Develop by: TopOnSeek Website: https://www.toponseek.com

Trang chủBảo hiểmCông ty bảo hiểm được ai cấp phép hoạt động?

Công ty bảo hiểm được ai cấp phép hoạt động?

author-image

Published 15/06/2021

0/5 - (0 bình chọn)
image-cover
icon-share-facebook
icon-share-twitter
icon-share-reddit
icon-share-linkedin
icon-share-pinterest

Để một công ty bảo hiểm hoạt động trên thị trường thì bắt buộc phải được cấp phép hoạt động. Chứng nhận này đảm bảo tính pháp lý cho công ty. Đồng thời, chứng nhận này cũng là yếu tố quan trọng để công ty bảo hiểm đảm bảo uy tín với khách hàng của mình.

Luật quy định ai cấp phép và quản lý hoạt động của các công ty bảo hiểm?

Việc cấp phép cho công ty bảo hiểm hoạt động được thực hiện theo quy định của pháp luật. Các công ty bảo hiểm phải đáp ứng đúng và đủ các điều kiện thì mới được cấp phép hoạt động. Vậy bảo hiểm nhân thọ là gì và được ai cấp phép hoạt động?

Cơ quan có quyền hạn cấp giấy phép và quản lý hoạt động công ty bảo hiểm

Theo quy định tại khoản 2, Điều 121 Luật Kinh doanh Bảo hiểm thì: “Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm”.

Theo quy định tại Điều 120, Luật Kinh doanh Bảo hiểm, nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm gồm:

  • Ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam.
  • Cấp và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.
  • Ban hành, phê chuẩn, hướng dẫn thực hiện quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm.
  • Áp dụng các biện pháp cần thiết để doanh nghiệp bảo hiểm bảo đảm các yêu cầu về tài chính và thực hiện những cam kết với bên mua bảo hiểm.
  • Tổ chức thông tin và dự báo tình hình thị trường bảo hiểm
  • Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm
  • Chấp thuận việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoạt động ở nước ngoài
  • Quản lý hoạt động của văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.
  • Tổ chức việc đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm.
  • Thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

Điều kiện thành lập công ty bảo hiểm

Các công ty bảo hiểm trước khi đăng ký cấp giấy phép kinh doanh bảo hiểm phải tự đánh giá điều kiện thành lập công ty bảo hiểm theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 73/2016/NĐ-CP.

Điều kiện chung

  1. Đối với tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn:
  • Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền và không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn;
  • Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
  • Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định phải bảo đảm vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp;
  • Trường hợp tổ chức tham gia góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán thì các tổ chức này phải bảo đảm duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định pháp luật chuyên ngành.

Điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm

  1. Đối với tổ chức nước ngoài:
  • Là doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam hoặc công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài ủy quyền để góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam;
  • Có ít nhất 7 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam;
  • Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
  • Không vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
  1. Đối với tổ chức Việt Nam:
  • Có tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

Điều kiện thành lập công ty cổ phần bảo hiểm

  • Có tối thiểu 02 cổ đông là tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này và 02 cổ đông này phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 20% số cổ phần của công ty cổ phần bảo hiểm dự kiến được thành lập;

Điều kiện thành lập chi nhánh nước ngoài

  • Chi nhánh nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.

Điều kiện thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam:

  • Có trụ sở chính tại quốc gia mà Việt Nam và quốc gia đó đã ký kết các điều ước quốc tế về thương mại, trong đó có thỏa thuận về thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đóng trụ sở chính đã ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác với Bộ Tài chính Việt Nam về quản lý, giám sát hoạt động của chi nhánh nước ngoài;
  • Có văn bản cam kết chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam;
  • Nguồn vốn thành lập chi nhánh nước ngoài phải là nguồn hợp pháp và không được sử dụng tiền vay hoặc nguồn ủy thác đầu tư dưới bất kỳ hình thức nào;
  • Có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và không có lỗ lũy kế đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

Hồ sơ xin cấp giấy phép của công ty bảo hiểm

Công ty bảo hiểm cần đảm bảo tính các của các hồ sơ xin cấp giấy phép. Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Đơn xin cấp giấy phép;
  • Phương án hoạt động 5 năm đầu;
  • Danh sách, lý lịch, các văn bằng được công chứng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành doanh nghiệp;
  • Mức vốn góp và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên; tình hình tài chính và những thông tin khác có liên quan đến các tổ chức, cá nhân đó;
  • Quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của loại sản phẩm bảo hiểm dự kiến kinh doanh;

Cần lưu ý:

  • Hồ sơ xin cấp giấy phép của doanh nghiệp bảo hiểm được lập thành 3 bộ trong đó có 1 bộ là bản chính, 2 bộ là bản sao.
  • Hồ sơ xin cấp giấy phép của doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được lập thành 3 bộ, mỗi bộ gồm 1 bản bằng tiếng Việt và 1 bản bằng tiếng Anh, có 1 bộ là bản chính, 2 bộ là bản sao.

Có các loại hình công ty bảo hiểm nào đang hoạt động tại Việt Nam

Tại Việt Nam, hiện có 04 loại hình công ty bảo hiểm đang hoạt động là:

  • Doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước
  • Công ty cổ phần bảo hiểm
  • Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài:
  • Doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh

Doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước

Đây là doanh nghiệp do Nhà nước thành lập, đầu tư vốn và quản lý với tư cách là người chủ sở hữu.Doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước là một pháp nhân kinh tế hoạt động theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật.

Việt Nam có 4 doanh nghiệp Nhà nước:

  • Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt).
  • Công ty Bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh).
  • Công ty Bảo hiểm Dầu khí (PVIC).
  • Công ty Tái bảo hiểm quốc gia (VINARE).

Công ty cổ phần bảo hiểm

Là loại doanh nghiệp do các cổ đông tham gia đóng góp vốn thông qua hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu và có trách nhiệm hữu hạn.

Việt Nam có 3 công ty cổ phần bảo hiểm là:

  • Công ty cổ phần Bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long)
  • Công ty cổ phần Petrolimex (PJICO).
  • Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI).

Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài:

Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà đầu tư nước ngoài do Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Vốn pháp định của Công ty 100% vốn nước ngoài tối thiểu phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với một số trường hợp đặc biệt, vốn pháp định có thể dưới 20% vốn đầu tư và phải được sự chấp nhận của Sở kế hoạch và Đầu tư.

Các doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam:

  • Sun Life Việt Nam.
  • AIA.
  • Manulife.
  • Prudential
  • FWD.
  • Cathay life

Doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh

Là doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở góp vốn của các bên (trong nước và ngoài nước). Chẳng hạn, của bên Việt Nam và bên nước ngoài. Vị trí các bên trong doanh nghiệp phụ thuộc mức vốn góp.

Việt Nam có những công ty bảo hiểm liên doanh hoạt động như sau:

  • Công ty liên doanh bảo hiểm quốc tế Việt Nam (V.I.A).
  • Công ty bảo hiểm Liên hiệp (U.I.C – United insurance Company of Việt Nam) .
  • Công ty Liên doanh môi giới bảo hiểm Aon – Inchinbrok.

Như vậy, công ty bảo hiểm được thành lập và chịu giám sát hoạt động bởi Bộ Tài Chính theo quy định. Những công ty bảo hiểm được cấp giấy phép hoạt động là đã đảm bảo đúng đủ các điều kiện quy định.

Lãi suất tiết kiệm

(Từ cao đến thấp)
Tại quầyOnline
Kỳ hạn (tháng)
1
3
6
9
12
(Đơn vị: %/năm)Xem toàn bộ

Lãi suất vay

(Từ thấp đến cao)
Ngân hàng
Lãi suất
Thời gian ưu đãi
(Đơn vị: %)Xem toàn bộ

xosovietlott.net

Power 6/55

Mỗi 18h thứ 3,5,7

38.396.133.300 VNĐ

Mega 6/45

Mỗi 18h thứ 4,6 và chủ nhật

66.844.435.000 VNĐ

Max 3D

Mỗi 18h thứ 2,4,6

1.000.000.000 VNĐ

Max 4D

Mỗi 18h thứ 3,5,7

15.000.000 VNĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM