VNREBATES

Danh sách các sàn Forex lừa đảo và bị bắt tại Việt Nam

17.10.2022, 17:49 14 phút đọc

Thị trường ngoại hối (Forex) có khối lượng giao dịch vô cùng lớn, lên đến hàng tỷ đô la mỗi ngày. Hiện nay, có rất nhiều sàn Forex lừa đảo xuất hiện song song với các sàn uy tín nhằm thu lợi bất chính từ việc lừa đảo khách hàng. Tuy rằng, bộ công an Việt Nam đã nhiều lần triệt phá và bắt nhiều đối tượng hoạt động sàn lừa đảo, nhưng vẫn rất khó phát hiện vì nó ngày càng tinh vi.    

Hiểu được điều đó, VnRebates sẽ chia sẻ  Danh sách các sàn Forex lừa đảo và bị bắt tại Việt Nam cũng như các dấu hiệu nhận biết nhằm giúp các nhà đầu tư, nhận biết, điểm mặt và phòng tránh các sàn lừa đảo.

Xem thêm:

5 dấu hiệu nhận biết các sàn Forex lừa đảo

Hiện nay, có rất nhiều sàn Forex “đội lốt” uy tín, phí giao dịch thấp, chia hoa hồng cao và thưởng nhiều. Đây đều là các chiêu trò dụ dỗ nhà đầu tư nhẹ dạ cả tin hoặc thiếu kinh nghiệm sẽ mắc bẫy và đánh cắp tiền của họ.

Các sàn Forex lừa đảo thường hoạt động rất tinh vi và khó để phát hiện, nhưng chúng sẽ có một số điểm khác biệt so với sàn uy tín. VnRebates sẽ chia sẻ 5 dấu hiệu nhận biết sàn Forex lừa đảo tại Việt Nam như sau:

  • Không có giấy phép hoạt động

Các sàn Forex uy tín được quản lý và cấp phép hoạt động bởi các cơ quan tài chính lớn như FCA, CySEC và ASIC là minh chứng chính xác nhất về độ tin cậy của sàn. Bởi vì để được cấp phép bởi các tổ chức tài chính trên là điều không hề dễ dàng. Broker buộc phải đáp ứng đủ những tiêu chí như ký quỹ tối thiểu, thời gian hoạt động tối thiểu, đảm bảo cơ chế tách biệt tài khoản và báo cáo kiểm toán hằng kỳ.

Một broker không có giấy phép hoạt động đầy đủ là dấu hiệu rõ nhất về độ thiếu an toàn của sàn. Tuy nhiên, một broker chưa được cấp phép không đồng nghĩa họ lừa đảo, có thể vì họ chưa đủ điều kiện được cấp phép. Tuy nhiên, VnRebates vẫn khuyến khích các trader nên chọn sàn Forex được cấp phép đầy đủ để an tâm giao dịch. 

Hiện nay,  có một số sàn lừa đảo bằng cách làm giấy phép giả, do đó, nhà đầu tư nên vào website của cơ quản quản lý để kiểm tra hoặc nhấp vào link giấy phép mà broker cung cấp tại trang chủ của sàn. Nếu không tìm thấy thông tin giấy phép thì chắc chắn đây là sàn lừa đảo. Xem chi tiết: Cách kiểm tra giấy phép sàn Forex

Không nên giao dịch tại sàn Forex lừa đảo, không có giấy phép hoạt động đầy đủ

Không nên giao dịch tại sàn không có giấy phép hoạt động đầy đủ (Nguồn: Internet)

  • Broker cam kết bao lời với lợi nhuận khủng

Các broker quảng bá dịch vụ giao dịch hộ hoặc tín hiệu robot với cam kết lợi nhuận khủng là các dấu hiệu của sàn lừa đảo. Bởi vì bản chất đầu tư ngoại hối luôn ẩn chứa nhiều rủi ro thua lỗ nên không có cá nhân, robot hoặc chiến lược nào chắc chắn tạo ra 100% lợi nhuận cả. 

Thực tế tại Việt Nam, rất nhiều IB (người môi giới) của các sàn lừa đảo sử dụng mạng xã hội để xây dựng hình ảnh trader chuyên nghiệp, khoe tiền, khoe nhà và thường xuyên chia sẻ đạo lý làm giàu nhằm chiêu mộ nhà đầu tư tham gia. Đây là hình thức lừa đảo rất phổ biến và xuất hiện thường xuyên, vì vậy các nhà đầu tư mới nên tỉnh táo và cẩn thận trước hình thức lừa đảo này.

Cam kết lợi nhuận khủng là dấu hiệu rõ nhất của sàn Forex lừa đảo

Cam kết lợi nhuận khủng là dấu hiệu rõ nhất của sàn lừa đảo (Nguồn: Internet)

  • Hệ thống giao dịch không đảm bảo, thường xuyên gặp lỗi

Hệ thống giao dịch là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định đến lợi nhuận trong mỗi lệnh của bạn. Một sàn Forex có hệ thống giao dịch không ổn định, chậm thanh khoản và thường xuyên gặp sự cố là những dấu hiệu cảnh báo sàn không an toàn. 

  • Quy trình nạp rút không minh bạch

Broker uy tín sẽ có quy trình nạp-rút minh bạch, nhanh chóng và tiền về trong ngày.Đồng thời sàn luôn có đội ngũ tư vấn viên hỗ trợ giải đáp các vấn đề liên quan đến nạp rút cho khách hàng 24/7. Có nhiều sàn lừa đảo sẽ thông báo yêu cầu nạp tiền vào số tài khoản cá nhân, sau đó đóng băng tài khoản khách hàng và không cho phép rút tiền.

Không thể rút tiền là dấu hiệu chuẩn nhất của sàn lừa đảo

Không thể rút tiền là dấu hiệu chuẩn nhất của sàn lừa đảo (Nguồn: Internet)

  • Phản hồi tiêu cực từ các trader

Nhà đầu tư nên tìm hiểu, xem xét các phản hồi, đánh giá broker trên báo đài, Google, Facebook, Twitter hoặc các trang thông tin chính thống khác. Một broker tốt sẽ được nhiều trader tin tưởng đánh giá tốt và ngược lại sàn lừa đảo sẽ có nhiều đánh giá tiêu cực. 

Tuy nhiên, thực trạng hiện nay có nhiều broker “cạnh tranh bẩn” bằng cách thuê các trader khác đánh giá xấu về đối thủ. Vì vậy, các nhà đầu tư cần kết hợp cả 5 dấu hiệu để xem xét và nhận biết sàn Forex lừa đảo chuẩn xác nhất. 

Tìm hiểu thêm: 

Tổng hợp 15 sàn Forex lừa đảo tại Việt Nam

Dưới đây là danh sách những sàn Forex lừa đảo đã bị bắt, bị truy tố hoặc đang có dấu hiệu lừa đảo tại Việt Nam mà các nhà đầu tư nên lưu ý. 

  1. Sàn Forex Multiply Markets
  • Sàn Multiple Markets bị phát hiện và bị bắt vì không có giấy phép hoạt động.
  • Không cung cấp tài khoản Demo.
  • Không có quy trình rút tiền.
  • hi phí giao dịch (phí hoa hồng, phí spread) cực kỳ cao. 
  1. Sàn Forex GG Trade
  • Sàn GG trade bị bắt vì tội giả mạo giấy phép FMA của New Zealand.
  • Dụ dỗ, lôi kéo trader thực hiện giao dịch ủy thác đầu tư nhằm thu lợi bất chính. 
  • Chính sách nạp rút tiền không rõ ràng, có nhiều điểm bất thường.
  1. Sàn ECN Capital 
  • ECN Capital bị truy tố vì bị nhiều cơ quan như CySEC, FINMA và FMA New Zealand cảnh báo lừa đảo nhiều lần.
  • Công bố thông tin sai sự thật.
  • Thu phí rút tiền quá cao, và không cho khách hàng rút tiền.
  1. Sàn Blue Trading 
  • Sàn Forex Blue Trading bị cơ quan tài chính FCA cảnh báo lừa đảo nhiều lần.
  • Bắt trader trả thêm nhiều khoản phí không có trong điều khoản.
  • Quá trình rút tiền khó khăn.
  1. Sàn Forex EU Capital
  • Bị cơ quan tài chính FCA cảnh báo lừa đảo nhiều lần.
  • Thường xuyên giãn spread, giam tiền nhà đầu tư.
  • Thường xuyên dụ dỗ trader nạp tiền ký quỹ ban đầu để giao dịch với số lượng lớn.
  1. Sàn OT Capital
  • OT Capital bị cảnh báo là giả danh và làm sai quy định bởi cơ quan ASIC. 
  • Không cho trader rút tiền.
  1. Sàn Forex GCE Capitals
  • Thường xuyên bị cảnh báo bởi tổ chức FCA.
  • Thiếu minh bạch, cung cấp thông tin không rõ ràng.
  1. Sàn Liber Forex
  • Làm giả mạo giấy phép của IFSC.
  • Hoạt động dưới hình thức lừa đảo như mô hình Ponzi.
  • Từng cam kết lợi nhuận khủng từ 16 – 20%/tháng để chiêu dụ nhà đầu tư.
  • Sàn Liber Forex đã bị cảnh báo bởi Bộ Công Thương Việt Nam.
  1. Sàn FXTrading Markets
  • Giả mạo thương hiệu sàn FXTM.
  • Giam tiền nhà đầu tư với lý do nâng cấp sàn.
  • Hoạt động theo mô hình BO.
  • Huy động vốn theo mô hình đa cấp.
  1. Sàn GCFX
  • GCFX bị Ngân hàng Thụy Sĩ Dukascopy cảnh báo lừa đảo.
  • Giả mạo giấy phép hoạt động của FINMA và FCA.
  • Chiêu dụ nhà đầu tư bằng lại khủng hơn 200%/tháng.
  1. Sàn TradeFTM 
  • Giấy phép hoạt động của sàn thiếu chính xác, kém uy tín.
  • Hình thức IB không chuyên nghiệp, mang tính “lùa gà”.
  • Mức nạp ký quỹ ban đầu rất cao.
  1. Sàn Novox
  • Chi phí rất cao và nhiều khoản phí vô lý.
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng rất tệ và hầu như không có.
  • Sản phẩm ít và thường xuyên bị lỗi giao dịch.
  1. Sàn Forex GICC FX
  • Không có giấy phép hoạt động.
  • Bị đánh giá tiêu cực về lừa đảo và gian lận.
  1. Sàn Samtrade FX
  •  Không có giấy phép hoạt động.
  • Chi phí rất cao và nhiều khoản phí vô lý.
  • Không hỗ trợ trực tuyến và hỗ trợ email còn rất hạn chế.
  1. Sàn FX Market
  • Không có giấy phép hoạt động.
  • Thông tin công bố trên Website thiếu chính xác, minh bạch.

>> Xem thêm:

Nên làm gì khi lỡ giao dịch tại các sàn Forex lừa đảo?

Trong trường hợp trader đã giao dịch trên một trong các sàn Forex lừa đảo trong danh sách trên thì đừng nên quá hoảng hốt, lo lắng mà trader nên thực hiện theo các điềusau đây.

Không bao giờ nạp thêm tiền

Một khi phát hiện Broker có dấu hiệu lừa đảo khi  thiếu minh bạch trong nạp rút tiền, không cho rút tiền,… thì nhà đầu tư tuyệt đối không nạp thêm tiền nữa. Trong trường hợp khẩn, trader có thể liên hệ công an hoặc cơ quan chính quyền địa phương để báo cáo về hành động lừa đảo không cho rút tiền của sàn.

Không nạp thêm tiền khi phát hiện lừa đảo

Không nạp thêm tiền khi phát hiện lừa đảo (Nguồn Internet)

Đừng cố gắng gỡ lỗ

Tâm lý gỡ lỗ, sợ mất tiền là điểm yếu “chí mạng” mà các sàn Forex lừa đảo muốn đánh vào tâm lý nhà đầu tư. Thông thường khi trader thua lỗ, sàn sẽ dụ dỗ nạp thêm tiền nhằm hỗ trợ trader gỡ vốn, nhưng thực chất đây là một chiêu trò lừa đảo nhằm lấy thêm nhiều tiền của bạn hơn. Chính vì thế, một khi bạn phát hiện lừa đảo thì hãy ngừng giao dịch ngay lập tức và đừng mong muốn gỡ lỗ.

Tuyệt đối không nạp tiền và gỡ lỗ khi gặp sàn Forex lừa đảo

Tuyệt đối không nạp tiền và gỡ lỗ (Nguồn: Internet)

Chấp nhận sự thật

Khi đã lỡ giao dịch trên sàn Forex lừa đảo thì bạn hãy nhanh chóng đóng toàn bộ lệnh và rút vốn ra nhanh nhất có thể. Việc làm này giúp đôi phần gỡ lại được ít vốn. 

Chia sẻ cho các trader khác để tránh gặp tình trạng tương tự

Hãy chia sẻ, lật tẩy chiêu trò lừa đảo, gian lận của Broker mà bạn biết để những người tiếp theo không trở thành “con mồi” của các sàn lừa đảo. Nhà đầu tư có thể sử dụng mạng xã hội, báo chí hoặc truyền miệng để cảnh báo mọi người về các sàn lừa đảo.

Hãy chia sẻ thông tin để mọi người tránh trường hợp tương tự

Hãy chia sẻ thông tin để tránh trường hợp tương tự (Nguồn: Internet)

Cách để tránh chọn phải sàn Forex lừa đảo

Kiểm tra thời gian thành lập và hoạt động của sàn Forex

Thị trường Forex cạnh tranh rất khốc liệt, vì thế, một Broker lừa đảo sẽ không thể tồn tại lâu và sẽ bị đảo thải nhanh chóng. Do đó, nhà đầu tư nên kiểm tra thời gian thành lập và hoạt động để chắc chắn độ tin cậy của sàn. 

Tuy nhiên, một số sàn Forex lừa đảo hiện nay sẽ khai gian thời gian hoạt động nên nhà đầu tư nên kết hợp với nhiều tiêu chí khác để khẳng định sàn lừa đảo. 

Kiểm tra giấy phép hoạt động

Như đã nêu trên, để được cấp phép hoạt động trên thị trường Forex rất khó vì phải đáp ứng đầy đủ nhiều tiêu chí khác nhau. Vì vậy, nhà đầu tư nên kiểm tra kỹ lưỡng giấy phép hoạt động, số giấy phép, tên cơ quan cấp và đối chiếu thực chứng trên Website của cơ quan quản lý. 

Một số giấy phép đáng tin cậy trên thế giới như NFA của Mỹ, FCA của Anh, ASIC của Úc, FIMNA của Thụy Sĩ, FSA của Nhật và một số giấy phép từ quốc đảo Síp là CySEC đều rất đáng tin cậy.

NFA, FCA, FSA, ASIC, FINMA, CySEC là các giấy phép uy tín hàng đầu

NFA, FCA, FSA, ASIC, FINMA, CySEC là các giấy phép uy tín hàng đầu (Nguồn: Internet)

Khả năng thanh khoản nạp/rút tiền

Sàn uy tín sẽ có tốc độ nạp – rút trong vòng 1 giờ đến 24 giờ. Những sàn Forex lừa đảo thường có tốc độ rút tiền nhiều hơn 1 ngày, do đó trader nên lưu ý điểm này để tránh mất tiền không mong muốn.

Tuy vậy, nhà đầu tư vẫn nên tìm hiểu kỹ chính sách nạp – rút của sàn, vì một số sàn uy tín có phương thức chuyển tiền quốc tế tốn thời gian khá lâu. Thêm nữa, trader nên cân nhắc thêm các khoản phí rút tiền vàtham khảo thêm mức độ hỗ trợ tư vấn của nhân viên sàn có nhanh chóng, kịp thời hay không. 

Tham khảo trader có kinh nghiệm

Tham khảo ý kiến các trader có kinh nghiệm là điều nên làm trước khi quyết định giao dịch tại sàn nàoi. Trader nên chọn những sàn mà nhiều pro-trader tin dùng vì đây là bảo chứng xác đáng cho sự uy tín và an toàn của sàn. Các bạn có thể lên các diễn đàn, mạng xã hội hoặc tham gia các buổi offline để nghe chia sẻ từ những trader chuyên nghiệp về sàn họ đang giao dịch.

Tham khảo ý kiến trader giúp chọn sàn tốt nhất

Tham khảo ý kiến trader giúp chọn sàn tốt nhất (Nguồn: Internet)

Cập nhật các thông tin chính thống

Nhiều sàn lừa đảo kê khai thông tin sai sự thật, giả mạo giấy tờ và không sử dụng thông tin chính thống nhằm mục đích “qua mặt” các trader mới bắt đầu. Vì thế, trader nên xem xét cả 5 tiêu chí này để xác minh xem đó có phải là sàn Forex lừa đảo hay không.

>> Có thể bạn quan tâm:

KẾT LUẬN 

Trong giao dịch Forex, việc lựa chọn một sàn ngoại hối tốt, uy tín và chất lượng là yếu tố tiên quyết quyết định đến sự thành công của mọi nhà đầu tư. Qua bài viết, VnRebates hy vọng các bạn có thể nhận biết các dấu hiệu các sàn Forex lừa đảo và cách phòng tránh khi gặp sàn lừa đảo. Chúc các nhà đầu tư giao dịch thành công.

VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.