số sử dụng thẻ quốc tế tăng trưởng 162%, doanh số chấp nhận thanh toán thẻ tăng trưởng 243% so với năm 2014. 

+ Hoạt động kinh doanh vốn và tiền tệ tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ và đạt hiệu quả cao với tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 1.040 tỷ đồng, cao nhất trong 10 năm; Duy trì vị trí TOP 3 ngân hàng có thị phần mua bán ngoại tệ lớn nhất.

3.4. Tình hình kinh doanh và rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV giai đoạn 2014 - 2018

3.4.1. Về các nhóm nợ nói chung

Trong giai đoạn 2014 - 2018, BIDV có tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao và cơ cấu tín dụng được điều chỉnh hợp lý hơn. Tuy nhiên, để đánh giá tình hình tăng trưởng tín dụng và chất lượng tín dụng có hợp lý hay không thì cần phải xem xét mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chất lượng các khoản nợ của BIDV được phản ánh qua các số liệu sau đây:

Chỉ tiêu2014TT (%)2015TT (%)2016TT (%)2017TT (%)2018TT (%)2018/2014 (%)
Nợ đủ tiêu chuẩn417.28793,63570.84595,39682.18594,26821.81394,90946.92195,77226,.92
Nợ cần chú ý19.3474,3417.5352,9327.0833,7430.2363,4923.0242,33119,01
Nợ dưới tiêu chuẩn4.7141,063.9750,666.4810,905.4170,635.4490,55115,59
Nợ nghi ngờ1.0750,248870,151.0350,143.3270,386.1820,63575,07
Nợ có khả năng mất vốn3.2660,735.1900,876.9110,955.2040,607.1700,73219,53
Tổng445.692100598.434100723.697100866.000100988.738100221,84
Nợ quá hạn28.4056,37 27.5894,61 41.5125,47 44.187 5,1041.8174,23 147,22 
Nợ xấu9.0552,03 10.0521,68 14.4271,99 13.9481,61 18.8011,90207,63
Phân loại nợ của BIDV giai đoạn 2014 - 2018. Đơn vị: Tỷ đồng, % 

Có thể thấy, cùng với sự gia tăng của dư nợ, chất lượng các khoản nợ của BIDV cũng có sự biến đổi, cụ thể:

- Nợ cần chú ý được duy trì ở mức trung bình khoảng 25.000 tỷ đồng, không có nhiều biến động lớn trong 10 năm gần đây.

- Nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ có xu hướng tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng của dư nợ. Tại thời điểm năm 2014 nợ dưới tiêu chuẩn là 4.714 tỷ đồng, nợ nghi ngờ là 1.075 tỷ đồng thì đến năm 2018 nợ dưới tiêu chuẩn là 5.449 tỷ đồng và nợ nghi ngờ là 6.182 tỷ đồng.

- Nợ có khả năng mất vốn tăng từ 3.266 tỷ đồng năm 2014 lên 7.170 tỷ đồng năm 2018, tương đương mức tăng 119%.

3.4.2. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu

Theo thông lệ quốc tế, khi các khoản rủi ro tín dụng không được xử lý ngay lập tức thì chúng sẽ trở thành các khoản mục tài sản xấu trên Bảng cân đối kế toán của ngân hàng và được coi là nợ xấu hay nợ tồn đọng. Từ tháng 10/2006 BIDV bắt đầu tiến hành phân loại nợ theo phương pháp định tính. Theo đó các khoản nợ được chia thành 5 nhóm và nợ xấu (bad debt) của các TCTD được xác định căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng mà không căn cứ vào thời gian quá hạn. Các khoản nợ nhóm 3,4,5 được coi là nợ xấu và được trích tỷ lệ dự phòng tương ứng là 20%, 50% và 100%. Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn ròng, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu ròng và tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn giai đoạn 2014 - 2018 cụ thể như sau:

Chỉ tiêu20142015201620172018
Tỷ lệ Nợ quá hạn6,374,615,745,104,23
Tỷ lệ Nợ quá hạn ròng4,963,404,413,842,36
Tỷ lệ nợ xấu2,031,681,991,611,90
Tỷ lệ nợ xấu ròng0,550,430,610,30-0,01
Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn0,730,870,950,600,73
Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn trên tổng dư nợ của BIDV giai đoạn 2014 – 2018. Đơn vị: %

Sự thay đổi tỷ lệ nợ xấu của BIDV được thể hiện qua biểu đồ sau:                                                              

Sự thay đổi của tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2014 – 2018. Đơn vị: %

Có thể thấy, tỷ lệ nợ xấu của BIDV trong giai đoạn này có xu hướng giảm một cách tích cực, từ 2,03% tổng dư nợ năm 2010 xuống còn 1,9% tổng dư nợ tại thời điểm cuối chu kỳ là năm 2018.

3.5. Kết quả kinh doanh ngân hàng BIDV                                                                         

Chỉ tiêu201420152016201720182018/2014
Lợi nhuận trước thuế6.2977.4737.7098.0079.472150%
Lợi nhuận trước thuế của BIDV giai đoạn 2014 - 2018. Đơn vị: Tỷ đồng

Trong giai đoạn 2014 - 2018 đánh dấu sự gia tăng vượt bậc của BIDV về lợi nhuận, cụ thể lợi nhuận trước thuế năm 2014 đạt 6.297 tỷ đồng, đến thời điểm năm 2018 đạt 9.472 tỷ đồng, tăng gần 45%. Nhiều năm liền BIDV duy trì nằm trong top 4 ngân hàng thương mại có mức lợi nhuận cao nhất toàn hệ thống ngân hàng. 

Chỉ tiêu201420152016201720182018/2014
Tổng tài sản650.340850.6701.006.4041.175.9171.313.037201%
Vốn chủ sở hữu33.27142.33544.14448.98554.551163%
Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu BIDV giai đoạn 2014 - 2018. Đơn vị: Tỷ đồng

Với phương châm hoạt động “chất lượng tăng trưởng bền vững -  hiệu quả - an toàn”, BIDV đã hoàn thành vượt mức, toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh qua các năm cả về số lượng và chất lượng như chỉ tiêu về tổng tài sản, tổng nguồn vốn, lợi nhuận ròng, lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)... Điều này đã tạo nền móng và cơ sở vững chắc cho việc thực hiện kế hoạch chiến lược giai đoạn 2017-2020, với mục tiêu nâng cao sức cạnh tranh, tăng cường năng lực tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế của ngân hàng hiện đại.                                    

ROA của BIDV giai đoạn 2014 – 2018. Đơn vị: %

Trong giai đoạn 2014 - 2018, BIDV có sự tăng trưởng vượt bậc về quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu. Năm 2014, tổng tài sản của BIDV là 650.340 tỷ đồng thì đến thời điểm cuối năm 2018 đã tăng lên 1.313.037 tỷ đồng, tương đương mức tăng 102%. Tương tự là sự gia tăng vượt bậc của vốn chủ sở hữu, từ 33.271 tỷ đồng năm 2014 lên 54.551 tỷ đồng năm 2018. Trong giai đoạn này, ghi nhận sự thay đổi lớn của BIDV là tại thời điểm năm 2015, khi BIDV thực hiện sát nhập Ngân hàng TMCP Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB) vào BIDV, nâng tổng tài sản lên mức 1.006.404 tỷ đồng, là ngân hàng đầu tiên đạt tổng tài sản ở mức triệu tỷ đồng.

- Thu lãi treo đạt 2.220 tỷ đồng, tăng gần 400 tỷ đồng.

- Thu ròng từ hoạt động đầu tư góp vốn đạt 1.149 tỷ đồng, trong đó phần thu nhập đột biến từ thoái vốn BLC là 640 tỷ.

- Thu kinh doanh chứng khoán nợ đạt 686 tỷ đồng, trong đó 300 tỷ thu nhập là từ hiện thực hóa trái phiếu.

- Chi phí quản lý được kiểm soát và tiết giảm tối đa trên cơ sở quản trị tài chính theo hướng đổi mới, gắn chặt việc sử dụng chi phí hiệu quả: tổng chi phí hoạt động là 14.442 tỷ đồng, tiết kiệm trên 1.100 tỷ so với kế hoạch; tỷ lệ chi phí hoạt động/tổng thu nhập là 37% (giảm mạnh so với mức 44,8% năm 2017), mức thấp nhất từ trước tới nay, thấp hơn so với VCB và CTG.

- Những kết quả tích cực được phản ánh vào thị giá cổ phiếu BID: tăng trưởng ấn tượng 85,3% so với đầu năm; thanh khoản luôn duy trì ở mức cao, trung bình 3,2 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 129% so với năm 2017. Đáng chú ý là giao dịch của khối ngoại khá sôi động với tổng khối lượng giao dịch mua ròng hơn 33,5 triệu cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài hiện chiếm 2,35%, tăng 79% so với đầu năm. 

Biến động cổ phiếu BIDV thời điểm phát hành đến nay. Đơn vị: Việt Nam Đồng

Lãi suất tiết kiệm

(Từ cao đến thấp)
Tại quầyOnline
Kỳ hạn (tháng)
1
3
6
9
12
(Đơn vị: %/năm)Xem toàn bộ

Lãi suất vay

(Từ thấp đến cao)
Ngân hàng
Lãi suất
Thời gian ưu đãi
(Đơn vị: %)Xem toàn bộ

xosovietlott.net

Power 6/55

Mỗi 18h thứ 3,5,7

38.396.133.300 VNĐ

Mega 6/45

Mỗi 18h thứ 4,6 và chủ nhật

66.844.435.000 VNĐ

Max 3D

Mỗi 18h thứ 2,4,6

1.000.000.000 VNĐ

Max 4D

Mỗi 18h thứ 3,5,7

15.000.000 VNĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM